Nghiên cứu đánh giá chất lượng dược liệu các mẫu giống hồng hoa nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 58 - 64)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÁC MẪU GIỐNG

4.1.4. Nghiên cứu đánh giá chất lượng dược liệu các mẫu giống hồng hoa nhập

nhập nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội

Trong 3 mẫu giống, mẫu HH3 cây sinh trưởng kém, sâu bệnh phá hoại nhiều, đồng thời trong quần thể cây có nhiều hình thái khác nhau. Do vậy mẫu HH3 không có tiềm năng để nghiên cứu chọn lọc giống. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng dược liệu hồng hoa được thực hiện ở 2 mẫu giống là HH1 và HH2, là 2 mẫu giống có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện sinh thái ở Hà Nội.

a b

4.1.4.1. Kết quả định tính dược liệu hồng hoa

Kết quả định tính hydroxysafflor yellow A và keampferol của dược liệu hồng hoa của các mẫu giống HH1, HH2 trong vụ thí nghiệm đầu tiên (vụ 2013- 2014) được trình bày trong Hình 4.14.

Kết quả trên cho thấy các các mẫu dược liệu hồng hoa đều đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV (2009) về chỉ tiêu định tính (so sánh với dược liệu đối chiếu). Ngoài ra, sắc ký đồ trên còn cho thấy sự có mặt của hai hoạt chất Kaempferol và Hydroxysafflor yellow A trong các mẫu thử, hai hoạt chất này đều được Dược điển Trung Quốc (2010) quy định là chất đánh dấu đối với dược liệu Hồng hoa. Đặc biệt, sắc ký đồ giữa các mẫu kiểm tra giống hệt nhau về vị trí và màu sắc của các vết chính, chứng tỏ các mẫu dược liệu Hồng hoa này có thành phần hóa học giống nhau. Từ các kết quả trên, cho thấy các mẫu dược liệu hồng hoa HH1 và HH2 đều đạt tiêu chuẩn của DĐVN IV và DĐTQ 2010 về chỉ tiêu định tính.

Hình 4.14. Sắc ký đồ TLC định tính mẫu dược liệu hồng hoa

Hình A: quan sát dưới ánh sáng UV 366 nm trước khi phun thuốc thử; Hình B: quan sát dưới ánh sáng UV 366 nm sau khi phun thuốc thử: 1, Dung dịch chuẩn Hydroxysafflor yellow A; 2, Mẫu chuẩn của Viện

dược liệu; 3, mẫu HH1; 4, mẫu HH2.

Hình C: quan sát dưới ánh sáng UV 366 nm, sau khi phun thuốc thử :1, Dung dịch chuẩn Kaempferol; 2,

Mẫu chuẩn của viện dược liệu; 3, mẫu HH1; 4, mẫu HH2.

4.1.4.2. Độ ẩm và tro toàn phần dược liệu hồng hoa

Quá trình kiểm tra độ ẩm và hàm lượng tro toàn phần của các mẫu dược liệu được tiến hành theo phương pháp được quy định trong chuyên luận hồng hoa

được so sánh với tiêu chuẩn đưa ra trong DĐVN IV (không quá 13,00 % đối với độ ẩm và không quá 15,00 % đối với chỉ tiêu hàm lượng tro toàn phần) và được trình bày trong Bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả phân tích độ ẩm và tro toàn phần của các mẫu dược liệu hồng hoa

Kí hiệu mẫu Độ ẩm Tro toàn phần Hàm lượng (%) Kết luận (so với DĐVN IV) (không quá 13,00 %) Hàm lượng (%)

Kết luận (so với DĐVN IV) (không

quá 15,00 %) HH1 12,05 ± 0,05 Đạt 13,89 ± 0,07 Đạt HH2 13,00 ± 0,05 Đạt 12,11 ± 0,05 Đạt

Từ kết quả trên, rút ra kết luận cả 2 mẫu dược liệu HH1, HH2 đều đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV (2009) về các chỉ tiêu độ ẩm và tro toàn phần. Độ ẩm của HH1 và HH2 lần lượt là 12,05% và 13,00 %, so với tiêu chuẩn của DĐVN IV (không quá 13,00%) thì thấy cả 2 mẫu này đều đạt. Xét ở chỉ tiêu hàm lượng tro toàn phần thì hàm lượng HH1 đạt 13,89 % cao hơn so với mức 12,11% ở HH2, nhưng so với tiêu chuẩn không quá 15% ở DĐVN IV thì cả 2 mẫu vẫn đạt tiêu chuẩn đề ra.

4.1.4.3. Định lượng Hydroxysafflor yellow A (HSFA) và Kaempferol

Hàm lượng HSFA có trong mẫu dược liệu được xác định bằng phương pháp HPLC theo Dược điển Trung Quốc (2010). Đại diện hình ảnh sắc ký đồ bằng phân tích HPLC của mẫu HH1 và HH2 như Hình 4.15.

Điều kiện phân tích cho thấy tín hiệu phân tích rõ ràng, pic của HSFA cân đối, sắc nhọn và tách tốt trên nền mẫu dược liệu. Vì vậy, phương pháp phân tích lựa chọn phù hợp để phân tích định lượng HSFA trong các mẫu dược liệu.

Tiếp theo, chúng tôi tiến hành xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc giữa nồng độ HSFA và giá trị diện tích pic. Quá trình phân tích được thực hiện với mẫu chất HSFA chuẩn (độ tinh khiết 97,0 %). Các mẫu phân tích trước khi tiêm vào hệ thống đều được lọc qua màng cellulose aetat 0,45 μm. Mỗi thí nghiệm được làm lặp lại 3 lần. Kết quả được biểu diễn trên Hình 4.16.

Hình 4.15. Sắc ký đồ HPLC phân tích HSFA trong mẫu dược liệu hồng hoa

1, mẫu HH1 (nồng độ là 7,978 mg mẫu thử/ 1 ml MeOH); 2, HH2 (nồng độ là 6,978 mg mẫu thử/ 1 ml MeOH); 3, mẫu đối chiếu Hydroxyl salfflor yellow A (độ tinh khiết P=97,0 %, nồng độ 0,11 mg/ml).

Nồng độ HSFA (mg/ml) Diện tích pic (S) 0,0011 259150 0,0055 612984 0,011 1230268 0,055 6192404 0,11 12724311

Từ kết quả trên cho thấy, phương trình đường chuẩn xác định hàm lượng HSFA là y = 108x + 4857 (R2 = 0,999), trong đó: x là nồng độ HSFA (mg/ml), y là giá trị diện tích pic.

Từ phương trình đường chuẩn trên, chúng tôi đã xác định hàm lượng HSFA có trong các mẫu thử dược liệu. Kết quả phân tích được biểu diễn trong Bảng 4.9.

Hàm lượng Kaempferol có trong mẫu dược liệu được xác định bằng phương pháp HPLC theo Dược điển Trung Quốc (2010). Đại diện hình ảnh sắc ký đồ bằng phân tích HPLC của mẫu HH1 và HH2 như Hình 4.17.

Hình 4.17. Sắc ký đồ HPLC phân tích Kaempferol trong mẫu dược liệu hồng hoa

1, Mẫu HH1 (nồng độ là 16,3248 mg mẫu thử/ 1 ml MeOH); 2, Mẫu HH (nồng độ là 14,8512 mg mẫu thử/ 1 ml MeOH); 3, Mẫu chuẩn Kaempferol (độ tinh khiết P=98,0 %, nồng độ 5 µg/ml).

Tiến hành xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc giữa nồng độ Kaempferol và giá trị diện tích pic. Quá trình phân tích được thực hiện với mẫu chất Kaempferol chuẩn (độ tinh khiết 97,0 %). Các mẫu phân tích trước khi tiêm

vào hệ thống đều được lọc qua màng cellulose aetat 0,45 μm. Mỗi thí nghiệm được làm lặp lại 3 lần. Kết quả được biểu diễn trên Hình 4.18

Từ kết quả trên cho thấy, phương trình đường chuẩn xác định hàm lượng kaempferol là y = 108x - 27512 (R2 = 0,999), trong đó: x là nồng độ kaempferol (mg/ml), y là giá trị diện tích pic.

Nồng độ kaempfero l (mg/ml) Diện tích pic (S) 0,002 275853 0,005 632649 0,01 1253270 0,02 2508588 0,05 6492401

Hình 4.18. Phương trình đường chuẩn xác định Kaempferol

Từ phương trình đường chuẩn trên, chúng tôi đã xác định hàm lượng kaempferol có trong các mẫu thử HH. Kết quả phân tích được biểu diễn ở Bảng 4.11.

Bảng 4.11. Hàm lượng HSFA và Kaemferol trong mẫu dược liệu

Tên giống Hàm lượng HSFA (%) Hàm lượng HSFA trung bình (%) Hàm lượng Kaempferol (%) Hàm lượng Kaempferol trung bình (%) HH1 2,27 2,23 ± 0,04 0,053 0,053 ± 0,001 2,20 0,052 2,21 0,053 HH2 1,95 2,02 ± 0,05 0,036 0,038 ± 0,001 2,11 0,040 2,01 0,038

Trong chuyên luận HH, DĐVN IV không quy định chỉ tiêu định lượng mà chỉ dừng lại ở tiêu chí định tính, vì vậy không thể phản ánh chính xác chất lượng dược liệu hồng hoa. Dược điển Trung Quốc (2010) có quy định hàm lượng

HSFA không được thấp hơn 1,0 %, hàm lượng Kaempferol không được thấp hơn 0,05 %. Từ kết quả thu được, nhận xét thấy hàm lượng HSFA trong các mẫu dược liệu hồng hoa đều đạt theo tiêu chuẩn của DĐTQ 2010. Trong đó, mẫu HH1 có hàm lượng HSFA đạt 2,23 % cao hơn so với mẫu HH2 đạt 2,02 %. Như đã trình bày ở trên, HSFA là một hợp chất có hoạt tính sinh học cao, với các tác dụng như chống viêm, chống dị ứng, chống ưng thư và bảo vệ tim mạch ( Lim et al. 2007). Hơn nữa, HSFA (đặc trưng cho sắc tố vàng trong HH) được DĐTQ (2010) quy định ở mức không thấp hơn 1,0 %, và được DĐVN IV quy định ở chỉ tiêu định tính (bằng phương pháp so màu sắc tố), điều này chứng tỏ HSFA là một thành phần quan trọng trong dược liệu hồng hoa, hàm lượng của nó được sử dụng làm chất chuẩn phản ánh chất lượng dược liệu hồng hoa như Dược điển Trung Quốc (2010) quy định.

Với hàm lượng Kaempferol đạt 0,53 % (mẫu HH1) đạt tiêu chuẩn DĐTQ 2010 về chỉ tiêu hàm lượng Kaempferol. Mẫu HH2 đạt 0,038 % chứng tỏ mẫu HH2 dược liệu này không đạt tiêu chuẩn DĐTQ (2010). Kaempferol là một flavonoid quen thuộc, với các tác dụng dược lý như làm tăng tuần hoàn máu, chống dị ứng, chống viêm,.. (Ligang et al., 2006). Tuy nhiên trong chuyên luận hồng hoa của DĐTQ (2010), Kaempferol được quy định với mức hàm lượng là không thấp hơn 0,05%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)