Bảng 4 .5 Kết quả, số lượng lớp tập huấn cho phát triển chăn nuôi trâu
Bảng 4.10 Tình trạng hộ nắm bắt thông tin thị trường phân theo quy mô
Chỉ tiêu Vùng cao Vùng giữa Vùng thấp Tổng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Người chăn nuôi khác 12 31,58 18 29,51 15 29,41 45 30,00 Đài, ti vi, báo chí… 7 18,42 3 4,92 4 7,84 14 9,33 Người mua trâu 19 50,00 40 65,57 32 62,75 91 60,67 Tổng vùng 38 100,00 61 100,00 51 100,00 150 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Theo ý kiến của các hộ dân và cán bộ quản lý địa phương, thì việc tiêu thụ trâu thịt được nhận định là dễ bán (khoảng 85 % ý kiến được điều tra), Theo đánh giá của một số cơ sở giêt mổ lớn, thì trâu thịt Vị Xuyên chủ yếu là trâu già, loại thải nên chất lượng thịt không cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp, sẫm màu nên khó bán. Có 60,67 % số hộ nuôi trâu được điềut ra cho biết thông tin về thị trường chủ yếu hộ biết thông qua người mua trâu đến nói cho họ, như vậy có thể thấy được thông tin thị trường 1 chiều làm ảnh hưởng tới khả năng đàm phán giá của người bán trâu.
Bảng 4.10. Tình trạng hộ nắm bắt thông tin thị trường phân theo quy mô Chỉ tiêu Chỉ tiêu QMN QMV QML Tổng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Người chăn nuôi khác 30 28,57 14 37,84 1 12,50 45 30,00 Đài, ti vi, báo chí… 4 3,81 4 10,81 6 75,00 14 9,33 Người mua trâu 71 67,62 19 51,35 1 12,50 91 60,67 Tổng vùng 105 100 37 100 8 10 150 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Nghiên cứu cho thấy có 60,67 % số hộ chăn nuôi được điều tra cho biết hộ biết thông tin về thị trường thông qua người mua trâu. Hộ quy mô nhỏ có 67,62 % số hộ biết thông tin về thị trường thông qua người mua trâu, chỉ có 3,81% biết thông qua báo chí, tivi…
Về thời điểm tiêu thụ, thời điểm từ tháng 9 đến tháng 12 là thời điểm dễ bán sản phẩm và bán được giá cao, đây là thời điểm thuận tiện nhất cho việc việc tiêu thụ trâu thịt. Tuy nhiên, nhiều hộ dân chỉ bán trâu thịt khi gia đình cần tiền hoặc khi gặp điều kiện khó khăn (khoảng 70 %). Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh tế của nghề chăn nuôi trâu và cũng cho chúng ta thấy nghề nuôi trâu của huyện chưa theo mục đích sản xuất hàng hoá.
4.1.6.Kết quả và hiệu quả chăn nuôi trâu các hộ nông dân được điều tra
4.1.6.1. Quy mô, cơ cấu chăn nuôi trâu của hộ điều tra
Kết quả đánh giá quy mô của hộ chăn nuôi theo các vùng sinh thái ở Bảng dưới cho thấy, số lượng trâu nuôi bình quân/hộ chăn nuôi của toàn huyện là 3,58 con/hộ cho thấy, tuy quy mô chăn nuôi bình quân ở các hộ ngày một tăng lên nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún.
Tỷ lệ các hộ chăn nuôi từ 1-2 con chiếm tỷ trọng lớn (36 % tổng số hộ điều tra), trong khi đó tỷ lệ hộ chăn nuôi có quy mô lớn hơn 10 con chỉ chiếm 3,34 % rất ít, thậm chí ở một số xã ở vùng cao không có hộ nào chăn nuôi với quy mô lớn.
Số lượng trâu nuôi nhiều hay ít cũng phụ thuộc vùng sinh thái, vùng có số lượng trâu bình quân/hộ lớn nhất là vùng cao (khoảng 4,61 con/hộ), các xã vùng giữa (2,9 con/hộ) và vùng thấp có số trâu bình quân/hộ rất thấp (khoảng 3,4 con/hộ,). Điều đó cho thấy, phát triển chăn nuôi trâu thịt chịu phụ thuộc vào các điều kiện chăn nuôi khác nhau, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào bãi chăn thả, nguồn thức ăn và kinh tế của hộ. Ở vùng cao, diện tích đất chưa sử dụng và đất rừng nhiều, đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi và thung lũng, diện tích một số cây trồng có phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi trâu chủ yếu là ngô, lúa, lạc vụ khá phong phú, hơn nữa đây là bãi chăn thả rất tốt phù hợp cho phát triển đàn trâu. Các xã ở khu vực này chủ yếu thuộc vùng điều kiện khó khăn nên điều kiện kinh tế hộ còn nhiều khó khăn, việc đầu tư cho chăn nuôi còn rất hạn chế. Ở một số xã vùng thấp có địa thế bằng phẳng hơn, người dân có thể trồng các loại cây có phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi trâu đa dạng hơn, người dân được tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, vận dụng trong việc chủ động thức ăn cho chăn nuôi trâu, họ có ý thức cao về trồng cỏ và sử dụng một số thức ăn tinh và khoáng chất cho trâu.