PHẦN 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.5. SÂU BỆNH HẠI VÀ CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG CHỐNG CHỊU
SÂU BỆNH
Hồng hoa bị tấn công bởi nhiều loại tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn, virus, hoặc các rối loạn sinh lý do stress phi sinh học. Patil và cộng sự (1993) báo cáo rằng bệnh trên hồng hoa gây ra bởi 57 tác nhân gây bệnh, trong đó có 40 loại nấm, 2 loài vi khuẩn, 14 loại virus, và 1 loại mycoplasma. Trong số này, nấm
Alternaria carthami hại lá và bệnh héo do nấm Fusarium oxysporum là những bệnh tàn phá mạnh nhất và có thể gây ra thiệt hại tới 13-49% và quét sạch toàn bộ cây trồng trong khu vực khi điều kiện phát triển bệnh thuận lợi, điển hình như ở Ấn Độ. Trồng giống kháng bệnh là phương pháp tiết kiệm nhất và thuận tiện cho việc kiểm soát bệnh chủ yếu ở hồng hoa. Mundel và Huang (2003) mô tả một cách chi tiết cách thức để kiểm soát các bệnh nguy hiểm của hồng hoa nhờ việc chọn giống và các biện pháp canh tác. Karve và cộng sự (1981) cho thấy khả năng kháng bệnh do các loại nấm như Alternariacarthami Chowdhari,
Cercospora carthami Sund và Ramak, Ramularia carthami Zaprom, Fusarium oxysporum Sehl. ex. Fries, Rhizoctonia bataticola Bult, và Rhizoctonia solani
Kuhn gây ra, được quy định bởi gen trội duy nhất. Nghiên cứu về di truyền kháng bệnh héo rũ do Fusarium oxysporum gây hại ở hồng hoa cho thấy tính kháng được kiểm soát hoạt động do gen ức chế sự biểu hiện của kháng bệnh héo rũ (Singh et al., 2001b). Khả năng kháng bệnh héo rũ ở các giống hồng hoa tạo ra do lai hồi giao với giống chứa gen kháng bệnh héo rũ làm tăng năng suất hạt giống đến 31% so với giống chuẩn quốc gia A-1 (Singh et al., 2003b). Chọn giống kháng nhiều bệnh thu được giống VFR-1. Giống này được bắt nguồn từ
giống Nebraska 4051, và nó có khả năng kháng bệnh héo Verticillium, Fusarium
và thối rễ do Rhizoctonia gây hại (Thomas, 1971). Giống hồng hoa Úc Sironaria, có khả năng kháng bệnh bạc lá Alternaria và kháng vừa phải thối rễ
Phytophthora, đã được phát triển bởi phương pháp lai lại (Harrigan, 1989). Các giống hồng hoa kháng bạc lá Alternaria như Sidwill, Hartman, Oker, Girard, và Finch, đã được tạo ra thành công ở Mỹ (Bergman and Riveland, 1983; Bergman
et al., 1985, 1987). Những giống hồng hoa này đã được bắt nguồn từ lai AC-1 với dòng chống chịu Alternaria 87-42-3 bắt đầu vào đầu những năm 1960. Gen kháng với bệnh thối rễ do nấm Phytophthora drechsleri được đưa vào giống Dart (Abel and Lorance, 1975). Mundel và cộng sự (1985) báo cáo hợp nhất kháng bệnh Sclerotinia gây thối do Sclerotinia sclerotiorum (Lib.) de Bary vào giống hồng hoa Canada là Saffie bằng cách áp dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt.
Ngoài ra rệp là dịch hại phổ biến nhất của hồng hoa, gây hại đến 50% năng suất. Nguồn gen biểu thị khả năng chống chịu ổn định với rệp đã được nhận biết ở hồng hoa. Hai loài hoang dã C. avescens và C. Lanatus đã được báo cáo là mang gen kháng chống ruồi ở hồng hoa (Kumar, 1993).