Thị trường tiêu thụ thịt trâu ở huyện Vị Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 69 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện Vị Xuyên

4.1.5. Thị trường tiêu thụ thịt trâu ở huyện Vị Xuyên

Chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện Vị Xuyên vẫn mang hình thức truyền thống chưa có sự đột phá, lượng trâu thịt xuất bán vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ đến 2016 chỉ xuất bán 3.735 con trên 36.050 con trâu toàn huyện. Trâu bán làm giống vẫn chiếm tỷ lệ cao và cao hơn so với bán trâu để thịt rất nhiều gấp hơn 9 lần, đa số lượng trâu bán chủ yếu là trong huyện.

Bảng 4.6. Kết quả số lượng, sản lượng trâu và thịt trâu xuất bán

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng đàn trâu Con 34580 34950 36050 101,07 103,15 102,10 Tổng số trâu bán,

chết, loại thải Con 4890 4946 5458 101,15 110,35 105,65

Số trâu xuất bán Con 3248 3163 3735 97,38 118,08 107,24

-Trâu thịt Con 396 432 418 109,09 96,76 102,74

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vị Xuyên (2016)

Qua bảng số liệu trên ta thấy được đàn trâu có xu hướng tăng nhẹ, tỷ lệ trâu loại thải xuất bán có chiều hướng tăng, tức là bán thịt sự chuyển biến từ trâu nuôi phục vụ sinh hoạt chính cho nông dân sang hướng sản xuất trâu thịt, trâu hàng hóa.

Để tìm hiểu tình hình thị trường tiêu thụ trâu thịt, chúng tôi đã tiến hành điều tra một số chỉ tiêu về nơi bán, đối tượng mua, thời điểm bán, mức độ tiêu thụ và thông tin thị trường giá cả sản phẩm trâu thịt của hộ, kết quả cụ thể như sau:

Qua kết quả điều tra cho thấy, hầu hết số hộ được điều tra cho biết họ thường bán trâu tại nhà (chiếm khoảng 92,98 % số hộ được điều tra), số hộ mang trâu đi bán ở các nơi khác rất ít (khoảng 7,02 % số hộ được điều tra)

Thực tế, việc bán trâu tại nơi khác được thực hiện chủ yếu ở những hộ gần trung tâm của huyện hoặc ở những nơi có điều kiện giao thông thuận tiện (gần các trục đường tỉnh lộ hay quốc lộ...), nên họ có thể thuê xe mang trâu đi bán ở một số cơ sở giết mổ thành phố Hà Giang hoặc trung tâm các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và xã Đạo Đức.

Bảng 4.7. Hình thức bán trâu của các hộ điều tra theo khu vực Chỉ tiêu Chỉ tiêu Vùng cao Vùng giữa Vùng thấp Tổng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Lái buôn địa phương 20 52,63 35 57,38 33 64,71 88 58,67 Người nuôi khác 9 23,68 18 29,51 12 23,53 39 26,00 Lái buôn khác 6 15,79 4 6,56 4 7,84 14 9,33 Lò giết mổ 3 7,89 3 4,92 1 1,96 7 4,67 Lò mổ ngoài 0,00 1 1,64 1 1,96 2 1,33 Tổng vùng 38 100 61 100 51 100 150 100 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Đối tượng mua trâu thịt thường là người chăn nuôi khác trên địa bàn huyện người buôn trâu, người giết mổ. Qua bảng 4.7 cho thấy, việc tiêu thụ sản phẩm của người nuôi trâu trên địa bàn toàn huyện chủ yếu là những người thu gom địa phương (trung bình chiếm khoảng 58,67 % số hộ được điều tra). Một đối tượng thu mua sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi và nếu có sự tham gia tích cực của họ thì sẽ làm cho thị trường thiêu thụ tăng tính minh bạch đó là người buôn khác huyện còn tham gia với mức độ rất khiêm tốn (trung bình chiếm 9,33 % số hộ được điều tra). Đặc biệt, ở các xã vùng cao và vùng giữa tỷ lệ hộ dân bán cho người thu gom địa phương chiếm (dưới 60%) vì lượng vốn để hoạt động lớn nên có ít tác nhân vùng cao tham gia được, các hộ thu gom lớn và nhiều tập trung ở vùng thấp (chiếm 64,71 %).

Bảng 4.8. Hình thức bán trâu của các hộ điều tra theo quy môChỉ tiêu Chỉ tiêu QMN QMV QML Tổng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Lái buôn địa phương 73 69,52 11 29,73 4 50,00 88 58,67 Người nuôi khác 24 22,86 13 35,14 2 25,00 39 26,00 Lái buôn khác 7 6,67 6 16,22 1 12,50 14 9,33 Lò giết mổ 1 0,95 5 13,51 1 12,50 7 4,67 Lò mổ ngoài 0 0,00 2 5,41 0 0,00 2 1,33 Tổng vùng 105 100 37 100 8 100 150 100 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Nguyên nhân làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm trâu của huyện có đặc điểm trên chính là do quy mô chăn nuôi còn manh mún, tận dụng, giao thông khó khăn nên không thuận tiện cho các lái buôn ở các địa phương khác đến thu mua sản phẩm

Từ đó có thể thấy rằng việc tiếp cận với thị trường nhằm tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu của hộ còn rất hạn chế và hệ thống dịch vụ đầu ra cho chăn nuôi trâu hầu như chưa có, thị trường tiêu thụ trâu thịt của huyện không có tính cạnh tranh. Hộ chủ yếu có kênh tiêu thụ là tại nhà và bán cho lái buôn (người mua gom địa phương), nhiều khi phải bán qua nhiều khâu trung gian nhất là ở vùng cao, vùng giữa, nên tình trạng mua rẻ, ép giá là rất phổ biến, lợi nhuận của người chăn nuôi không cao, chưa đủ để khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu. Do vậy, việc tổ chức chăn nuôi theo hướng tập chung, quy mô lớn, tổ chức các dịch vụ đầu ra, cải thiện điều kiện giao thông nông thôn và cung cấp thông tin về thị trường thường xuyên cho hộ có thể là những giải pháp thiết thực để phát triển thị trường nhằm góp phần phát triển chăn nuôi trâu thịt ở địa phương.

Về thông tin giá cả thị trường tiêu thụ trâu thịt. Kết quả điều tra cho thấy, đa số các hộ chăn nuôi của huyện đã có ý thức ban đầu về tầm quan trọng của thông tin về giá cả thị trương sản phẩm và đã bắt đầu chú ý đến khâu cập nhật thông tin này một cách thường xuyên 74,61%. Tuy nhiên ý nghĩa của thông tin còn phụ thuộc rất nhiều chất lượng của các thông tin đó. Nếu thông tin thị trường mang tính chất khách quan sẽ giúp cho người chăn nuôi nhận biết được chính xác giá trị thật của sản phẩm mình làm ra và giúp người chăn nuôi có thể dự đoán chính xác thời điểm bán sản phẩm có lợi nhất. Thường thông tin thị trường tiêu thụ trâu thịt mà hộ dân biết được là do qua truyền miệng từ các hộ dân khác trong khu vực (khoảng 85 % ý kiến được điều tra), số hộ dân cập nhật thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng còn rất hạn chế, điều đó có thể khẳng định được các thông tin về giá cả mà các hộ gia đình thu nhận được hầu hết có chất lượng thấp, không phản ánh được giá trị thật của các sản phẩm mà họ làm ra. Đây cũng là yếu tố sẽ làm thiệt hại cho người chăn nuôi và làm hạn chế sức tiêu thụ các sản phẩm.

Bảng 4.9. Tình trạng hộ nắm bắt thông tin thị trường phân theo địa hình Chỉ tiêu Chỉ tiêu Vùng cao Vùng giữa Vùng thấp Tổng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Người chăn nuôi khác 12 31,58 18 29,51 15 29,41 45 30,00 Đài, ti vi, báo chí… 7 18,42 3 4,92 4 7,84 14 9,33 Người mua trâu 19 50,00 40 65,57 32 62,75 91 60,67 Tổng vùng 38 100,00 61 100,00 51 100,00 150 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Theo ý kiến của các hộ dân và cán bộ quản lý địa phương, thì việc tiêu thụ trâu thịt được nhận định là dễ bán (khoảng 85 % ý kiến được điều tra), Theo đánh giá của một số cơ sở giêt mổ lớn, thì trâu thịt Vị Xuyên chủ yếu là trâu già, loại thải nên chất lượng thịt không cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp, sẫm màu nên khó bán. Có 60,67 % số hộ nuôi trâu được điềut ra cho biết thông tin về thị trường chủ yếu hộ biết thông qua người mua trâu đến nói cho họ, như vậy có thể thấy được thông tin thị trường 1 chiều làm ảnh hưởng tới khả năng đàm phán giá của người bán trâu.

Bảng 4.10. Tình trạng hộ nắm bắt thông tin thị trường phân theo quy mô Chỉ tiêu Chỉ tiêu QMN QMV QML Tổng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Người chăn nuôi khác 30 28,57 14 37,84 1 12,50 45 30,00 Đài, ti vi, báo chí… 4 3,81 4 10,81 6 75,00 14 9,33 Người mua trâu 71 67,62 19 51,35 1 12,50 91 60,67 Tổng vùng 105 100 37 100 8 10 150 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu cho thấy có 60,67 % số hộ chăn nuôi được điều tra cho biết hộ biết thông tin về thị trường thông qua người mua trâu. Hộ quy mô nhỏ có 67,62 % số hộ biết thông tin về thị trường thông qua người mua trâu, chỉ có 3,81% biết thông qua báo chí, tivi…

Về thời điểm tiêu thụ, thời điểm từ tháng 9 đến tháng 12 là thời điểm dễ bán sản phẩm và bán được giá cao, đây là thời điểm thuận tiện nhất cho việc việc tiêu thụ trâu thịt. Tuy nhiên, nhiều hộ dân chỉ bán trâu thịt khi gia đình cần tiền hoặc khi gặp điều kiện khó khăn (khoảng 70 %). Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh tế của nghề chăn nuôi trâu và cũng cho chúng ta thấy nghề nuôi trâu của huyện chưa theo mục đích sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)