Đào tạo, tập huấn cho phát triển chăn nuôi trâu ở huyện Vị Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 67 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện Vị Xuyên

4.1.4. Đào tạo, tập huấn cho phát triển chăn nuôi trâu ở huyện Vị Xuyên

Trong thời gian qua, trạm khuyến nông huyện và trung tâm khuyến nông tỉnh đã có nhiêu đóng góp cho phát triển chăn nuôi trâu ở huỵện Vị Xuyên thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu thịt, triển khai thực hiện các mô hình trồng cỏ voi, trạm khuyến nông cung ứng được 15 trâu đực giống (ngố) tốt cho các xã mà một số chương trình, dự án tài trợ... Tuy vậy, hiệu quả công tác khuyến nông chưa thực sự thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu thịt tại địa phương.

Trong 3 năm từ 2014-2016, ở huyện Vị Xuyên tổng số 28 lớp với trên 500 lượt người tham gia tập huấn về chăn nuôi, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, kỹ thuật tiêm phòng cho đàn gia súc, chủ yếu do các cơ quan Khuyến nông, Thú y của tỉnh và của huyện tập huấn. Đối tượng chủ yếu là hệ thống thú y, khuyến nông các thôn, các xã thị trấn và người dân.

Bảng 4.5. Kết quả, số lượng lớp tập huấn cho phát triển chăn nuôi trâu

Nội dung tập huấn ĐVT Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tập huấn về phòng trừ dịch, bệnh Lớp 3 7 4 233,33 57,14 111,80 Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi Lớp 4 5 5 125,00 100,00 113,39 Tổng cộng Lớp 7 12 9 171,43 75,00 111,80

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT (2016)

Quang bảng số liệu cho thấy, trong 3 năm qua. Số lượng lớp tập huấn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh 14 lớp, nội dung chủ yếu về cách thức tiêm phòng các loại vắc xin THT, LMLM. Tuy nhiên do cuối năm 2014, trên địa bàn huyện có dịch bệnh xảy ra, nên trong năm 2015, số lượng lớp tập huấn vè phòng chống dịch bệnh tương đối lớn, đạt 7 lớp/năm. Số lượng lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi trâu 14 lớp, tập trung tập huấn kỹ thuật về cách thức làm chuồng trại kiên cố, kỹ thuật trồng cỏ, kỹ thuật ủ chua thức ăn…

Việc phổ biến kỹ thuật chăn nuôi mang tính lý thuyết chưa chú trọng gắn với thực tế điêu kiện chăn nuôi của các hộ trong địa bàn, chưa có hoạt động tiếp theo sau tập huấn như hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện áp dụng kỹ thuật chăn nuôi của các hộ dân đã được tập huấn, ”người dân đi tập huấn chủ yếu là để nhận tiền, họ hầu như không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đã được tập huấn vào chăn nuôi chứ đừng nói họ sẽ phổ biến lan rộng kiến thức đó cho các hộ khác. Các mô hình thí điểm mới chỉ dừng lại ở kết luận tổng kết các mô hình, chưa được triển khai nhân rộng trong toàn huyện. Điêu đó dẫn đến thực trạng tổ chức chăn nuôi trâu của hộ còn nhỏ lẻ, manh mún, tỷ lệ đàn trâu lai thấp, phương thức chăn nuôi phổ biến là quảng canh, số lượng và chất lượng đàn trâu thấp.

Nói tóm lại, công tác khuyến nông chưa thúc đẩy được phong trào phát triển chăn nuôi trâu theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)