Các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng hạt giống hồng hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 52 - 54)

Mẫu giống

Chỉ tiêu theo dõi Số quả/ cây Số hạt/ quả Khối lượng

1000 hạt (g) Tỷ lệ nảy mầm (%) HH1 20,76 24,93 30,83 79,60 HH2 14,08 23, 63 34,16 75,00 HH3 14,23 21,36 37,16 78,20 LSD 0,05 2,38 2,76 1,84 1,76 CV (%) 10,0 8,1 6,7 4,6

Hình 4.8. Hạt giống của các mẫu hồng hoa: a. HH1; b. HH2; c. HH3

Tuy nhiên ở chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt có xu hướng khác hẳn so với các chỉ tiêu khác. Mẫu HH3 hạt thu được nhỏ hơn hẳn các mẫu còn lại với khối lượng 1000 hạt chỉ đạt 30,83 g, nhưng do sâu bệnh phá hoại ít nên hạt sáng, bóng hơn hẳn. Hai mẫu còn lại khối lượng 1000 hạt lớn hơn nhưng hạt có màu thâm, đen, Trong đó hạt của mẫu HH3 có khối lượng 1000 hạt đạt lớn nhất 37,16g.

Tỷ lệ nảy mầm của 3 mẫu theo đánh giá của chúng tôi giao động từ 75,00% đến 79,67%. Trong đó mẫu HH1 đạt cao nhất (79,60%). Tỷ lệ nảy mầm này là tương đương thậm chí cao hơn so với mẫu nhập ban đầu. Như vậy hồng hoa trồng tại Hà Nội có khả năng cho thu hạt làm giống phục vụ cho giai đoạn tiếp theo.

Qua kết quả xử lý thống kê ở tất cả các chỉ tiêu cho thấy thí nghiệm đảm bảo tính chính xác, số liệu đáng tin cậy.

Kết quả đánh giá về năng suất dược liệu và hạt giống cho thấy cả 3 mẫu nhập nội đều có khả năng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện Thanh Trì, Hà Nội. Trong đó mẫu HH1 là mẫu có tiềm năng nhất so với các mẫu còn lại. Mẫu có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đạt cao hơn hẳn. Sở dĩ có kết quả trên là do mẫu HH1 tỏ ra thích nghi với điều kiện sinh thái ở Hà Nội.

4.1.3. Nghiên cứu đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên các giống hồng hoa nhập nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội (vụ 2013-2014) nhập nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội (vụ 2013-2014)

Hồng hoa là cây trồng bị nhiều sâu bệnh phá hoại gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng dược liệu. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại hồng hoa thu được kết quả thể hiện như sau:

4.1.3.1. Thành phần sâu hại chính trên hồng hoa

Qua đánh giá cho thấy hồng hoa bị 3 loại sâu hại chính, các loài sâu hại xuất hiện ở các giai đoạn khác nhau của cây trồng và gây thiệt hại lớn trên ruộng thí nghiệm. Thành phần sâu hại được thể hiện ở bảng 4.8.

Sâu róm: Sâu róm chủ yếu ăn hại lá non và ngọn hồng hoa làm ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu quả của cây. Có 2 loại là sâu róm đỏ và sâu róm nâu, tuy nhiên mức độ gây hại tương đối nhẹ, xuất hiện rải rác nên chưa cần sử dụng biện pháp hóa học để trừ bệnh.

Hình 4.9. Sâu róm hại hồng hoa: a. Biểu hiện gây hại; b. Sâu róm đỏ; c. sâu róm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)