Đơn vị tính: Ha STT Loại cây trồng chính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Phát triển (%) 15/14 16/15 BQ 1 Lúa 8.481 8.354 8.482 98,50 101,53 100,01 2 Ngô 4.671 4.958 5.545 106,14 111,84 108,95 3 Khoai 663 473 617,7 71,34 130,59 96,52 4 Sắn 1.457 1.701 1.527,3 116,75 89,79 102,38 5 Rau 1.832 1.854 2.304 101,20 124,27 112,14 6 Mía 75 75 75 100,00 100,00 100,00 7 Lạc 116 58 59 50,00 101,72 71,32 8 Đậu 636 429 612 67,45 142,66 98,10 9 Cỏ trồng 750 1.058 1.620 141,06 153,12 146,97
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vị Xuyên (2017)
Căn cứ vào số liệu ở bảng 4.3 cho thấy, tổng diện tích của một số loại cây trồng mà phụ phẩm có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu lại tương đối ổn định, diện
tích lúa toàn huyện khoảng 8.482 ha, diện tích ngô khoảng 5.545 ha diện tích mía là 75 ha và một diện tích đáng kể của các cây trồng cho thức ăn tinh là, sắn, đỗ tương ... nên hàng năm huyện Vị Xuyên có hàng chục ngàn tấn phụ phẩm nông nghiệp có khả năng dùng làm thức ăn gia súc. Ngoài ra, khi phân tích bảng số liệu cho thấy diện tích cỏ trồng bao gồm các giống cỏ voi, cỏ Watemana tăng lên đáng kể, từ 750 ha năm 2014 lên 1.620 ha năm 2016, tốc độ tăng đạt 146,97 %/năm, nguyên nhân chủ yếu do người dân đã thấy được hiệu quả chăn nuôi trâu từ nguồn cỏ trồng, đồng thời do trong thời gian gần đây huyện Vị Xuyên luôn có những chính sách tốt trong hỗ trợ phát triển trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi.
Các loại thức ăn tinh sản xuất ra hầu hết được bán về vùng xuôi, còn lại các loại thứ ăn thuộc loại phụ phẩm nông nghiệp chỉ cho ăn tươi với số lượng không đáng kể. Trong khi đó, nếu quy đổi ra cỏ tươi thì: 1 kg cỏ khô thay được 4 - 5 kg cỏ tươi; 1 kg rơm thay được 2 kg cỏ tươi; 1 kg khoai lang, sắn thay được 2 kg cỏ tươi; 1 kg cám thay thế được 6 kg cỏ tươi. Như vậy khi người chăn nuôi không sử dụng triệt để, có hiệu quả các loại thức ăn trên là đã bỏ hoặc sử dụng không hiệu quả một lượng thức ăn rất lớn. Với khối lượng thức ăn đó có thể nuôi được thêm hàng chục ngàn con trâu nếu chúng được sử dụng một cách đúng kỹ thuật và hiệu quả.
Hiện nay bãi chăn thả trâu trâu của huyện tuy có giảm đi qua các năm nhưng vẫn đảm bảo cho việc mở rộng quy mô đàn trâu so với hiện tại, nhưng do huyện là một huyện vùng núi nên tận dụng các đồi núi, các khu rừng giao hộ, người chăn nuôi vẫn chăn thả trâu trâu.
Hơn nữa diện tích đất lâm nghiệp lớn và đồi núi chưa sử dụng khá cao hơn vì vậy một phần diện tích đất này có thể được quy hoạch làm bãi chăn thả hoặc diện tích trồng cỏ khi quy mô chăn nuôi tăng lên. Bên cạnh đó, ở một số xã thấp nơi mà diện tích đồng cỏ bị thu hẹp nhiều thì diện tích trồng cây thức ăn gia súc lại tăng lên, làm tốc độ tăng trung bình của cả huyện lên 8,92 %, điều đó cho thấy người dân địa phương đã và đang chú ý đến việc bổ sung thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt khi xu hướng chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh đang được người dân dần dần áp dụng.
Tuy nhiên, số lượng các loại thức ăn trên phụ thuộc theo mùa vụ và điều kiện tự nhiên, nên trong năm có thời điểm (vụ đông) hầu hết các địa bàn của huyện vẫn xảy ra tình trạng thiếu thức ăn cho trâu.
4.1.3.2. Lao động trong chăn nuôi trâu
Kết quả điều tra cho thấy, việc sử dụng lao động trong chăn nuôi trâu ở câc hộ chủ yếu là người già và trẻ em chiếm khoảng 79,5 % trong lao động tham gia chăn nuôi trâu. Trong thời gian chăn thả trâu họ thường kết hợp làm rất nhỉều việc như: làm ruộng, lấy củi, lấy măng, hái rau... và họ sử dụng rất ít thời gian trong ngày để chăm sóc trâu, trung bình khoảng 2,5 giờ/ngày, chủ yếu là thời gian chăn dắt, kết quả này cũng phù hợp khi mà phương thức chăn nuôi của hộ phần lớn là phương thức quảng canh. Trâu chỉ có khoảng 4-5 giờ/ngày để gặm cỏ (chiếm 20 % thời gian của một ngày) số thời gian còn lại trâu bị nhốt trong chuồng và trong tình trạng bị bỏ đói vì vậy trâu chậm lớn.