Bản chất thụ phấn chéo thường xuyên của hồng hoa, tạo ra ưu thế lai cao cho hạt giống và năng suất hoa. Do có rất nhiều tính trạng thương mại quan trọng, hệ thống bất dục đực di truyền (GMS) và bất dục đực tế bào chất (CMS) nên hồng hoa thích hợp cho khai thác ưu thế lai. Các báo cáo về sự tồn tại của ưu thế lai cao cho năng suất hạt giống và những đặc điểm khác mong muốn ở hồng hoa đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu từ những năm 1970 để tìm kiếm các phương pháp đơn giản và dễ sử dụng sản xuất hạt giống lai có quy mô thương mại (Urie and Zimmer, 1970a; Karve et al., 1979). Việc phát hiện ra tính bất dục đực ở hồng hoa (Heaton and Knowles, 1980; Joshi et al., 1983; Ramachandram và Sujatha, 1991; Singh, 1996, 1997) và phát triển các dòng bất dục đực di truyền có các đặc điểm nông học trội ở Ấn Độ đã giúp phát triển các giống hồng hoa lai như DSH-129 và MKH-11 vào năm 1997, các giống hồng hoa lai đầu tiên không có gai như NARI-NH-1 năm 2001 và các giống lai có gai NARI-H-15 năm 2005. Các giống hồng hoa lai nói chung tăng 20-25% về năng suất hạt giống và sản lượng dầu so với giống đối chứng A-1. Ấn Độ là quốc gia duy nhất trên thế giới đã phát triển giống hồng hoa lai (Singh et al., 2003a).
khai thác để triển triển các giống lai. Tuy nhiên, các hệ thống bất dục đực được sử dụng cho phát triển giống lai ở Ấn Độ là hệ thống GMS. Các hệ thống GMS có sẵn của hồng hoa là đơn gen lặn và gen trội.