Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển chăn nuôi trâu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển chăn nuôi trâu ở huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
triển trong thời gian tới với những bài học kinh nghiệm cơ bản sau đây:
Thứ nhất: cần tăng thêm số lượng, sản lượng do nhu cầu tiêu thụ thịt trâu trong nước tăng: Nhu cầu tiêu dùng thịt trâu của nước ta đang và sẽ tăng nhanh do thu nhập tăng cao và mức sống được cải thiện với lối sống công nghiệp của các thành phố lớn, đô thị, và khu công nghiệp. Hiện nay, nước ta sản lượng thịt trâu chỉ chiếm 3,1 % tổng sản lượng thịt xẻ. Giá thịt trâu nước ta khoảng 120.000đ/kg (5 USD/kg) cao hơn các loại thịt khác, tại siêu thị giá thịt trâu nhập khẩu 250.000đ/kg (12 USD/kg) chứng tỏ cung chưa đủ so với cầu. Thực tế cho thấy sản xuất thịt trâu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa đặc biệt thị trâu chất lượng cao. Trong những năm tới xu hướng tiêu thụ thịt trâu ngày càng cao, đặc biệt khi tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6 % và GDP/đầu người/năm của nước ta tăng lên 2.100 USD/người/năm.
Thứ hai: cong song với việc phát triển tồng đàn trâu, phải phát triển thêm diện tích trồng cỏ, tập huấn quy trình kỹ thuật dự trữ, ủ thức ăn cho đàn trâu. Đồng thời làm tốt công tác thú y, phòng, tránh các dịch bệnh điển hình như tụ huyết trùng, lở mồm long móng.
Thứ ba: cần có những cơ chế, chính sách, dự án cải tạo chất lượng đàn trâu. Hạn chế giao phối cận huyết, sử dụng trâu đực giống có thể trạng, sức khỏe tốt để làm trâu giống, giúp cải tạo các thế hệ trâu tiếp theo.
Thứ tư: cần phát triển thêm thị trường đầu ra, liên hệ với các siêu thị, chợ đầu mối khuyến khích xây dựng chuỗi thực phẩm thịt trâu đảm bảo đầu ra, giá trị chăn nuôi cho các hộ. Từng bước xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm từ chăn nuôi trâu huyện Vị Xuyên.