Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của 3 giống hồng hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 51)

Hình 4.7. Cụm hoa (a) và dược liệu hồng hoa khô (b)

Hồng hoa ngoài giá trị làm thuốc của cánh hoa thì hạt còn có giá trị dinh dưỡng rất lớn, mặt khác việc thu hạt giống có ý nghĩa lớn trong việc duy trì và phát triển nguồn giống trong nước. Chúng tôi tiến hành đánh giá ở một số chỉ tiêu về hạt giống và thu được kết quả như ở Bảng 4.7.

Giai đoạn hình thành quả của hồng hoa bị ảnh hưởng của tình hình sâu bệnh, cho nên mẫu HH1 là mẫu ít sâu bệnh cho kết quả cao nhất ở các chỉ tiêu số quả/cây, số hạt trên quả (20,76 quả/cây và 24,93 hạt/quả, tương ứng). Hai mẫu còn lại các chỉ tiêu này đạt thấp hơn, với HH3 có số hạt/ quả đạt thấp nhất 21,36 hạt/ quả.

Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng hạt giống hồng hoa

Mẫu giống

Chỉ tiêu theo dõi Số quả/ cây Số hạt/ quả Khối lượng

1000 hạt (g) Tỷ lệ nảy mầm (%) HH1 20,76 24,93 30,83 79,60 HH2 14,08 23, 63 34,16 75,00 HH3 14,23 21,36 37,16 78,20 LSD 0,05 2,38 2,76 1,84 1,76 CV (%) 10,0 8,1 6,7 4,6

Hình 4.8. Hạt giống của các mẫu hồng hoa: a. HH1; b. HH2; c. HH3

Tuy nhiên ở chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt có xu hướng khác hẳn so với các chỉ tiêu khác. Mẫu HH3 hạt thu được nhỏ hơn hẳn các mẫu còn lại với khối lượng 1000 hạt chỉ đạt 30,83 g, nhưng do sâu bệnh phá hoại ít nên hạt sáng, bóng hơn hẳn. Hai mẫu còn lại khối lượng 1000 hạt lớn hơn nhưng hạt có màu thâm, đen, Trong đó hạt của mẫu HH3 có khối lượng 1000 hạt đạt lớn nhất 37,16g.

Tỷ lệ nảy mầm của 3 mẫu theo đánh giá của chúng tôi giao động từ 75,00% đến 79,67%. Trong đó mẫu HH1 đạt cao nhất (79,60%). Tỷ lệ nảy mầm này là tương đương thậm chí cao hơn so với mẫu nhập ban đầu. Như vậy hồng hoa trồng tại Hà Nội có khả năng cho thu hạt làm giống phục vụ cho giai đoạn tiếp theo.

Qua kết quả xử lý thống kê ở tất cả các chỉ tiêu cho thấy thí nghiệm đảm bảo tính chính xác, số liệu đáng tin cậy.

Kết quả đánh giá về năng suất dược liệu và hạt giống cho thấy cả 3 mẫu nhập nội đều có khả năng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện Thanh Trì, Hà Nội. Trong đó mẫu HH1 là mẫu có tiềm năng nhất so với các mẫu còn lại. Mẫu có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đạt cao hơn hẳn. Sở dĩ có kết quả trên là do mẫu HH1 tỏ ra thích nghi với điều kiện sinh thái ở Hà Nội.

4.1.3. Nghiên cứu đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên các giống hồng hoa nhập nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội (vụ 2013-2014) nhập nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội (vụ 2013-2014)

Hồng hoa là cây trồng bị nhiều sâu bệnh phá hoại gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng dược liệu. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại hồng hoa thu được kết quả thể hiện như sau:

4.1.3.1. Thành phần sâu hại chính trên hồng hoa

Qua đánh giá cho thấy hồng hoa bị 3 loại sâu hại chính, các loài sâu hại xuất hiện ở các giai đoạn khác nhau của cây trồng và gây thiệt hại lớn trên ruộng thí nghiệm. Thành phần sâu hại được thể hiện ở bảng 4.8.

Sâu róm: Sâu róm chủ yếu ăn hại lá non và ngọn hồng hoa làm ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu quả của cây. Có 2 loại là sâu róm đỏ và sâu róm nâu, tuy nhiên mức độ gây hại tương đối nhẹ, xuất hiện rải rác nên chưa cần sử dụng biện pháp hóa học để trừ bệnh.

Hình 4.9. Sâu róm hại hồng hoa: a. Biểu hiện gây hại; b. Sâu róm đỏ; c. sâu róm

Bảng 4.8. Thành phần sâu hại trên hồng hoa

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Mức độ phổ biến HH1 HH2 HH3 1 Sâu khoang Spodoptera litura

Fabr Noctuidae ++ +++ +++

2 Sâu róm nâu Euproctis sp. Limantridae - + - 3 Sâu róm đỏ Porthesia

scintillans Walker Limantridae + + +

(-) : Rất ít gặp hay hiếm gặp, độ bắt gặp <5%; (+) : Ít gặp, độ bắt gặp từ trên 5% đến 20%; (++) : Gặp trung bình, độ bắt gặp từ trên 20 % đến 50%;

(+++) : Gặp nhiều, độ bắt gặp trên 50%.

Sâu khoang:

Triệu chứng gây hại: Sâu non tuổi nhỏ tập trung thành từng đám gặm biểu bì mặt dưới của lá. Sâu non tuổi lớn thì phân tán rải rác ăn thủng lá chỉ để lại gân, cắn trụi cành hoa, chui vào đục khoét nụ hoa, quả ăn hạt non. Quá trình gây hại của sâu khoang làm cây mất diện tích lá lớn, hiệu quả quang hợp giảm từ đó ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây (Hình 4.9).

Thời điểm gây hại: Sâu khoang là loài ưa điều kiện nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất để loài sự sinh trưởng và phát dục là 29 -30oC và độ ẩm không khí thích hợp trên 90%. Thời điểm sâu khoang gây hại mạnh vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 nhiệt độ cao kết hợp với mưa nhiều, cây hồng hoa bước vào giai đoạn hoa nở rộ

và hình thành hạt. Đây là thời điểm quan trọng cần phải phát hiện và phòng trừ kịp thời.

Trong 3 mẫu nghiên cứu đều bị sâu khoang phá hoại tương đối mạnh với mức độ gây hại ở mức độ bắt gặp trung bình và nhiều. Trong đó mẫu HH1 bị gây hại ở mức nhẹ nhất (mức trung bình). Như vậy sâu khoang là đối tượng gây thiệt hại lớn trong việc sản xuất dược liệu hồng hoa.

Hình 4.10. Sâu khoang hại hồng hoa: a. Sâu khoang; b. Biểu hiện gây hại trên hồng hoa

Ngoài ra trên ruộng thí nghiệm xuất hiện một số loại sâu phá hoại khác tuy nhiên mức độ gây hại không đáng kể.

4.1.3.2. Thành phần bệnh hại chính trên hồng hoa

Đánh giá thành phần bệnh hại chính trên hồng hoa chúng tôi thu được kết quả như ở Bảng 4.9.

Bảng 4.9. Thành phần bệnh hại chính trên hồng hoa

STT Tên bệnh Tác nhân gây

hại Bộ - họ

Mức độ phổ biến HH1 HH2 HH3 1 Héo xanh Ralstonia

soanacearum Pseudomonadaceae +++ +++ ++++ 2 Lở cổ rễ Rhizoctonia

solani Kuhn Ceratobasidiaceae ++ ++ +++ 3 Thối lá Botrytis cinerea Moniliaceae +++ +++ +++

(+) : rất ít phổ biến (< 10% cây hoặc lá bị bệnh); (++) : ít phổ biến (11– 25 % cây hoặc lá bị bệnh); (+++) : Phổ biến (26 – 50 % cây hoặc lá bị bệnh); (++++) : Rất phổ biến ( >50 % cây hoặc lá bị bệnh)

Bệnh héo xanh: Bệnh do Vi khuẩn Ralstonia soanacearum gây ra.

- Triệu chứng: Khi cây bị bệnh lá bị héo rũ, màu xanh tái. Bó mạch dẫn ở thân, cành, rễ bị biến màu nâu sẫm, trong đó chứa đầy dịch vi khuẩn nhầy dính. Khi cây bị bệnh nặng toàn cây héo khô. Bệnh gây hại nặng ở nhiệt độ 25 – 350C. Bệnh đặc biệt gây hại mạnh trong điều kiện mưa ẩm kéo dài. Trong quá trình sinh trưởng của hồng hoa bệnh gây hại mạnh ở giai đoạn cây trưởng thành, đã phân nhánh nên gây thiệt hại rất lớn đến cây trồng.

- Trên môi trường PSA khuẩn lạc tròn, bông, màu trắng kem.

Bệnh héo xanh là đối tượng gây hại chính trên hồng hoa, bệnh gây thiệt hại lớn làm cây chết nhanh. Trong 3 mẫu nghiên cứu chỉ có mẫu HH1, HH2 nhiễm bệnh ở mức độ trung bình (mức +++), mẫu còn lại nhiễm ở mức nặng nhất, khiến cây chết hàng loạt trên ruộng thí nghiệm. Đặc biệt trong điều kiện mưa ẩm bệnh dễ tái phát và gây hại.

Hình 4.11. Bệnh héo xanh: a. mẫu bệnh hại; b. Triệu chứng gây hại trên đồng ruộng Bệnh lở cổ rễ: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra

Triệu chứng: bệnh hại vào thời kỳ cây con mới mọc gây héo và chết cây con. Vết bệnh lúc đầu chỉ là một chấm nhỏ, màu đen ở phần gốc sau đó lan nhanh bao bọc xung quanh cổ rễ làm cổ rễ khô tóp lại, cây gục xuống và chết nhưng thân lá vẫn còn màu xanh. Bệnh gây hại nặng ở nhiệt độ 28-350C.

Đặc điểm của loại nấm này là sợi nấm mảnh dài, phân nhánh và có ngăn ở cuối cùng. Hạch nấm có màu nâu đến đen (Hình 4.12).

Hình 4.12. Sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn soi dưới kính hiển vi

Bệnh gây hại ở mức độ nhẹ và trung bình, trong đó chỉ có mẫu HH3 nhiễm bệnh ở mức trung bình (mức độ +++)

Bệnh thối lá: Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra

- Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ 9-240C. Bệnh xuất hiện và gây hại vào giai đoạn cây phân nhánh mạnh nên gây thiệt hại đáng kể đến cây trồng.

- Trên lá, bệnh thường xuất hiện từ đầu lá chét, sau đó lan theo gân chính vào phía trong và phát triển rộng, mô bị bệnh chết khô, có màu xám. Phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe có màu vàng nhạt

- Trên thân, cành vết bệnh lúc đầu là chấm nhỏ, màu nâu đen sau đó lan rộng gây thắt thân, cành; vết bệnh có màu xám, phần thân và cành phía trên vết bệnh bị héo dần và khô tóp.

- Đặc điểm của loài nấm này là cành bào tử phân sinh thon, có vách ngăn, trong suốt hoặc có màu xám, phía trên đầu cành phân nhánh không theo quy luật, tế bào ở đỉnh cành hơi phình. Bào tử phân sinh đơn bào, không màu hoặc màu nâu nhạt, hình trứng (Hình 4.13).

Cả 3 mẫu hồng hoa trồng tại Thanh Trì, Hà Nội đều bị thối lá và gây hại ở mức trung bình, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Qua kết quả cho thấy hồng hoa trồng tại Thanh Trì - Hà Nội bị một số loại sâu bệnh phá hoại gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Nhìn chung, trong số 3 giống đánh giá, chỉ có mẫu HH1 có khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn so với

hai mẫu còn lại. Đặc biệt mẫu HH3 là mẫu bị sâu bệnh phá hoại mạnh nhất dẫn đến cây sinh trưởng kém.

Hình 4.13. Bệnh thối lá: a, b. Triệu chứng gây hại; c. Hình ảnh sợi nấm chụp dưới kính hiển vi

4.1.4. Nghiên cứu đánh giá chất lượng dược liệu các mẫu giống hồng hoa nhập nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội nhập nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội

Trong 3 mẫu giống, mẫu HH3 cây sinh trưởng kém, sâu bệnh phá hoại nhiều, đồng thời trong quần thể cây có nhiều hình thái khác nhau. Do vậy mẫu HH3 không có tiềm năng để nghiên cứu chọn lọc giống. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng dược liệu hồng hoa được thực hiện ở 2 mẫu giống là HH1 và HH2, là 2 mẫu giống có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện sinh thái ở Hà Nội.

a b

4.1.4.1. Kết quả định tính dược liệu hồng hoa

Kết quả định tính hydroxysafflor yellow A và keampferol của dược liệu hồng hoa của các mẫu giống HH1, HH2 trong vụ thí nghiệm đầu tiên (vụ 2013- 2014) được trình bày trong Hình 4.14.

Kết quả trên cho thấy các các mẫu dược liệu hồng hoa đều đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV (2009) về chỉ tiêu định tính (so sánh với dược liệu đối chiếu). Ngoài ra, sắc ký đồ trên còn cho thấy sự có mặt của hai hoạt chất Kaempferol và Hydroxysafflor yellow A trong các mẫu thử, hai hoạt chất này đều được Dược điển Trung Quốc (2010) quy định là chất đánh dấu đối với dược liệu Hồng hoa. Đặc biệt, sắc ký đồ giữa các mẫu kiểm tra giống hệt nhau về vị trí và màu sắc của các vết chính, chứng tỏ các mẫu dược liệu Hồng hoa này có thành phần hóa học giống nhau. Từ các kết quả trên, cho thấy các mẫu dược liệu hồng hoa HH1 và HH2 đều đạt tiêu chuẩn của DĐVN IV và DĐTQ 2010 về chỉ tiêu định tính.

Hình 4.14. Sắc ký đồ TLC định tính mẫu dược liệu hồng hoa

Hình A: quan sát dưới ánh sáng UV 366 nm trước khi phun thuốc thử; Hình B: quan sát dưới ánh sáng UV 366 nm sau khi phun thuốc thử: 1, Dung dịch chuẩn Hydroxysafflor yellow A; 2, Mẫu chuẩn của Viện

dược liệu; 3, mẫu HH1; 4, mẫu HH2.

Hình C: quan sát dưới ánh sáng UV 366 nm, sau khi phun thuốc thử :1, Dung dịch chuẩn Kaempferol; 2,

Mẫu chuẩn của viện dược liệu; 3, mẫu HH1; 4, mẫu HH2.

4.1.4.2. Độ ẩm và tro toàn phần dược liệu hồng hoa

Quá trình kiểm tra độ ẩm và hàm lượng tro toàn phần của các mẫu dược liệu được tiến hành theo phương pháp được quy định trong chuyên luận hồng hoa

được so sánh với tiêu chuẩn đưa ra trong DĐVN IV (không quá 13,00 % đối với độ ẩm và không quá 15,00 % đối với chỉ tiêu hàm lượng tro toàn phần) và được trình bày trong Bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả phân tích độ ẩm và tro toàn phần của các mẫu dược liệu hồng hoa

Kí hiệu mẫu Độ ẩm Tro toàn phần Hàm lượng (%) Kết luận (so với DĐVN IV) (không quá 13,00 %) Hàm lượng (%)

Kết luận (so với DĐVN IV) (không

quá 15,00 %) HH1 12,05 ± 0,05 Đạt 13,89 ± 0,07 Đạt HH2 13,00 ± 0,05 Đạt 12,11 ± 0,05 Đạt

Từ kết quả trên, rút ra kết luận cả 2 mẫu dược liệu HH1, HH2 đều đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV (2009) về các chỉ tiêu độ ẩm và tro toàn phần. Độ ẩm của HH1 và HH2 lần lượt là 12,05% và 13,00 %, so với tiêu chuẩn của DĐVN IV (không quá 13,00%) thì thấy cả 2 mẫu này đều đạt. Xét ở chỉ tiêu hàm lượng tro toàn phần thì hàm lượng HH1 đạt 13,89 % cao hơn so với mức 12,11% ở HH2, nhưng so với tiêu chuẩn không quá 15% ở DĐVN IV thì cả 2 mẫu vẫn đạt tiêu chuẩn đề ra.

4.1.4.3. Định lượng Hydroxysafflor yellow A (HSFA) và Kaempferol

Hàm lượng HSFA có trong mẫu dược liệu được xác định bằng phương pháp HPLC theo Dược điển Trung Quốc (2010). Đại diện hình ảnh sắc ký đồ bằng phân tích HPLC của mẫu HH1 và HH2 như Hình 4.15.

Điều kiện phân tích cho thấy tín hiệu phân tích rõ ràng, pic của HSFA cân đối, sắc nhọn và tách tốt trên nền mẫu dược liệu. Vì vậy, phương pháp phân tích lựa chọn phù hợp để phân tích định lượng HSFA trong các mẫu dược liệu.

Tiếp theo, chúng tôi tiến hành xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc giữa nồng độ HSFA và giá trị diện tích pic. Quá trình phân tích được thực hiện với mẫu chất HSFA chuẩn (độ tinh khiết 97,0 %). Các mẫu phân tích trước khi tiêm vào hệ thống đều được lọc qua màng cellulose aetat 0,45 μm. Mỗi thí nghiệm được làm lặp lại 3 lần. Kết quả được biểu diễn trên Hình 4.16.

Hình 4.15. Sắc ký đồ HPLC phân tích HSFA trong mẫu dược liệu hồng hoa

1, mẫu HH1 (nồng độ là 7,978 mg mẫu thử/ 1 ml MeOH); 2, HH2 (nồng độ là 6,978 mg mẫu thử/ 1 ml MeOH); 3, mẫu đối chiếu Hydroxyl salfflor yellow A (độ tinh khiết P=97,0 %, nồng độ 0,11 mg/ml).

Nồng độ HSFA (mg/ml) Diện tích pic (S) 0,0011 259150 0,0055 612984 0,011 1230268 0,055 6192404 0,11 12724311

Từ kết quả trên cho thấy, phương trình đường chuẩn xác định hàm lượng HSFA là y = 108x + 4857 (R2 = 0,999), trong đó: x là nồng độ HSFA (mg/ml), y là giá trị diện tích pic.

Từ phương trình đường chuẩn trên, chúng tôi đã xác định hàm lượng HSFA có trong các mẫu thử dược liệu. Kết quả phân tích được biểu diễn trong Bảng 4.9.

Hàm lượng Kaempferol có trong mẫu dược liệu được xác định bằng phương pháp HPLC theo Dược điển Trung Quốc (2010). Đại diện hình ảnh sắc ký đồ bằng phân tích HPLC của mẫu HH1 và HH2 như Hình 4.17.

Hình 4.17. Sắc ký đồ HPLC phân tích Kaempferol trong mẫu dược liệu hồng hoa

1, Mẫu HH1 (nồng độ là 16,3248 mg mẫu thử/ 1 ml MeOH); 2, Mẫu HH (nồng độ là 14,8512 mg mẫu thử/ 1 ml MeOH); 3, Mẫu chuẩn Kaempferol (độ tinh khiết P=98,0 %, nồng độ 5 µg/ml).

Tiến hành xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc giữa nồng độ Kaempferol và giá trị diện tích pic. Quá trình phân tích được thực hiện với mẫu chất Kaempferol chuẩn (độ tinh khiết 97,0 %). Các mẫu phân tích trước khi tiêm

vào hệ thống đều được lọc qua màng cellulose aetat 0,45 μm. Mỗi thí nghiệm được làm lặp lại 3 lần. Kết quả được biểu diễn trên Hình 4.18

Từ kết quả trên cho thấy, phương trình đường chuẩn xác định hàm lượng kaempferol là y = 108x - 27512 (R2 = 0,999), trong đó: x là nồng độ kaempferol (mg/ml), y là giá trị diện tích pic.

Nồng độ kaempfero l (mg/ml) Diện tích pic (S) 0,002 275853 0,005 632649 0,01 1253270 0,02 2508588 0,05 6492401

Hình 4.18. Phương trình đường chuẩn xác định Kaempferol

Từ phương trình đường chuẩn trên, chúng tôi đã xác định hàm lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)