Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện Vị Xuyên
4.1.6. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi trâu các hộ nông dân được điều tra
4.1.6.1. Quy mô, cơ cấu chăn nuôi trâu của hộ điều tra
Kết quả đánh giá quy mô của hộ chăn nuôi theo các vùng sinh thái ở Bảng dưới cho thấy, số lượng trâu nuôi bình quân/hộ chăn nuôi của toàn huyện là 3,58 con/hộ cho thấy, tuy quy mô chăn nuôi bình quân ở các hộ ngày một tăng lên nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún.
Tỷ lệ các hộ chăn nuôi từ 1-2 con chiếm tỷ trọng lớn (36 % tổng số hộ điều tra), trong khi đó tỷ lệ hộ chăn nuôi có quy mô lớn hơn 10 con chỉ chiếm 3,34 % rất ít, thậm chí ở một số xã ở vùng cao không có hộ nào chăn nuôi với quy mô lớn.
Số lượng trâu nuôi nhiều hay ít cũng phụ thuộc vùng sinh thái, vùng có số lượng trâu bình quân/hộ lớn nhất là vùng cao (khoảng 4,61 con/hộ), các xã vùng giữa (2,9 con/hộ) và vùng thấp có số trâu bình quân/hộ rất thấp (khoảng 3,4 con/hộ,). Điều đó cho thấy, phát triển chăn nuôi trâu thịt chịu phụ thuộc vào các điều kiện chăn nuôi khác nhau, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào bãi chăn thả, nguồn thức ăn và kinh tế của hộ. Ở vùng cao, diện tích đất chưa sử dụng và đất rừng nhiều, đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi và thung lũng, diện tích một số cây trồng có phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi trâu chủ yếu là ngô, lúa, lạc vụ khá phong phú, hơn nữa đây là bãi chăn thả rất tốt phù hợp cho phát triển đàn trâu. Các xã ở khu vực này chủ yếu thuộc vùng điều kiện khó khăn nên điều kiện kinh tế hộ còn nhiều khó khăn, việc đầu tư cho chăn nuôi còn rất hạn chế. Ở một số xã vùng thấp có địa thế bằng phẳng hơn, người dân có thể trồng các loại cây có phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi trâu đa dạng hơn, người dân được tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, vận dụng trong việc chủ động thức ăn cho chăn nuôi trâu, họ có ý thức cao về trồng cỏ và sử dụng một số thức ăn tinh và khoáng chất cho trâu.
Bảng 4.11. Quy mô hộ nuôi trâu tại huyện Vị Xuyên Qui mô Qui mô
trâu nuôi (con)
Vùng Cao Vùng giữa Vùng thấp Tính chung
Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 - 2 9 23,68 27 44,26 18 35,29 54 36,00 3 - 4 15 39,47 15 24,59 21 41,18 51 34,00 5 - 6 8 21,05 13 21,31 8 15,69 29 19,33 7 - 8 2 5,26 2 3,28 4 7,84 8 5,33 9 - 10 1 2,63 2 3,28 0 0,00 3 2,00 11 - 12 2 5,26 2 3,28 0 0,00 4 2,67 > 13 1 2,63 0 0,00 0 0,00 1 0,67 Tổng 38 100,00 61 100,00 51 100,00 150 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Có thể nói nghề chăn nuôi trâu hiện nay của nông hộ tập chung chủ yếu vào chăn nuôi trâu sinh sản kết hợp với cày kéo. Kết quả ở dưới cho thấy tỷ trọng đàn trâu được nuôi với mục đích sinh sản kết hợp với cày kéo chiếm 47,6 % tổng số đàn trâu của các hộ được điều tra và có sự sai khác về tỷ lệ này giữa các vùng sinh thái. Trâu đực được sử dụng thuần cày kéo ở vùng giữa và vùng thấp có tỷ lệ cao hơn, ở vùng này do thu nhập hộ dân thấp và địa hình phức tạp nên khó khăn trong việc ứng dụng cơ khí hoá trong sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.12. Cơ cấu đàn trâu tại các hộ điều tra Chỉ tiêu Tổng Đực giống Cái sinh sản Trâu con Chỉ tiêu Tổng Đực giống Cái sinh sản Trâu con
(nghé) Trâu lỡ, tơ Vùng cao 140 13 45 46 36 Vùng giữa 179 19 76 46 38 Vùng Thấp 175 16 65 52 42 Tổng đàn 494 48 186 144 116 Cơ cấu đàn (%) Vùng cao 100,00 9,29 32,14 32,86 25,71 Vùng giữa 100,00 10,61 42,46 25,70 21,23 Vùng Thấp 100,00 9,14 37,14 29,71 24,00 Tổng đàn 100,00 9,72 37,65 29,15 23,48
Mục đích chăn nuôi trâu thịt chưa mang tính chất sản xuất hàng hóa, tỷ lệ trung bình chăn nuôi trâu thịt không cao khoảng 23,48 % tổng số lượng trâu của hộ, các xã vùng thấp do thuận lợi về vị trí địa lý, gần trung tâm huyện nên các hộ dân có phần xác định rõ ràng việc chăn nuôi trâu thịt mang tính chất hàng hoá cao hơn, tỷ lệ trâu nuôi lấy thịt đạt trên 29,15 %.
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu đàn trâu của các hộ điều tra
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Riêng vùng giữa tỷ lệ đàn đực giống lớn hơn (9 %) các vùng khác điều này cũng nói lên rằng vùng này sự dụng trâu cày kéo lớn hơn. Vùng thấp có tỷ lệ nghé và tơ lỡ (49,71 %) cao hơn điều này cũng nói lên rằng hộ vùng thấp quan tâm tới đàn trâu tốt hơn các vùng còn lại, do vị trí địa lý thuận lợi việc cập nhật thông tin cũng tốt hơn, và họ cũng đang hướng tới lượng trâu thịt hàng hóa cao hơn.
4.1.6.3. Tình hình thu nhập và hiệu quả kinh tế chăn nuôi trâu của hộ
Với quy mô chăn nuôi trâu và phương thức chăn nuôi trâu của các nhóm hộ có khả năng mở rộng thì việc tăng thu nhập ngay trên địa phương là hoàn toàn co thể thực hiện được như đã phân tích ở trên, có lẽ do điều kiện kinh tế khá hơn, lượng thức ăn gia súc dồi dào dẫn đến việc đầu tư tốt hơn cho chăn nuôi trâu, vì vậy thu nhập từ chăn nuôi trâu thịt bình quân của các hộ ở vùng này cao hơn so với các hộ khác.
Nếu so sánh thu nhập từ chăn nuôi trâu so với tổng thu từ chăn nuôi ta cũng có kết quả tương tự, điểu đó khẳng định chăn nuôi nói chung, chăn nuôi trâu thịt
nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của hộ, các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như điều kiện sản xuất thuận lợi của từng vùng.
a. Giá bán và sản lượng trâu của hộ
Hiện nay người dân bán trâu chủ yếu cho các đối tượng thu gom và người dân khác để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thịt trâu trên địa phương và khu vực lân cận. Giá bán trâu có sự khác biệt giữa các khu vực và giữa các nhóm hộ có quy mô khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy bình quân các hộ bán 1 con trâu thịt với giá 26,68 triệu, trọng lượng bình quân trâu bán là 472,17 kg, trọng lượng này thường không được cân đo chính xác, chủ yếu dựa vào cảm quan bằng mắt, ước tính ra trọng lượng. Như vậy có thể thấy được giá bán khi xuất chuồng của trâu đạt 56.900 đ/kg.
Nhìn chung, các hộ bán trâu chủ yếu theo cảm quan bằng mắt, ước lượng trọng lượng trâu. Giá bán trâu được quy định theo giá thị trường, chủ yếu phụ thuộc rất nhiều giá cả của vào thương lái Trung Quốc. Ngoài ra giá bán trâu còn phụ thuộc rất nhiều vào ngoại hình, thể trạng, tầm vóc, giới tính của con trâu.
Bảng 4.13. Giá bán trâu của các nhóm hộ
STT Chỉ tiêu Triệu đồng/conGiá bán
Trọng lượng BQ theo nhãn quan
(kg/con) I Phân theo khu vực
1 Vùng cao 25,20 459,00
2 Vùng giữa 27,50 478,00
3 Vùng thấp 26,80 475,00
II Phân theo quy mô
1 Quy mô nhỏ 25,80 476,00
2 Quy mô trung bình (vừa) 28,50 464,20
3 Quy mô lớn 29,80 459,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Người Vị Xuyên thường có rất nhiều kinh nghiệm khi mua, bán, chon giống trâu: Giống trâu được ưu chuộng nhất là giông có xuất sứ miền bắc, có khả năng chịu rét tốt. Các hộ mua, bán trâu thường theo những câu nói dân gian có câu “Mua trâu xem vó, mua chó xem chân”. Trước tiên, để chọn trâu tốt thì cần chú ý đến chân tay của trâu con (nghé), chân tay càng to khỏe đồng nghĩa với việc, nghé càng khỏe mạnh, thứ hai là màu lông và màu da, nghé có màu lông và da càng đen càng tốt, thứ ba là khoáy, nghé có 4 khoáy chuông là trâu tốt Ngoài ra,
theo kinh nghiệm của người dân, hình thức, đặc điểm của con trâu còn báo trước rằng gia chủ gặp phúc hay họa. Khi đi chợ mua trâu cũng đều thuộc nằm lòng câu “đầu tang, xoáy tóc, hàm sà, trong ba thứ ấy cửa nhà ra đi”, đó là tiêu chí cần tránh trước tiên. Người ta còn rất kị loại “trâu cười” tức là đêm đến khi dùng đèn soi vào mặt thì nó nhe răng, hay trâu “tam trinh” tức ba mắt có một cục lồi giữa
b. Kết quả kinh tế trong chăn nuôi trâu
Hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của các hộ, do mức độ đầu tư và kinh nghiệm chăn nuôi của các hộ khác nhau dẫn đến hiệu quả kinh tế của các hộ, các vùng sinh thái cũng khác nhau. Việc nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi là cơ sở để khuyến cáo hướng phát triển chăn nuôi trâu ở địa phương.
Bảng 4.14. Kết quả trong chăn nuôi trâu (thịt) phân theo khu vực (tính cho 1 con trâu)
Đơn vị tính: 1000đ
STT Chỉ tiêu Vùng cao Vùng giữa Vùng thấp
I Giá trị sản xuất (GO) 25494 27776 27087
1 Từ bán trâu thịt 25200 27500 26800
2 Tận dụng phụ phẩm của nuôi trâu 294,26 275,98 286,9 II Chi phí trung gian (IC) 6823,1 6230,9 6406,1 1 Chi phí về giống 5.856,46 5.058,7 5146
2 Chi phí thức ăn 844,2 1.046,1 1.133,4
3 Chi phí khác 122 126 127
III Giá trị gia tăng (VA) 18.671,2 21.545,1 20.680,8 IV Chi phí khấu hao TSCĐ 193,8 234,4 207,6 V Thu nhập hỗn hợp (MI) 18.477 21.311 20.473 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Để đánh giá sự ảnh hưởng của vùng sinh thái đến phát triển chăn nuôi, tôi đã tính toán một số chỉ tiêu nhằm so sánh hiệu quả của chăn nuôi trâu giữa các vùng sinh thái của huyện Vị Xuyên. Nghiên cứu cho thấy thu nhập hỗn hợp ở các xã vùng cao cao nhất. vì giá bán vùng này cao hơn và quy mô đàn trâu bình quân của hộ cũng nhiều hơn. Khi đánh giá hiệu quả chăn nuôi cũng cho kết quả tương tự, Điều này có thể lý giải như sau, mặc dù ở các xã vùng cao, vùng giữa có diện tích đồng cỏ và thức ăn thô tự nhiên đảm bảo cho quy mô trâu hiện tại tốt hơn so với các vùng thấp, với phương thức chăn nuôi quảng canh hầu như phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên thì vùng nào có lợi thế này thì năng suất trâu thịt sẽ cao hơn.
Mặt khác, trình độ chăn nuôi và mức độ đầu tư ở các xã vùng thấp cao kéo theo tổng chi phí chăn nuôi trâu thịt cao hơn các xã vùng cao và vùng giữa, nhưng điều đó cũng làm năng suất cao kết hợp với quy mô chăn nuôi và hoạt động tiêu thụ thuận lợi hơn và có lợi hơn đối với người chăn nuôi nên kết quả chăn nuôi cũng như hiệu quả chăn nuôi ở vùng này cao nhất. Trong khi đó hầu hết các xã vùng cao, vùng giữa có giá bán, giá mua thấp, đối với con giống hộ thường lấy con giống từ trâu cái gia đình đẻ ra hoặc mua của các hộ gia đình trong cùng khu vực đó nên chi phí mua giống thấp hơn các xã vùng ngoài nhưng chất lượng con giống không cao.
Do tập quán chăn thả quảng canh là chủ yếu, vệ sinh chuồng trại không tốt nên có thể phát sinh nhiều bệnh cho trâu, dẫn đến chi phí dịch vụ thú y ở các vùng này tương đối cao. Từ đó có thể thấy rằng hiệu quả chăn nuôi hiện nay của huyện phụ thuộc nhiều vào quy mô chăn nuôi và trình độ chăn nuôi cũng như mức độ đầu tư của chủ hộ. Kết quả nghiên cứu này có thể là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy mô chăn nuôi trâu thịt theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy nhiên khi quy mô chăn nuôi đã tăng lên một mức độ nhất định thì kiến thức, trình độ kỹ thuật và sự chăm sóc nuôi dưỡng trâu của các hộ nông lại phải quan tâm nhiều.
Bảng 4.15. Hiệu quả trong chăn nuôi trâu (thịt) phân theo quy mô (tính cho 1 con trâu)
Đơn vị tính: 1000đ
STT Chỉ tiêu QMN QMV QML
I Giá trị sản xuất (GO) 26064 28776 30387
1 Từ bán trâu thịt 25800 28500 29800
2 Tận dụng phụ phẩm của nuôi trâu 264,22 275,92 587,05 II Chi phí trung gian (IC) 6583,11 6130,93 6000,76 1 Chi phí về giống 5356,46 5158,7 5034,00 2 Chi phí thức ăn 1104,21 846,1 805,97
3 Chi phí khác 122 126 160,80
III Giá trị gia tăng (VA) 19481,11 22644,99 24386,29 IV Chi phí khấu hao TSCĐ 193,79 254,39 311,38 V Thu nhập hỗn hợp (MI) 19287 22391 24075 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Nghiên cứu cho thấy hộ quy mô nhỏ có thu nhập hỗn hợp đạt 19.287 nghìn đồng khi chăn nuôi và bán 1 con trâu. Hộ quy mô lớn đạt được 24.075 nghìn đồng, nguyên nhân do giá bán của nhóm hộ quy mô lớn cạnh tranh và bán giá cao hơn so với các nhóm hộ khác. Việc giá bán thấp là do người dân quy mô nhỏ chủ yếu chăn nuôi khu vực vùng cao và ít tiếp cận được với thông tin thị trường như những hộ quy mô lớn khác.
c. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu của hộ
Do tập quán chăn thả quảng canh là chủ yếu, vệ sinh chuồng trại không tốt nên có thể phát sinh nhiều bệnh cho trâu, dẫn đến chi phí dịch vụ thú y ở các vùng này tương đối cao. Từ đó có thể thấy rằng hiệu quả chăn nuôi hiện nay của huyện phụ thuộc nhiều vào quy mô chăn nuôi và trình độ chăn nuôi cũng như mức độ đầu tư của chủ hộ. Kết quả nghiên cứu này có thể là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy mô chăn nuôi trâu thịt theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy nhiên khi quy mô chăn nuôi đã tăng lên một mức độ nhất định thì kiến thức, trình độ kỹ thuật và sự chăm sóc nuôi dưỡng trâu của các hộ nông lại phải quan tâm nhiều.
Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi trâu
STT Chỉ tiêu GO/IC VA/IC MI/IC
I Phân theo khu vực
1 Vùng cao 3,74 2,74 2,71
2 Vùng giữa 4,46 3,46 3,42
3 Vùng thấp 4,23 3,23 3,20
II Phân theo quy mô
1 Quy mô nhỏ 3,96 2,96 2,93
2 Quy mô vừa 4,69 3,69 3,65
3 Quy mô lớn 5,06 4,06 4,01
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Qua nghiên cứu cho thấy xét theo phân bố khu vực thì cho ta vùng thấp tuy có GO/IC cao nhất nhưng chỉ tiêu MI/IC cao nhất là hộ khu vực giữa với mỗi đồng IC bỏ ra hộ khu vực giữa sẽ thu lại được 3,42 đồng MI. Như vậy xét về phân bố khu vực hộ khu vực giữa có hiệu quả cao nhất. Xét theo quy mô hộ cho ta thấy hộ quy mô lớn có GO /IC cao nhất đạt 5,06 và MI/IC cũng đạt cao nhất trong các nhóm hộ với mỗi 1 đồng IC bỏ ra sẽ thu lại được 4,01 đồng MI.