Đơn vị tính: cm Ngày theo dõi
sau trồng
Chiều cao cây (cm)
HH1 HH2 HH3 15 10,15 12,20 11,50 30 36,37 37,31 37,80 45 54,37 67,52 65,20 60 79,87 92,10 95,70 75 120,25 122,5 118,78 90 164,97 148,30 139,22
Chiều cao cây: Chiều cao cây ngoài chịu ảnh hưởng của giống còn ảnh hưởng bởi điều kiện canh tác. Trong cùng điều kiện chăm sóc thì sự chênh lệch chiều cao chủ yếu do đặc tính của giống. Số liệu ở Bảng 4.3 cho thấy mẫu HH1 có chiều cao tại thời điểm 90 ngày sau trồng là lớn nhất đạt 164,97 cm, theo sau đó là HH2 và HH3 với chiều cao lần lượt là 148,30 cm và 139,22 cm.
Hình 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao của các mẫu giống
Tuy nhiên qua Hình 4.2 ta thấy động thái tăng trưởng chiều cao của các giống là khác nhau ở các mẫu. Trong đó mẫu HH1 giai đoạn đầu cây có chiều cao tăng trưởng chậm nên thấp hơn so với các mẫu còn lại, nhưng đến giai đoạn 60 đến 90 ngày sau trồng cây có tốc độ tăng trưởng nhanh nên chiều cao cuối cùng đạt cao hơn so với các mẫu còn lại. Ngược lại với xu hướng trên là mẫu HH3, cây sinh trưởng mạnh trong giai đoạn đầu nhưng chậm lại ở giai đoạn sau nên chiều cao cuối cùng của cây đạt là thấp nhất.
Số nhánh cấp 1: Hồng hoa là cây có khả năng phân nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3. Nhánh cấp 1 mọc từ nách lá. Đây là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất dược liệu và hạt giống. Cây phân nhánh nhiều, số hoa trên cây tăng dẫn tới năng suất dược liệu và năng suất hạt cao hơn. Kết quả theo dõi động thái ra nhánh của các mẫu được thể hiện ở Bảng 4.4 và Hình 4.3.
Qua Bảng trên ta thấy các mẫu giống đều bắt đầu phân nhánh khá sớm tại thời điểm 30 ngày sau trồng, tuy nhiên số nhánh tại thời điểm này có sự khác biệt giữa các mẫu giống. Trong đó mẫu HH3 có số nhánh thấp nhất chỉ đạt 1,5 nhánh/cây, và cao nhất ở 2 mẫu còn lại với HH1 2,37 nhánh/cây và HH2 2,54 nhánh/cây.