Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển chăn nuôi trâu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển chăn nuôi trâu ở một số địa phương trong
trong nước
2.2.2.1. Tình hình chăn nuôi trâu ở Việt Nam
Trong những năm qua vì những những lý do khác nhau số lượng trâu trong phạm vi cả nước có xu hướng giảm, năm 2005 đàn trâu cả nước có 2.758,8 nghìn con, năm 2014 có 2.373,8 nghìn con; giảm bình quân 1,55%/năm.
Bảng 2.2. Diễn biến tổng đàn trâu Việt Nam giai đoạn 2005-2015 Đơn vị tính: nghìn con
Địa phương Thời gian
2005 2006 2007 2012 2013 2014
Cả nước 2.758,8 2.769,1 2.844,1 2.479,0 2.414,3 2.373,8
Ðồng bằng sông Hồng 209,1 184,1 176,9 145,7 137,6 134,3
Trung du và miền núi
phía Bắc 1.616,3 1.639,4 1.697,2 1.453,6 1.424,2 1.401,0
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung 894,6 906,8 931,9 839 815,4 803,5
Ðồng bằng sông Cửu
Long 38,8 38,8 38,1 40,7 37,1 35
Nguồn: Cục chăn nuôi (2014)
Đàn trâu của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực Trung du miền núi phía bắc chiếm 59,02%; khu vực đồng bằng sông Hồng chiếm 5,66%; khu vực miền trung chiếm 33,85%; còn lại khu vực miền năm chỉ chiếm 1,47% . Các tỉnh có số lượng đàn trâu nhiều nhất trên cả nước tập trung ở khu vực Bắc Trung Bộ, đông Bắc và Tây Bắc gồm Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La (Cục Chăn nuôi 2014).
- Các phương thức chăn nuôi trâu ở Việt Nam
Chăn nuôi trâu quảng canh: Là phương thức chăn nuôi pho biến cho hầu hết các hộ chăn nuôi trâu của ta. Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu nói riêng của nước ta theo phương thức quảng canh và quy mô chăn nuôi nông hộ là chủ yếu. Nước ta có 13 triệu hộ nông dân trong đó khoảng 4 triệu nông hộ nuôi trâu với quy mô bình quân 1,5-1,6 con/hộ với phương thức chăn nuôi quảng canh và tận dụng thức ăn là đồng cỏ tự nhiên.
Chăn nuôi trâu bán thâm canh: Là phương thức chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi trâu vừa và nhỏ. Phương thức này trâu được chăn thả ngoài gò, bãi, ven rừng, ven đê, ven sông và các cánh đồng chờ thời vụ. Khi chăn thả về hoặc ban đêm trâu được cung cấp khoảng 50% khẩu phần tại chuồng là cỏ cắt và các phụ phẩm nông nghiệp.
Chăn nuôi trâu thâm canh: Chăn nuôi trâu chất lượng cao, thâm canh là một nghề rất mới mẻ đối với nông dân Việt Nam. Chăn nuôi trâu thâm canh đòi hỏi dân trí và kinh tế cao. Có khoảng 0,5% hộ chăn nuôi có quy mô trang trại lớn trên
100 trâu trở lên với phương thức chăn nuôi thâm canh để nuôi trâu sinh sản cho sản xuất con giống hoặc vỗ béo trâu thịt. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu là trâu lai, trâu ngoại chuyên thịt, trâu được nuôi trên đồng cỏ thâm canh luân phiên hoặc nuôi nhốt tại chuồng với khẩu phần ăn hoàn chỉnh và chuồng nuôi hiện đại.
- Các quy mô chăn nuôi trâu ở Việt Nam
Quy mô chăn nuôi trâu quy mô nông hộ: Chăn nuôi trâu quy mô nông hộ 1- 2 con là phổ biến ở nước ta để sử dụng sức kéo trong nông nghiệp và tận dụng phế phụ phẩm nông sản và lao động phụ trong gia đình.
Quy mô trang trại: Trang trại chăn nuôi trâu cũng phát triển mạnh, nhất là các tỉnh miền Nam với 4.858 trang trại, chiếm 73,9% tổng số trang trại chăn nuôi trâu của cả nước (6.405 trang trại). Các tiến bộ về giống, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đàn trâu được áp dụng trong chăn nuôi trang trại trâu thịt; qua đó góp phần tạo ra trâu hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất đồng thời thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư chăn nuôi trâu (Cục Chăn nuôi 2014).
- Cơ hội và thách thức phát triển chăn nuôi trâu Việt Nam
Chăn nuôi trâu ở Việt Nam đang đứng trước những cơ hội tốt để phát triển trong thời gian tới với những thuận lợi cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Nhu cầu tiêu thụ thịt trâu trong nước tăng: Nhu cầu tiêu dùng thịt trâu của nước ta đang và sẽ tăng nhanh do thu nhập tăng cao và mức sống được cải thiện với lối sống công nghiệp của các thành phố lớn, đô thị, và khu công nghiệp.
Thứ hai: Tỷ lệ thịt trâu của ta còn thấp so với các nước trong khu vực: Theo Tổ chức nông lương của liên hiệp quốc (FAO) tổng thịt trâu của thế giới trên 60 triệu tấn năm, vậy thịt trâu bình quân của thế giới trên 9,0kg/người/năm. Ở các nước phát triển tỷ lệ thịt trâu thường chiếm 25-30% trong tổng số thịt tiêu thụ bình quân đầu người. Nhu cầu tiêu dùng thịt trâu trong nước ngày càng cao, hiện nay sản xuất thịt trâu trong nước mới chiếm 5,2% tổng sản lượng thịt hơi (tương đương 0,85kg/người/năm thịt xẻ chiếm 3,1% tổng sản lượng thịt xẻ), trong khi đó tỷ lệ này của các nước trên thế giới từ 25-30%. Số lượng thịt trâu bình quân người của ta hiện nay rất thấp so với các nước khác trong khu vực: Trung Quốc 9,8kg/người/năm, Nhật 9,6 kg, Singapore 18kg và Malaysia 33,7 kg/người/năm.
Tiêu thụ thịt trâu của Trung Quốc gấp 11 lần nước ta. Do tỷ lệ thịt trâu của nước ta còn rất thấp so với bình quân của thế giới cho nên cơ hội cho phát triển chăn nuôi trâu của nước ta là rất lớn.
Thứ ba: Sản lượng phụ phẩm nông công nghiệp của nước ta lớn: Nước ta có 7,3 triệu ha gieo trồng, sản lượng lương thực hàng năm gần 36 triệu tấn, riêng rơm rạ khoảng 30 triệu tấn, các phụ phẩm nông nghiệp khác như ngô 4,6 triệu tấn, mía 2,8 triệu tấn, khoai lang 1,45 triệu tấn, lạc 2,4 triệu tấn... Các phụ phẩm nông nghiệp này nếu chế biến, bảo quản tốt có thể đủ nuôi trên 10 triệu trâu thịt. Mặt khác công nhiệp chế biến nông sản như mía đường, bia, rượu, sắn, chế biến rau, dứa, củ, quả... cung cấp nguồn phụ phẩm lớn khoảng 10 triệu tấn cho chăn nuôi trâu và gia súc nhai lại.
Thứ tư: Chăn nuôi trâu phù hợp với tất cả các vùng sinh thái: Trâu là một trong những vật nuôi dễ nuôi, tất cả các gia đình nông dân đều nuôi được trâu thịt, sử dụng hợp lý nguồn lao động dư thừa và nhàn rỗi trong nông thôn. Mặt khác phát triển chăn nuôi trâu không cạnh tranh nguồn thức ăn như lương thực của con người và các nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm. Về kỹ thuật và quản lý thì chăn nuôi trâu nông hộ chỉ yêu cầu chuồng trại đơn giản, dễ quản lý chăm sóc và nuôi dưỡng, có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có, với nông dân nuôi trâu như tiền bỏ ống. Chăn nuôi trâu thực sự đã mang lại hiệu quả kinh tế ở một số vùng không có lợi thế cho cây trồng vật nuôi khác nhưng lại có hiệu quả đối với chăn nuôi trâu như Ninh Thuận và Bình Thuận việc chăn nuôi trâu địa phương phù hợp với đặc điểm khí hậu và sinh thái khắc nghiệt nắng, hạn không phù hợp với các cây trồng.
- Thách thức đối với chăn nuôi trâu: Khi hội nhập quốc tế về thương mại WTO, nước ta bên cạnh cơ hội về hợp tác quốc tế và đầu tư thì cũng có các thách thức như phải cạnh tranh quốc tế một cách khốc liệt về chất lượng, giá cả, an toàn vệ sinh thực phẩm và thị trường với thịt trâu, thịt gia súc và các loại nông sản từ các nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác do tự do thương mại nên cũng chịu ảnh hưởng của các nguy cơ về dịch bệnh khi hội nhập WTO như: lở mồm long móng, lưỡi xanh, trâu điên....đối với chăn nuôi trâu.
2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi trâu ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
lượng đàn trâu lớn như xã Đà Vị có 2.024 con, Yên Hoa có 2.012 con, xã Sinh Long có 1.629 con, Thanh Tương có 1.029 con…
Trong thời gian qua, huyện Nà Hang đã có nhiều giải pháp để phát triển nghề nuôi trâu. Năm 2015, Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành khảo sát xây dựng “Điểm sản xuất chăn nuôi vỗ béo trâu đảm bảo an toàn dịch bệnh có sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân” tại xã Năng Khả. Tham gia dự án có 40 hộ gia đình tại xã Năng Khả với tổng số 80 con trâu. Các hộ tham gia được tập huấn kỹ thuật, được hỗ trợ chi phí mua cám, tiêm phòng vắc xin, được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Dự án đã góp phần nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, biết kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi cho người nông dân, tạo việc làm tại chỗ cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.
Đầu năm 2016, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã được hỗ trợ vay vốn theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Với số vốn được hỗ trợ là 50 triệu đồng/hộ, nhiều hộ đã lựa chọn con trâu là vật nuôi chủ lực của gia đình để phát triển kinh tế. Hiện tại, bà con nông dân tại 9/12 xã, thị trấn của huyện Nà Hang đã tiếp cận được nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, hàng năm, Trung tâm Dạy nghề huyện đã mở các lớp dạy nghề về chăn nuôi cho những học viên có nhu cầu, góp phần thiết thực giúp học viên có những kiến thức cơ bản về giống, cách chăm sóc gia súc, gia cầm để có thể từ đó phát triển kinh tế gia đình.
Không chỉ dừng lại ở việc chú trọng phát triển đàn trâu và chất lượng trâu thương phẩm, huyện Nà Hang còn khuyến khích người dân tạo ra các sản phẩm từ thịt trâu như thịt trâu khô, thịt trâu gác bếp, da trâu khô… Các sản phẩm trên đang dần tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Nhiều du khách khi đến với Nà Hang đã lựa chọn thịt trâu như một thứ quà hảo hạng, đặt mua với số lượng lớn để ăn và làm quà tặng. Tuy nhiên, những cơ sở bán và chế biến thịt trâu khô hiện nay đều có quy mô nhỏ lẻ, chưa đăng ký thương hiệu nên còn gặp khó khăn khi quảng bá.
Trước sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành cùng sự đồng lòng của người dân, con trâu đang trở thành vật nuôi chủ lực của huyện Nà Hang giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và làm giàu. Việc tạo dựng được thương hiệu trâu Nà Hang đã góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho nhiều lao động, thúc
đẩy kinh tế của địa phương ngày một phát triển (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Na Hang, 2016).
2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi trâu ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Văn Chấn là huyện miền núi có nhiều tiềm năng và các điều kiên thuận lợi phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biêt là trâu. Cùng quá trình phát triển sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn, chăn nuôi trâu luôn gắn bó với người nông dân huyện Văn Chấn.
Tính chất chăn nuôi trâu trên địa bàn vẫn mang nặng tính truyền thống lạc hậu, như chăn thả không dắt, và không chủ động trồng cỏ cho trâu ăn thêm, ngoài ra chưa có hoạc rất ít các hộ biết cách dự trữ thức ăn cho mùa khô, đông khi lượng thức ăn tự nhiên ít đi.
Công tác giống còn yếu kém, chất lượng giống, số lượng con giống và trâu đực tốt còn thiếu, nên làm chậm tốc độ cải tạo đàn trâu địa phương.
Nhiều nguồn thức ăn sẵn có cho chăn nuôi trâu sử dụng lãng phí, phần lớn các hộ chăn nuôi chưa biết kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc, do đó tình trạng thiếu thức ăn cho trâu vẫn xảy ra (đặc biệt vào vụ đông), giá trị dinh dưỡng của các thức ăn hiện có cho trâu thấp.
Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trâu hiện nay của hộ nông dân còn nhiều hạn chế, dẫn đến trâu sinh trưởng và phát triển chậm, năng suất và chất lượng trâu không cao. Hệ thống khuyến nông của huyện chưa thực sự hoạt động có hiệu quả, nên việc phổ biến, chuyển giao kiến thức kỹ thuật chăn nuôi cho hộ nông còn rất hạn chế.
Hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi trâu thịt chưa được đa dạng hóa, chủ yếu là chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ, thiếu các hình thức chăn nuôi có quy mô lớn tập trung như: trang trại lớn, nông trường chăn nuôi, các hợp tác xã chăn nuôi. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trâu thịt trên trị trường ngày càng cao nhưng hoạt động tiêu thụ trâu thịt của huyện còn nhiều khó khăn, yếu kém và chưa thể đảm bảo ổn định đầu ra của sản phẩm khi quy mô chăn nuôi tăng lên (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Na Hang, 2016).