Khả năng nảy mầm của các mẫu hạt giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 42 - 43)

Mẫu giống

Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ nảy mầm trong

phòng thí nghiệm (%)

Tỷ lệ nảy mầm ngoài đồng ruộng (%) HH1 77,20 73,00 HH2 63,00 62,20 HH3 79,20 75,00 LSD 0,05 4,24 4,56 CV (%) 4,00 8,50

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, hạt giống nảy mầm tốt và nhanh, trong đó mẫu HH3 có tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 79,2 %, sau đó là HH1 đạt 77,2%, mẫu HH2 đạt thấp nhất 63,0%. Khi tiến hành gieo trồng trên đồng ruộng thì tỷ lệ nảy mầm của hạt giống thấp hơn không đáng kể so với với thí nghiệm trong phòng (HH3 đạt 75,0%, HH1 đạt 73%, HH2 đạt 62,2%). Nguyên nhân là do trong thời gian gieo hạt nhiệt độ, môi trường khoảng 25-28%, độ ẩm khoảng 75% tương đương với nhiệt độ trong phòng. Cây mầm khỏe mạnh và tương đối đồng đều.

Hình 4.1. Tỷ lệ nảy mầm của hạt hồng hoa

Qua kết quả trên cho thấy hạt giống của cả 3 mẫu giống nhập nội đều có chất lượng tốt, hạt cho tỉ lệ nảy mầm tương đối cao. Thí nghiệm được bố trí với 5 lần nhắc lại nên đảm bảo tính chính xác trong khi tiến hành. Hồng hoa là loại hạt có khả năng nảy mầm đồng thời quá trình bảo quản hạt khi nhập về đảm bảo tốt nên không làm mất khả năng nảy mầm của hạt giống. Bên cạnh đó đối với thí nghiệm ngoài đồng ruộng hạt giống được gieo đúng thời vụ (tháng 10) nên điều kiện sinh thái thích hợp cho hạt nảy mầm, đối với thí nghiệm trong phòng các yếu tố ngoại cảnh tác động đến khả năng nảy mầm của hạt giống được duy trì ổn định và phù hợp với điều kiện của hạt nên tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt cao.

4.1.1.2. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống hồng hoa trồng tại Thanh Trì – Hà Nội

Thời gian sinh trưởng, phát triển là chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở để bố trí mùa vụ cũng như các biện pháp kỹ thuật thích hợp. Đánh giá thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của 3 mẫu giống hồng hoa được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở Bảng 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)