Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển chăn nuôi trâu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển chăn nuôi trâu trên thế giới
- Về kết quả sản xuất:
Chăn nuôi trâu phát triển hầu hết ở các quốc gia thuộc các châu lục và các vùng trên thế giới, châu Á luôn là châu lục có số lượng đàn trâu chiếm tỷ trọng lớn nhất thế giới.
Từ bảng 2.1 cho thấy tổng đàn trâu trên thế giới trong những năm qua tăng chậm, năm 2011 là 187.163 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 4,3 %. Trong đó khu vực châu Á có tổng đàn trâu lớn nhất thế giới, 189.792 nghìn con (chiếm 97,2 % tổng đàn trâu thế giới), trong đó đàn trâu tập trung chủ yếu tại các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc.
Bảng 2.1. Biến động về số lượng đàn trâu trên thế giới
Hạng mục
Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015
Số lượng (Nghìn con) Cơ cấu (%) Số lượng (Nghìn con) Cơ cấu (%) Số lượng (Nghìn con) Cơ cấu (%) Thế giới 187.163,02 100,0 192.758,04 100,0 195.265,97 100,0 Châu Phi 4.052,68 2,2 3.818,27 2,0 3.800,03 1,9 Châu Mỹ 1.153,09 0,6 1.191,13 0,6 1.283,86 0,7 Châu Á 181.634,02 97,0 187.379,18 97,2 189.792,05 97,2 Châu Âu 323,23 0,2 369,46 0,2 390,03 0,2
Nguồn Thống kê FAO (2015)
Sản lượng thịt trâu cũng rải rác các châu lục và châu Á cũng là vùng có sản lượng nhiều nhất. Việt Nam thuộc nước đang phát triển và sản lượng thịt trâu bị chịu tác động nhiều yếu tốt trong đó yếu tố thời tiết, dịch bệnh trên con trâu làm cho sản lượng trâu tăng trưởng rất chậm.
- Về phương thức chăn nuôi:
Phương thức chăm sóc nuôi dưỡng trâu ở từng nước trên thế giới cũng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi nước. Ở những nước có nền kinh tế phát triển, tổ chức chăn nuôi trâu được đầu tư cao theo chiều hướng tập trung và thâm canh. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới vào chăn nuôi một cách triệt để ở tất cả các cung đoạn của sản xuất như công nghệ lai tạo cấy ghép gen, tự động hóa trong chăm sóc nuôi dưỡng trâu và chế biến, bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm thịt trâu; kiểm soát chế độ dinh dưỡng nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy năng suất, chất lượng của đàn trâu ở các quốc gia này cao hơn các nước đang phát triển.
Ở các quốc gia đang phát triển (chủ yếu ở châu Á và châu Phi), nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống kinh tế - xã hội cờn ở mức thấp nên đầu tư phát triển chăn nuôi trâu hạn chế (đầu tư con giống, thức ăn, thú y...). điều đó kéo theo là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, trình độ chăn nuôi thấp phần lớn theo phương thức chăn nuôi quảng canh tận dụng, chủ yếu phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên ưu đãi để phát triển quy mô đàn trâu thịt, nên chất lượng và năng suất đàn trâu thấp.
Xu thế phát triển chăn nuôi trâu trên thế giới theo hướng phát triển chăn nuôi theo kiểu dây chuyền công nghiệp. Nhờ có giao lưu thương mại, nhất là giao lưu quốc tế mà việc phát triển chăn nuôi công nghiệp đang dược áp dụng ngày càng rộng rãi không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên đối với ngành chăn nuôi trâu, hiện nay vẫn còn có 3 loại hình chăn nuôi chủ yếu song song tồn tại ở các nước trên thế giới đó là: Chăn nuôi quảng canh; Chăn nuôi gia đình hay chăn nuôi kiêm dụng (bán thâm canh); Chăn nuôi thâm canh (hay chăn nuôi theo kiểu công nghiệp).
Chăn nuôi quảng canh: Nền tảng của chăn nuôi quảng canh trên thế giới là đồng cỏ tự nhiên. đó là những trang trại chăn nuôi của Nam bán cầu, có những đàn gia súc du mục trên những vùng thảo nguyên rộng lớn. đó còn là những trang trại lớn ở Bắc Mỹ và Brazin, ngoài ra còn có những trang trại nhỏ của người dân ở Tây Ban Nha. Ở miền Trung nước Pháp và ở Úc hiện nay, cũng vẫn còn một số mô hình chăn nuôi quảng canh như vậy.
Chăn nuôi gia đình hay chăn nuôi kiêm dụng (bán thâm canh):Hiện nay ở Mỹ, Canada, châu Âu và một số các nước khác đã phối hợp chăn nuôi quảng canh với sự bổ sung thêm ngũ cốc hoặc thức ăn đậm đặc công nghiệp để tăng năng suất của chăn nuôi quảng canh. Trên toàn thế giới ở trong mọi thời kỳ, chăn nuôi gia đình nông dân thường được phối hợp tốt với sự sản xuất của ngành trồng trọt và sự đa dạng về cây trồng. Kiểu chăn nuôi này thường có nhiều mục đích khác nhau theo hướng kiêm dụng, và để tận dụng thời gian nhàn rỗi (nhất là ở châu Á), nhưng số lượng trâu của mỗi gia đình thường không nhiều lắm. Trung Quốc là một nước phát triển kiểu chăn nuôi này và rất hiệu quả, hàng trăm triệu nông dân làm chăn nuôi nhỏ rất thành công và đã áp dụng hài hòa chăn nuôi cổ truyền và hiện đại để khai thác tốt mọi tiềm năng của đất nước.
Chăn nuôi thâm canh hay chăn nuôi theo kiểu công nghiệp: đây là phương thức chăn nuôi thường có một số lượng trâu lớn, nhưng với số người lao động rất ít và có trình độ cao trong chăn nuôi, vì trang trại chăn nuôi đã được công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có thể đã sử dụng nhiều khâu tự động hóa ví dụ như: Nhật Bản, Mỹ, Ixraen, Bỉ, Anh. Kiểu chăn nuôi này rất được phát triển trong những năm gần đây, do nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày càng phát triển. Với những
tiến bộ kỹ thuật về thú y, di truyền, chọn giống, sinh sản và dinh dưỡng động vật, ... kiểu chăn nuôi công nghiệp ngày càng có nhiều tiến bộ về ý nghĩa kinh tế (Võ Văn Tuấn, 2013).
- Về công tác giống:
Cùng với xu hướng về phương thức chăn nuôi thì công tác giống cũng được chú trọng, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Với mục đích đó các nhà khoa học đã tạo ra được những giống trâu có thể trọng to, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60 % trọng lượng cơ thể như:
Trâu Murrah Trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn độ. Nó còn có tên là trâu Dehli-trung tâm của giống trâu này. Nhờ khả năng cho sữa cao nên trâu Murrah được nuôi ở nhiều vùng khác nhau của Ấn độ và được xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới. Trâu đực trưởng thành có khối lượng: 650-730 kg/con, có thể tới 1000 kg, cao vây trung bình 142 cm. Trâu cái: 350-400 kg/con, có thể tới 900 kg, cao vây trung bình 133 cm, nghé sơ sinh: 30 kg/con.
Trâu Nili-Ravi: Còn được gọi với cái tên là trâu Sandal Bar. Thông thường, da và lông của trâu Nili - Ravi có mầu đen, nhưng có khoảng 15 % số con có mầu nâu, có những chấm trắng trên trán, mặt, mõm, chân và một chùm lông đuôi trắng. Khối lượng trung bình của trâu trưởng thành: trâu đực: 600 kg/con, trâu cái: 500-550 kg/con
Trâu Kundi: Phân bố trên diện rộng tại những vùng trồng lúa gạo dọc theo sông Ấn, ở phía bắc tỉnh Sind. Tên của giống trâu này bắt nguồn từ chữ Kundhi có nghĩa là lưỡi câu: người ta muốn nói đến dạng sừng của trâu giống hình lưỡi câu. Gốc sừng dày, sừng xiên về đằng sau hướng lên trên, đầu sừng qoăn vừa phải. Trán hơi lồi ra, mặt lõm, mắt bé và lanh lợi. Là loại trâu có thể hình nhỏ hơn trâu Murrah, khối lượng cơ thể từ 320 đến 450 kg. Lượng sữa trung bình 9 kg/ngày. Có con cho năng suất 18 kg / ngày. Năng suất trung bình một chu kỳ là 2120 kg (Đỗ Kim Tuyên, 2010).