Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 42 - 53)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÁC MẪU GIỐNG

4.1.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống

giống hồng hoa nhập nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội (vụ 2013-2014)

4.1.1.1. Đánh giá tỷ lệ hạt nảy mầm của các giống

Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hạt giống. Chúng tôi tiến hành đánh giá tỷ lệ nảy mầm của hạt giống trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 25oC và trong điều kiện ngoài đồng ruộng trong mùa vụ thích hợp. Hạt giống nảy mầm trong điều kiện phòng thí nghiệm được thể hiện trong Hình 4.1. Kết quả đánh giá khả năng nảy mầm của hạt giống được thể hiện ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Khả năng nảy mầm của các mẫu hạt giống

Mẫu giống

Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ nảy mầm trong

phòng thí nghiệm (%)

Tỷ lệ nảy mầm ngoài đồng ruộng (%) HH1 77,20 73,00 HH2 63,00 62,20 HH3 79,20 75,00 LSD 0,05 4,24 4,56 CV (%) 4,00 8,50

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, hạt giống nảy mầm tốt và nhanh, trong đó mẫu HH3 có tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 79,2 %, sau đó là HH1 đạt 77,2%, mẫu HH2 đạt thấp nhất 63,0%. Khi tiến hành gieo trồng trên đồng ruộng thì tỷ lệ nảy mầm của hạt giống thấp hơn không đáng kể so với với thí nghiệm trong phòng (HH3 đạt 75,0%, HH1 đạt 73%, HH2 đạt 62,2%). Nguyên nhân là do trong thời gian gieo hạt nhiệt độ, môi trường khoảng 25-28%, độ ẩm khoảng 75% tương đương với nhiệt độ trong phòng. Cây mầm khỏe mạnh và tương đối đồng đều.

Hình 4.1. Tỷ lệ nảy mầm của hạt hồng hoa

Qua kết quả trên cho thấy hạt giống của cả 3 mẫu giống nhập nội đều có chất lượng tốt, hạt cho tỉ lệ nảy mầm tương đối cao. Thí nghiệm được bố trí với 5 lần nhắc lại nên đảm bảo tính chính xác trong khi tiến hành. Hồng hoa là loại hạt có khả năng nảy mầm đồng thời quá trình bảo quản hạt khi nhập về đảm bảo tốt nên không làm mất khả năng nảy mầm của hạt giống. Bên cạnh đó đối với thí nghiệm ngoài đồng ruộng hạt giống được gieo đúng thời vụ (tháng 10) nên điều kiện sinh thái thích hợp cho hạt nảy mầm, đối với thí nghiệm trong phòng các yếu tố ngoại cảnh tác động đến khả năng nảy mầm của hạt giống được duy trì ổn định và phù hợp với điều kiện của hạt nên tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt cao.

4.1.1.2. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống hồng hoa trồng tại Thanh Trì – Hà Nội

Thời gian sinh trưởng, phát triển là chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở để bố trí mùa vụ cũng như các biện pháp kỹ thuật thích hợp. Đánh giá thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của 3 mẫu giống hồng hoa được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống hồng hoa

Mẫu giống Thời gian từ gieo đến thời điểm theo dõi (ngày) Nảy mầm Ra lá thật Ra hoa 50% Thu hoạch dược liệu Thu hoạch hạt HH1 5 9 125 150 175 HH2 5 10 115 143 164 HH3 4 9 112 135 155

Qua Bảng 4.2 ta thấy hạt của các mẫu giống hồng hoa nảy mầm khá nhanh sau gieo với thời gian nảy mầm khoảng 4 hoặc 5 ngày. Hạt nảy mầm nhanh và cây mầm khỏe mạnh, do vậy có thể gieo trực tiếp hồng hoa trên ruộng không cần qua giai đoạn vườn ươm. Sau gieo 9 - 10 ngày cây bắt đầu ra lá thật. Giai đoạn đầu giữa 3 mẫu giống không có sự khác biệt đáng kể về thời gian sinh trưởng, tuy nhiên giai đoạn sau thời gian sinh trưởng của mẫu HH1 là dài nhất với 175 ngày từ gieo đến khi thu hoạch, và dài hơn 20 ngày so với mẫu có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (mẫu giống HH3 là 155 ngày).

Như vậy có sự khác nhau rõ rệt về thời gian sinh trưởng của 3 mẫu giống, trong điều kiện bố trí mùa vụ giống nhau thì mẫu HH1 có thời gian sinh trưởng dài nhất (175 ngày) sau đó là mẫu HH2 (164 ngày) và HH3 (155 ngày). Trong cùng điều kiện sinh thái thì sự khác biệt về thời gian sinh trưởng của các mẫu là do đặc điểm của từng mẫu. Mẫu HH1 là mẫu cần có khoảng thời gian dài để cây hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mình nên cây có thể tích lũy được nhiều chất và có tiềm năng tạo ra năng suất cao hơn. Tuy nhiên nếu thời gian sinh trưởng quá dài cần bố trí mùa vụ thích hợp để tránh điểm thu hoạch vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng dược liệu.

4.1.1.3. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của mẫu giống hồng hoa trồng tại Thanh Trì, Hà Nội

Để đánh giá khả năng thích nghi của các mẫu nhập nội về Việt Nam cần dựa vào các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của mẫu giống. Kết quả đánh giá ở một số chỉ tiêu sinh trưởng thể hiện ở các Bảng động thái tăng trưởng như sau.

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao của các mẫu giống

Đơn vị tính: cm Ngày theo dõi

sau trồng

Chiều cao cây (cm)

HH1 HH2 HH3 15 10,15 12,20 11,50 30 36,37 37,31 37,80 45 54,37 67,52 65,20 60 79,87 92,10 95,70 75 120,25 122,5 118,78 90 164,97 148,30 139,22

Chiều cao cây: Chiều cao cây ngoài chịu ảnh hưởng của giống còn ảnh hưởng bởi điều kiện canh tác. Trong cùng điều kiện chăm sóc thì sự chênh lệch chiều cao chủ yếu do đặc tính của giống. Số liệu ở Bảng 4.3 cho thấy mẫu HH1 có chiều cao tại thời điểm 90 ngày sau trồng là lớn nhất đạt 164,97 cm, theo sau đó là HH2 và HH3 với chiều cao lần lượt là 148,30 cm và 139,22 cm.

Hình 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao của các mẫu giống

Tuy nhiên qua Hình 4.2 ta thấy động thái tăng trưởng chiều cao của các giống là khác nhau ở các mẫu. Trong đó mẫu HH1 giai đoạn đầu cây có chiều cao tăng trưởng chậm nên thấp hơn so với các mẫu còn lại, nhưng đến giai đoạn 60 đến 90 ngày sau trồng cây có tốc độ tăng trưởng nhanh nên chiều cao cuối cùng đạt cao hơn so với các mẫu còn lại. Ngược lại với xu hướng trên là mẫu HH3, cây sinh trưởng mạnh trong giai đoạn đầu nhưng chậm lại ở giai đoạn sau nên chiều cao cuối cùng của cây đạt là thấp nhất.

Số nhánh cấp 1: Hồng hoa là cây có khả năng phân nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3. Nhánh cấp 1 mọc từ nách lá. Đây là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất dược liệu và hạt giống. Cây phân nhánh nhiều, số hoa trên cây tăng dẫn tới năng suất dược liệu và năng suất hạt cao hơn. Kết quả theo dõi động thái ra nhánh của các mẫu được thể hiện ở Bảng 4.4 và Hình 4.3.

Qua Bảng trên ta thấy các mẫu giống đều bắt đầu phân nhánh khá sớm tại thời điểm 30 ngày sau trồng, tuy nhiên số nhánh tại thời điểm này có sự khác biệt giữa các mẫu giống. Trong đó mẫu HH3 có số nhánh thấp nhất chỉ đạt 1,5 nhánh/cây, và cao nhất ở 2 mẫu còn lại với HH1 2,37 nhánh/cây và HH2 2,54 nhánh/cây.

Bảng 4.4. Động thái ra nhánh của các mẫu giống

Đơn vị tính: Số nhánh/cây Ngày theo dõi

sau trồng Số nhánh HH1 HH2 HH3 15 0 0 0 30 2,37 2,54 1,50 45 7,47 6,78 6,70 60 9,26 9,02 8,53 75 11,26 12,67 11,50 90 14,90 13,33 11,97

Tốc độ ra nhánh của các mẫu giống được thể hiện rõ hơn qua đồ thị về động thái tăng trưởng số nhánh của các mẫu giống (Hình 4.3).

Qua đồ thị ta thấy mẫu HH1 có tốc độ tăng trưởng đồng đều ở các giai đoạn đầu và tăng mạnh ở giai đoạn cuối nên số nhánh tại thời điểm theo dõi cuối cùng đạt cao nhất 14,90 nhánh/cây. Hai mẫu còn lại tốc độ tăng ở giai đoạn đầu nhanh hơn so với giai đoạn cuối đồng thời số nhánh cuối cùng đạt thấp hơn hẳn so với mẫu HH1, với số nhánh cuối cùng của 2 mẫu lần lượt là 13,33 và 11,97 nhánh trên cây. Như vậy xét ở chỉ tiêu số nhánh thì mẫu HH1 có ưu điểm hơn so với 2 mẫu HH2 và HH3, đây là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.

Số lá: Số lá trên cây là chỉ tiêu đặc trưng của giống, qua bảng trên ta thấy thời điểm 15 ngày sau trồng là khi cây đã hồi xanh và bắt đầu sinh trưởng ổn định. Tại thời điểm này số lá của mẫu HH1 đạt cao nhất 8,57 lá và số lá của mẫu HH3 thấp nhất chỉ đạt 6,67 lá. Số lá cuối cùng trên cây của 3 mẫu cũng có sự khác biệt rõ rệt với 52,77 lá/cây (mẫu HH3), 55,0 lá/cây (mẫu HH1) đến 58,7 lá/ cây (mẫu HH3).

Bảng 4.5. Động thái ra lá của các mẫu giống

Đơn vị tính: Số lá/cây Ngày theo dõi sau

trồng Số lá HH1 HH2 HH3 15 8,57 7,25 6,67 30 15,43 15,78 16,67 45 26,17 26,52 27,50 60 38,47 42,05 45,23 75 50,23 54,63 47,47 90 55,00 58,07 52,77

Qua Hình 4.4 ta thấy mẫu HH3 là mẫu ra lá sớm và nhanh ở giai đoạn đầu và chậm lại ở giai đoạn cuối nên số lá cuối cùng theo dõi được đạt thấp nhất. Còn ở 2 mẫu HH1 và HH2 tốc độ ra lá nhanh nhất vào giai đoạn 45 đến 75 ngày sau trồng và chậm lại ở giai đoạn 75 đến 90 ngày sau trồng. Xét tương quan giữa chỉ tiêu chiều cao cây và số lá cho thấy giai đoạn mẫu HH1 có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhưng tốc độ ra lá nhanh vì vậy đặc điểm của HH1 trong giai đoạn này là đốt thân ngắn, các lá xếp sít nhau. Đến giai đoạn cuối khi tốc độ tăng chiều cao có sự vượt trội thì đốt thân của cây dài ra nhanh chóng. Đây là một đặc điểm đặc trưng của giống.

0 10 20 30 40 50 60 70 15 30 45 60 75 90 Số lá Ngày sau trồng HH1 HH2 HH3

Hình 4.4. Động thái ra lá của các mẫu giống

Hình 4.5. Hình thái lá của các mẫu hồng hoa: a. HH1, b. HH2, c. HH3

a b

Đặc biệt ở 3 mẫu giống này có sự khác biệt về hình thái lá, mẫu HH1 lá thuôn dài, lá phần thân dưới mép lá có răng cưa, lá phần thân trên trơn không có răng cưa, không xẻ thùy giai đoạn đầu các lá xếp sít nhau màu xanh đậm. Mẫu HH2 lá xẻ thùy sâu, các lá xếp thưa màu xanh nhạt. Đặc biệt mẫu HH3 có sự lẫn tạp giữa các kiểu hình nên lá có nhiều dạng lá, điều này cho thấy mẫu HH3 độ di hợp tử cao, kiểu hình phân lý nhiều, có thể đã bị lẫn giống đặc điểm này có thể gây khó khăn cho công tác chọn giống trong giai đoạn tiếp theo (Hình 4.5).

Qua các chỉ tiêu sinh trưởng của 3 mẫu ta có nhận xét chung mẫu HH1 có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với các mẫu còn lại, cây sinh trưởng khỏe, phân nhánh nhiều do đó có tiềm năng cho năng suất cao hơn so với 2 mẫu còn lại. Trong 3 mẫu trên ta cũng nhận thấy mẫu HH3 là mẫu có khả năng sinh trưởng kém và độ phân ly giống cao. Sở dĩ có kết quả trên là có thể là do mẫu HH3 thích nghi kém với điều kiện sinh thái ở Hà Nội đồng thời hạt giống khi nhập về không đồng nhất hoặc là hạt lai nên qua 1 vụ trồng trọt cây bị phân ly về hình dạng.

4.1.2. Nghiên cứu đánh giá khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất của các giống hồng hoa nhập nội trồng tại Thanh Trì – Hà Nội

Năng suất là mục tiêu cuối cùng của công tác chọn tạo giống nói chung và của sản xuất dược liệu nói riêng. Năng suất chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau: giống, thời vụ, các biện pháp kỹ thuật, để có năng suất cao cần biết rõ các yếu tố cấu thành năng suất từ đó có các biện pháp tác động thích hợp. Dược liệu của hồng hoa là cánh hoa, chúng tôi thu hoạch dược liệu khi các hoa đã chuyển từ mầu hồng sang màu đỏ cam theo dược điển Trung Quốc (2010) và Dược điển VN IV (2009), đây là thời điểm hoạt chất trong cánh hoa đạt cao nhất. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dược liệu được thể hiện ở Bảng 4.6.

Chỉ tiêu các yếu tố cấu thành năng suất được xét đến là số nhánh (đã được trình bày ở mục 4.1.1), số hoa/cây, năng suất cá thể.

Số hoa trên cây: Hồng hoa phân nhánh nhiều cấp và ra hoa trên đỉnh ngọn, số hoa/ cây quyết định trực tiếp năng suất dược liệu và hạt giống của cây trồng. Số hoa/cây của mẫu HH1 và HH2 đạt tương đương nhau (22,84 hoa/cây và 22,76 hoa/cây tương ứng), HH3 đạt thấp nhất (19,6 hoa/cây). Như vậy mẫu HH1 và HH2 là 2 mẫu có tiềm năng năng suất cao hơn so với mẫu HH3. Số hoa trên cây tỉ lệ thuận với số cành cấp 1 trên cây, cây phân nhánh càng nhiều thì có số lượng hoa càng nhiều.

Bảng 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dược liệu của các giống hồng hoa

Mẫu giống

Chỉ tiêu theo dõi

Số hoa TB/ cây Năng suất cá thể TB (g) Năng suất lý thuyết (kg/ha) Năng suất thực thu (kg/ha) HH1 22,84 1,85 108,03 62,50 HH2 22,76 1,29 75,25 49,08 HH3 19,60 1,07 62,41 20,15 LSD 0,05 1,87 0,18 4,01 5,15 CV (%) 6,90 8,80 6,20 8,90

Năng suất cá thể: Dược liệu hồng hoa là cánh hoa được thu khi cánh hoa đã chuyển từ vàng sang đỏ. Dược liệu hồng hoa tương đối nhỏ và nhẹ nên năng suất thu được mỗi cá thể tương đối ít. Trong 3 mẫu theo dõi, mẫu HH1 có năng suất cá thể đạt cao nhất 1,85 g/cây và cao hơn hẳn so với 2 mẫu còn lại (HH2 đạt 1,29 g và HH3 đạt 1,07 g). Năng suất cá thể của HH1 cao nhất là do số cánh hoa thu được/bông lớn hơn 2 mẫu còn lại, đồng thời HH1 ít bị sâu bệnh phá hoại. Như vậy mẫu HH1 là mẫu có ưu điểm nổi trội về chỉ tiêu năng suất cá thể.

Năng suất lý thuyết: Chỉ tiêu năng suất lý thuyết được tính dựa năng suất cá thể thu được và mật độ cây trồng. Do cả 3 mẫu giống đều được trồng với mật độ như nhau là 30 x 40 cm nên năng suất lý thuyết phụ thuộc vào năng suất cá thể của từng mẫu. Mẫu HH1 có năng suất cá thể thu được lớn nhất nên năng suất lý thuyết trên 1ha đạt lớn nhất 108,03 kg/ha. Hai mẫu còn lại có năng suất lý thuyết tương nhau và chỉ đạt ở mức thấp 75,25 kg/ha và 62,41 kg/ha (Bảng 4.6, Hình 4.6). So kết quả thu được với số liệu về năng suất dược liệu hồng hoa ở Ấn Độ (90 – 130 kg/ha), Trung Quốc (130- 150 kg/ha) có thể thấy năng suất lý thuyết ở Việt Nam thấp hơn so với 2 nước trên, nhưng do các mẫu mới được nhập nội về Việt Nam và đang đánh giá khả năng thích nghi nên kết quả cho thấy các mẫu giống hoàn toàn có tiềm năng sản xuất dược liệu tại Việt Nam.

Năng suất thực thu: Năng suất thực thu được tính dựa trên khối lượng thu được trên một ô thí nghiệm. Qua kết quả ở Bảng 4.6 cho thấy năng suất thực thu của cả 3 mẫu thấp hơn nhiều so với năng suất lý thuyết. Sở dĩ có kết quả trên là do tình hình sâu bệnh hại đã ảnh hưởng mật độ cây trồng còn lại trên đồng ruộng, tỷ lệ cây còn sống và cho thu hoạch dược liệu còn lại thấp nên năng suất thực thu giảm rõ rệt. Vì vậy thách thức đặt ra đối với việc sản xuất dược liệu hồng hoa trong nước là cần tìm các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cũng như chọn giống chống chịu sâu bệnh hại. Hình ảnh cụm hoa và dược liệu hồng hoa khô giống HH1 được thể hiện trong Hình 4.6.

Hình 4.6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của 3 giống hồng hoa

Hình 4.7. Cụm hoa (a) và dược liệu hồng hoa khô (b)

Hồng hoa ngoài giá trị làm thuốc của cánh hoa thì hạt còn có giá trị dinh dưỡng rất lớn, mặt khác việc thu hạt giống có ý nghĩa lớn trong việc duy trì và phát triển nguồn giống trong nước. Chúng tôi tiến hành đánh giá ở một số chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)