NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC GIỐNG HỒNG HOA CÓ TIỀM NĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 64 - 73)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC GIỐNG HỒNG HOA CÓ TIỀM NĂNG

NĂNG SUẤT, ĐẠT CHẤT LƯỢNG THEO DƯỢC ĐIỂN VÀ THÍCH HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN SINH THÁI MIỀN BẮC

Căn cứ vào kết quả đánh giá về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh có thể thấy mẫu giống HH1 có tiềm năng để sản xuất dược liệu hồng hoa trong nước. HH1 có các nông sinh học, năng suất dược liệu ưu điểm nổi trội hơn so với các mẫu còn lại. Ngoài ra, dược liệu của giống HH1 đạt tiêu chuẩn Dược điển Trung Quốc (2010) quy định. Mẫu giống HH2 có chất lượng dược liệu không đạt chuẩn theo Dược điển. Mẫu giống HH3 có khả năng thích nghi kém. Đặc biệt mẫu HH1 có khả năng chống chịu bệnh héo xanh khá cao trong vụ 2013-2014. Như vậy, từ các ưu điểm trên, mẫu giống HH1 có thể được tuyển chọn và sử dụng làm vật liệu để tiếp tục chọn lọc giống trong các thế hệ tiếp theo (vụ 2014-2015 và vụ 2015-2016).

Kết quả đánh giá về khả năng sinh trưởng, phát triển của giống HH1 được thể hiện trong Bảng 4.12.

Trong vụ thứ nhất (2013-2014), giống HH có thời gian sinh trưởng là 175 ngày, chiều cao cây trung bình đạt 164,97 cm, số nhánh/cây đạt 14,9. Trong vụ thứ nhất các cây sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận, bông hoa to, nhiều hoa, có hình thái giống nhau được thu thập hạt giống cho chọn lọc vụ tiếp theo. Trong vụ thứ 2 (201-2015), giống HH1 tiếp tục được đánh giá về sinh trưởng, phát triển, phản ứng của sâu bệnh và khả năng thích nghi với khí hậu. Các cây ưu tú có hình thái giống nhau tiếp tục được chọn lọc, hạt giống được thu thập cho chọn lọc vụ 3.

Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của HH1 trong các năm chọn lọc

Năm theo dõi

Chỉ tiêu theo dõi Thời gian sinh

trưởng (ngày)

Chiều cao cây

TB/cây (cm) Số nhánh TB/cây Vụ thứ 2 (2014-2015) 168 162,67 18,26 Vụ thứ 3 (2015-2016) 170 168,57 21,16 LSD 0,05 - 3,65 4,32 CV (%) - 10,5 6,2

Trong vụ 2 và 3 tiếp theo chúng tôi tiếp tục tiến hành đánh giá ở các chỉ tiêu sinh trưởng, kết quả cho thấy cây sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng tương đương nhau (168-170 ngày), chiều cao cây đạt ở mức trung bình là 162,67 cm trong vụ thứ 2 và 168,57 cm trong vụ thứ 3, so với vụ thứ nhất là 164,97 cm. Đặc biệt ở chỉ tiêu số nhánh trên cây đạt khá lớn với 18,26 nhánh trên cây ở vụ 2 và 21,16 nhánh trên cây ở vụ thứ 3, tăng so với vụ thứ nhất là 14,9 nhánh/cây.

Giai đoạn tiếp theo do khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái tại Thanh Trì, Hà Nội và quá trình chọn lọc, HH1 sinh trưởng tốt hơn, các yếu tố cấu thành năng suất đều đạt cao hơn so với vụ thứ 1 đánh giá. Trong đó năng suất lý thuyết đã tăng từ 108,03 kg/ha trong vụ 1, lên 112,43 kg trong vụ 2 và

115,73 kg/ha ở vụ chọn lọc thứ 3. Năng suất thực thu của mẫu HH1 trong 2 vụ chọn lọc cũng có sự tăng đáng kể so với vụ thứ 1 (75,03 kg/ha vụ thứ 2 và 78,06 kg/ha ở vụ thứ 3) Các chỉ tiêu số quả/cây, số hạt chắc trên quả và khối lượng nghìn hạt đều tăng hơn, trong vụ tiếp theo. Kết quả đánh giá được thể hiện ở Bảng 4.13.

Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu về năng suất của HH1

Năm

Chỉ tiêu theo dõi Khối lượng 1000 hạt (g) Số hoa/cây Số quả/cây Số hạt chắc/quả NSLT dược liệu khô (kg/ha) NSTT dược liệu khô (kg/ha) Vụ thứ 2 33,43 32,73 30,46 28,57 112,43 75,03 Vụ thứ 3 34,01 34,51 30,36 27,90 115,73 78,06 LSD 0,05 3,35 2,62 0,65 3,53 4,73 12,80 CV (%) 5,90 7,30 8,60 9,60 8,20 9,80

Trong 2 vụ 2014-2015 và 2015-2016, trên đồng ruộng thí nghiệm vẫn xuất hiện các đối tượng sâu bệnh hại như trong vụ đầu đánh giá.

Qua theo dõi cho thấy mức độ bắt gặp và gây hại ít hơn so với năm đầu. Sâu hại chỉ xuất hiện 2 đối tượng gây hại chính là sâu khoang và sâu róm đỏ, mức độ gây hại chỉ ở mức nhẹ và có thể không cần dùng biện pháp hóa học để phòng trừ.

Bệnh hại trên hồng hoa trong 2 năm chọn lọc chỉ ở mức ít phổ biến và phổ biến, đây là các mức gây hại nhẹ có thể giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra bằng việc sử dụng một số loại thuốc hóa học đề trừ bệnh kịp thời. Bệnh gây hại nhiều là héo xanh ở năm thứ 2 và bênh thối là ở năm thứ 3 với mức độ gây hại ở mức phổ biến. Sở dĩ tỷ lệ bệnh thấp có thể do sau 1 thời gian trồng cây đã thích nghi với điều kiện sinh thái ở Hà Nội cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn nên có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, đồng thời quá trình chọn lọc đã giúp loại bỏ những cá thể mẫn cảm, giữ lại nhưng cá thể có tính chống chịu với sâu bệnh hại.

Bảng 4.14. Thành phần sâu bệnh hại chính trên HH1 trong các vụ chọn lọc tiếp theo

STT Tên Việt

Nam Tên khoa học Họ

Mức độ phổ biến Vụ 2 Vụ 3

I Sâu hại

1 Sâu khoang Spodoptera litura Fabr Noctuidae + + 2 Sâu róm đỏ Porthesia scintillans

Walker Limantridae + +

II Bệnh hại

1 Héo xanh Ralstonia soanacearum Pseudomonadaceae +++ ++ 2 Lở cổ rễ Rhizoctonia solani

Kuhn Ceratobasidiaceae ++ ++

3 Thối lá Botrytis cinerea Moniliaceae ++ +++

Phân cấp sâu hại: (-) : Rất ít gặp hay hiếm gặp, độ bắt gặp <5%; (+) : Ít gặp, độ bắt gặp từ trên 5% đến 20%; (++) : Gặp trung bình, độ bắt gặp từ trên 20 % đến 50%; (+++) : Gặp nhiều, độ bắt gặp trên 50%. Phân cấp bệnh hại: (+) : rất ít phổ biến (< 10% cây hoặc lá bị bệnh); (++) : ít phổ biến (11– 25 % cây hoặc lá bị bệnh); (+++) : Phổ biến (26 – 50 % cây hoặc lá bị bệnh); (++++) : Rất phổ biến ( >50 % cây

hoặc lá bị bệnh).

Trong 2 vụ chọn lọc cây sinh trưởng phát triển tốt qua các giai đoạn. Hình ảnh sinh trưởng và phát triển của hồng hoa qua các vụ trồng, đánh giá tuyển chọn và chọn lọc ở các giai đoạn khác nhau được thể hiện trong Hình 4.19. và Hình 4.20.

Hình 4.19. Hồng hoa giai đoạn cây con a. giai đoạn trong vườn ươm, b. cây con trên đồng ruộng

Hình 4.20. Các giai đoạn sinh trưởng của hồng hoa a,b. cây trưởng thành. e. Giai đoạn thu dược liệu

Hồng hoa là cây giao phấn nên để chọn lọc được giống hồng hoa theo mục tiêu năng suất, chất lượng, độ đồng đều của giống chúng tôi tiến hành áp dụng biện pháp chọn lọc hỗn hợp ở cây giao phấn, kiểu chọn lọc hỗn hợp âm tính, có nghĩa là trong quần thể gieo trồng tiến hành loại bỏ những cây xấu (cây có đặc điểm hình thái khác, cây có các chỉ tiêu sinh trưởng khác biệt lớn so với trung bình ruộng thí nghiệm, cây chống chịu kém với điều kiện sâu bệnh….) nhằm thu được quần thể đồng nhất. Để thực hiện được việc chọn lọc chúng tôi đã sơ bộ xây dựng được bảng mô tả hình thái các bộ phận của mẫu giống HH1 như ở Bảng 4.15. Đây là các đặc điểm đặc trưng cho mẫu HH1 và được sử dụng làm căn cứ để đánh giá và loại bỏ cây khác dạng trên ruộng thí nghiệm.

Bảng 4.15. Mô tả hình thái của mẫu HH1

STT Bộ phận Mô tả

1 Thân

- Thân thẳng, Phân nhánh nách lá và đỉnh, nhánh phân nhiều cấp.

- Thân và nhánh có hình tròn, nhẵn có màu xanh nhạt

2 Lá

- Lá mọc cách, không có cuống, ôm lấy thân

- Lá ở giữa thân và gần gốc có hình mác, mép lá có răng cưa.

- Lá ở phần trên thuôn dài, mép lá không có răng cưa.

3 Hoa

- Hoa mọc thành cụm tạo thành ngù. Tổng bao hình trứng gồm các lá bắc xếp thành 5 hàng

- Lá bắc ngoài dạng lá, thuôn nhọn.

- Lá bắc giữa chia làm 2 phần rõ rệt, phần dưới ôm lấy cụm hoa có dạng cong, màu xanh nhạt, phần trên xanh đậm hơn; lá bắc trong dạng mác hoặc thuôn dài, có màu xanh nhạt. - Tràng có phần dưới hợp dài 1,5-2 cm, phần trên xẻ 5 thùy dài 0,5-0,7cm; màu sắc hoa ban đầu có màu vàng sau chuyển dần sang đỏ.

4 Quả

Quả bế hình trứng vở trơn nhẵn, có màu trắng. Quả có 4 mấu lồi. Vỏ quả cứng, bên trong chứa hạt khi khô có màu trắng.

Hình 4.21. Hình thái lá: a. lá ở nửa trên thân; b. lá ở nửa dưới thân

Hình 4.22. Cụm hoa với tổng bao lá bắc

Hình 4.23. Hình thái lá bắc: a. lá bắc ngoài ; b. lá bắc giữa ; c,d. lá bắc trong

Hình 4.24. Quả hồng hoa

a b c

a b

Hình 4.25. Hoa hồng hoa : a. Cụm hoa bổ dọc; b. Hoa tách rời khỏi cụm hoa, c. tràng hoa và nhị đính trên ống tràng

Dựa vào bảng mô tả hình thái của giống HH1 có thể tính toán được tỷ lệ cây khác dạng trên đồng ruộng thí nghiệm tại Thanh Trì – Hà Nội qua 3 vụ theo rõi. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.16.

Bảng 4.16. Tỷ lệ cây khác dạng qua 2 vụ theo dõi trên đồng ruộng

Năm

Tỉ lệ cây khác dạng ở các giai đoạn (%)

Tổng cộng (%) Cây con Trước khi

ra hoa Sau khi ra hoa

Vụ thứ 2

(2014-2015) 1,75 2,70 0,52 4,97

Vụ thứ 3

(2015-2016) 1,20 1,15 0,43 2,78 Quá trình chọn lọc ở các năm sau đã cho kết quả tỷ lệ cây khác dạng giảm đi còn 4,97% ở vụ thứ 2 và 2,78 % ở vụ thứ 3. Trong đó giai đoạn từ vườn ươm đến khi ra hoa biểu hiện rõ nhất sự khác biệt về hình thái. Như vậy việc chọn lọc qua các năm giúp làm giảm tỉ lệ cây khác dạng trong ruộng nghiên cứu. Cây khác dạng được xác định là cây có một hoặc nhiều đặc điểm khác biệt so với bảng mô tả các đặc điểm hình thái của mẫu hồng hoa hoặc khác biệt so với các cá thể khác trong cùng một ruộng thí nghiệm (chiều cao quá thấp hoặc quá cao, số nhánh ít, ...). Việc chọn lọc đồng thời còn loại bỏ những cây bị sâu bệnh phá hoại nhiều nhằm giữa lại được những cá thể có đặc tính chống chịu sâu bệnh.

Hồng hoa là cây giao phấn nên việc loại bỏ cây khác dạng và cây có khả năng chống chịu kém là việc làm quan trọng nhằm giữ lại các cá thể đồng nhất và

có kiểu gen tốt, qua nhiều thế hệ giao phấn các kiểu gen này sẽ biểu hiện ở thế hệ sau, giúp chọn lọc được giống cá chất lượng tốt.

Quá trình nghiên cứu hồng hoa qua 3 năm đã cho thấy mẫu HH1 có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái ở Hà Nội, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Qua chọn lọc 2 vụ đã giúp chọn được mẫu có độ đồng đều cao. Trong giai đoạn tiếp theo mẫu giống này là nguồn vật liệu quan trọng để tiếp tục chọn lọc để chọn được giống hồng hoa phục vụ cho sản xuất dược liệu trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, tuyển chọn giống hồng hoa nhập nội (carthamus tinctorius l ) thích hợp với các tỉnh miền bắc (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)