Hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi trâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 79)

Bảng 4 .5 Kết quả, số lượng lớp tập huấn cho phát triển chăn nuôi trâu

Bảng 4.16 Hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi trâu

STT Chỉ tiêu GO/IC VA/IC MI/IC

I Phân theo khu vực

1 Vùng cao 3,74 2,74 2,71

2 Vùng giữa 4,46 3,46 3,42

3 Vùng thấp 4,23 3,23 3,20

II Phân theo quy mô

1 Quy mô nhỏ 3,96 2,96 2,93

2 Quy mô vừa 4,69 3,69 3,65

3 Quy mô lớn 5,06 4,06 4,01

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua nghiên cứu cho thấy xét theo phân bố khu vực thì cho ta vùng thấp tuy có GO/IC cao nhất nhưng chỉ tiêu MI/IC cao nhất là hộ khu vực giữa với mỗi đồng IC bỏ ra hộ khu vực giữa sẽ thu lại được 3,42 đồng MI. Như vậy xét về phân bố khu vực hộ khu vực giữa có hiệu quả cao nhất. Xét theo quy mô hộ cho ta thấy hộ quy mô lớn có GO /IC cao nhất đạt 5,06 và MI/IC cũng đạt cao nhất trong các nhóm hộ với mỗi 1 đồng IC bỏ ra sẽ thu lại được 4,01 đồng MI.

4.1.7. Đánh giá chung về công tác phát triển chăn nuôi trâu trong giai đoạn vừa qua vừa qua

4.1.7.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn vừa qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, song sản xuất chăn nuôi của huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Tổng đàn trâu tăng trưởng tương đối ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuồng liên tục tăng (trên 10 %/năm), đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm trên địa bàn huyện và một phần xuất bán ra ngoài huyện.

- Chăn nuôi trâu đã có sự chuyển biến tích cực từ chăn nuôi thả dông đến nuôi nhốt.

- Khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi trâu cũng được áp dụng trong công tác lựa chọn con giống nhờ đó mà năng suất chăn nuôi ngày càng cao, chất lượng vật nuôi ngày càng được cải thiện. Do đó sản lượng sản phẩm, giá trị sản xuất chăn nuôi đã tăng trưởng nhanh.

- Chăn nuôi trâu đã góp phần trong việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và ổn định an ninh, chính trị khu vực nông thôn trong tỉnh.

4.1.7.2. Những tồn tại, hạn chế

- Chăn nuôi đã có bước phát triển song còn chậm; tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp, chưa tương sứng với tiềm năng của địa phương. Sản phẩm hàng hoá của chăn nuôi trâu còn thấp và không đồng đều ở các vùng.

- Chăn nuôi trâu chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình nên ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trường.

- Sản xuất, cung ứng giống vật nuôi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, phải nhập con giống trôi nổi trên thị trường không đảm bảo phẩm cấp và an toàn dịch bệnh; công tác quản lý còn nhiều bất cập do sự thiếu đồng bộ về hệ thống tổ chức, quản lý Nhà nước về giống vật nuôi.

các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như THT, LMLM vẫn xảy ra ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi. Tỷ lệ tiêm phòng còn thấp do chủ yếu mới chỉ thực hiện ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn được nhà nước hỗ trợ tiền vắc xin và tiền công tiêm; còn các xã vùng thấp người dân không được hỗ trợ tiền vắc xin và tiền công nên số hộ tham gia tiêm phòng cho gia súc của mình rất hạn chế.

- Chưa đảm bảo đủ nguồn thức ăn đối với chăn nuôi đại trâu nhất là trong vụ đông xuân, đây cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến thiệt hại về gia súc mỗi khi có rét đậm, rét hại kéo dài. Công tác quản lý nhà nước về thú y còn nhiều hạn chế, chưa kiểm soát được số lượng, chất lượng thuốc phòng trừ bênh tiêu thụ trên địa bàn.

- Chưa xây dựng được hệ thống giết mổ chế biến đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được đẩy mạnh, chưa hình thành được các doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi.

- Việc tiếp cận với khoa học công nghệ, nguồn vốn, các cơ chế chính sách của Trung ương, tỉnh … đối với người chăn nuôi còn hạn chế, gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển chăn nuôi.

4.1.7.3. Những nguyên nhân

Có được những kết trên là do trong giai đoạn vừa qua chăn nuôi của tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi:

- Đảng và nhà nước có chủ trương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng và giành nhiều nguồn lực cho phát triển chăn nuôi.

- Trong thời gian qua được sự chỉ đạo sát sao Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp trong chỉ đạo đặc biệt là sự nỗ lực lỗ lực hết mình của người dân trong công tác phát triển chăn nuôi của tỉnh.

- Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách phù hợp, kịp thời và có tác động tích cực, có hiệu quả cho việc phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn: Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng hóa, chính sách cải tạo đàn trâu, đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu trâu cho các hộ nghèo…

Về những mặt hạn chế chủ yếu là do những yếu tố sau:

- Hà Giang là một tỉnh miền núi nghèo, có tiềm năng du lịch, địa hình chia cắt, dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí còn hạn chế, thu nhập của

người dân thấp, thiếu vốn đầu tư cho chăn nuôi trâu... dẫn tới chăn nuôi trâu của tỉnh còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ nên năng suất thấp, hiệu quả đạt được từ chăn nuôi chưa cao đồng thời việc áp dụng tiến bộ KHKT, đổi mới công nghệ chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh cung gặp khó khăn.

- Giai đoạn vừa qua cũng là giai đoạn khởi đầu của quá trình đẩy mạnh chuyển dịch phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, với xuất phát điểm thấp như vậy nên cần phải có thời gian dài để tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi trâu và phải giành nhiều nguồn lực cho sự phát triển nhất là việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Hiệu quả công tác thú y chưa cao do chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ dẫn đến việc thực hiện các biện pháp phòng chống cũng như kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, tỉnh chưa quy hoạch được hệ thống lò mổ nên hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra ở mọi nơi mọi lúc (trong gia đình, ngoài chợ...) dẫn tới việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y chưa triệt để. Mặt khác do cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, việc xét nghiệm chẩn đoán còn gặp khó khăn chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, cảm quan do đó việc kiểm soát giết mổ, cũng như công tác kiểm dịch còn nhiều hạn chế.

- Trong giai đoạn vừa qua sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 - 2010, biến động về thị trường (giá thức ăn tăng cao, giá sản phẩm bán ra thấp..), thiên tai liên tiếp xảy ra… ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi tỉnh nói chung và của huyện nói riêng.

- Việc xác định cơ cấu loài vật nuôi còn chưa phù hợp với xu thế và tình hình thực tiễn sản xuất: Chăn nuôi trâu được xem là lợi thế và được trú trọng tuy nhiên trong thời gian tăng trưởng của các đối tượng vật nuôi này còn thiếu tính bền vững đặc biệt là đang có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây nhất là đối với đàn trâu có xu hướng giảm mạnh (xu hướng này cũng được thể hiện trên đàn trâu của cả nước), cơ cấu giá trị, sản lượng của các đối tượng này vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong chăn nuôi của tỉnh.

- Về nguyên nhân đàn trâu có xu hướng tăng chậm:

+ Do tập quán chăn nuôi của người dân chủ yếu là để tận dụng sức kéo nên người dân thích chăn nuôi trâu hơn, nhiều hộ đã bán trâu chuyển sang nuôi trâu, mặt khác do quá trình cơ giới hoá trong nông nghiệp nhu cầu sử dụng trâu trâu cày kéo giảm nên người dân đã bán trâu.

+ Do thiếu thức ăn: Thiếu sự quy hoạch hợp lý và cần thiết về đất đai, đồng cỏ đề chăn nuôi đại gia súc; Quá trình đô thị hoá, giao đất, khoanh nuôi bảo vệ rừng đã làm diện tích chăn thả, đồng cỏ ngày càng thu hẹp, việc triển khai trồng cỏ chưa đáp ứng được nhu cầu về thức ăn, nhất là vào mùa đông. Diện tích cỏ toàn huyện đến nay mới chỉ có khoảng trên 1.600 ha, chủ yếu là trồng tận dụng chưa có sự đầu tư thâm canh nên năng xuất không cao. Mặt khác việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi còn chưa triệt để.

+ Hiệu quả chăn nuôi trâu chưa cao: Chất lượng đàn trâu của huyện còn thấp đặc biệt là ở vùng cao chủ yếu là giống trâu nội, khả năng sản xuất thấp, nếu nuôi trâu thịt thì không hiệu quả, việc luân chuyển trâu đực giống chưa được quan tâm dẫn đến tình trạng thoái hoá, giảm khả năng sản xuất. Do chăn nuôi phân tán lại thiếu đực giống nên hệ số sinh sản thấp. Do vậy nhiều người đã chuyển sang hình thức phát triển kinh tế khác như: trồng rừng kinh tế hoặc chuyển sang nuôi lợn, gà… mang lại hiệu quả cao hơn.

+ Trong thời gian qua việc thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi trâu chưa được kiểm soát tốt trong việc lựa chọn hộ chăn nuôi cũng như chất lượng trâu giống, nhiều hộ chạy theo phong trào, rất nhiều hộ tham gia dự án nuôi trâu chủ yếu là để nhận sự hỗ trợ của nhà nước mà không phục vụ mục đích phát triển chăn nuôi.

+ Ngoài ra trong thời gian qua tình hình thiên tai, dịch LMLM đã xảy ra và diễn biến phức tạp đã gây thiệt hại và ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư chăn nuôi.

- Vai trò chỉ đạo trong việc phát triển chăn nuôi của cấp uỷ Đảng, Chính quyền cơ sở ở một số địa phương chưa tốt, chưa sâu sát; lực lượng cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, cán bộ làm công tác thú y cơ sở chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình, vẫn còn thiếu kiến thức thực tế, nên tính vận động, thuyết phục người nông dân chưa cao; công tác tổng kết chuyên đề, xây dựng mô hình, tổng kết đánh giá mô hình chưa được nhiều.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHĂN NUÔI TRÂU TRÊN DỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN

4.2.1. Điều kiện tự nhiên xã hội

Khí hậu, thời tiết các khu vực trên địa bàn huyện phù hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, duy chỉ có một số vùng có độ cao so với mặt nước biển lớn như vùng thượng, vùng cao có năm vào mùa đông nhiệt độ xuống quá thấp,

sương muối kéo dài nên ảnh hưởng đến sức khỏe đàn trâu, trong khi việc chăm sóc nuôi dưỡng trâu không tốt đã làm trâu bị chết rét nhiêu.

Nguyên nhân trâu chết chủ yếu là do dịch bệnh không được kiểm soát, việc chăn thả rông diễn ra gây khó khăn cho tiêm phòng bệnh, thêm nữa là điều kiện bất lợi của thời tiết, đặc biệt là các đợt rét năm 2014 và năm 2015 khiến cho đàn trâu sụt giả mạnh, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như trâu bị dơi thác, sét đánh, ăn phải các chất hóa học.

Theo phân tích bảng 4.17 Tổng số lương trâu bị chết hàng năm không đồng đều. Số lượng trâu chết rét năm 2014, 2015 là hiều hơn hẳn so với năm 2016, riêng năm 2014 bị chết rét 655 con, chiểm 50,1 % số lượng trâu bị chết. Đầu năm 2015, tình hình rét đậm, rét hại vẫn xảy ra, khiến 317 con trâu tiếp tục bị chết do đói rét. Tình trạng trâu chết do đói, rét chủ yếu xảy ra tại các xã vùng cao, nới tập tục chăn thả rông gia súc vẫn thường xuyên xảy ra. Đến năm 2016, do điều kiện thời tiết nắng ấm, mặt khác người dân đã có nhiều giải pháp phòng chống đói rét cho vật nuôi, nên số trâu bị chết do đói rét giảm đáng kể.

Bảng 4.17. Số lượng, nguyên nhân trâu chết Nguyên nhân trâu chết ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng số Con 1326 1013 472 76,4 46,6 59,7 Do dịch bệnh Con 518 570 315 110,0 55,3 78,0 Do đói rét Con 665 317 19 47,7 6,0 16,9

Do nguyên nhân khác Con 143 126 138 88,1 109,5 98,2

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vị Xuyên (2016)

Là địa bàn có lượng mưa tương đối lớn, mùa mưa kéo dài, hệ thống sông suối nhiêu nên không những tạo điêu kiện cho cỏ tự nhiên và cây thức ăn gia súc phát triển mạnh, đủ đảm bảo thức ăn thô xanh mà còn đảm bảo đủ nước uống cho đàn trâu. Tuy nhiên, vào mùa đông khô hạn, sương muối nhiều nên lượng thức ăn tự nhiên giảm cả số lượng và chất lượng nên người dân cần có biện pháp dự trữ thức ăn cho trâu; hệ thống hồ chứa nước, bai đập chưa hoàn toàn được kiên cố nên có thể bị thiếu nước cục bộ cho chăn nuôi trâu ở một số địa bàn.

4.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

Vị Xuyên là một huyện miền núi có dân số đông, lực lượng lao động của huyện khá dồi dào nhưng chủ yếu chưa qua đào tạo, trình độ dân trí không đồng đều đặc biệt là các xã xa trung tâm huyện thì trình độ dân trí trung bình thấp, người dân tộc mường chiếm đại đa số nên việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi hạn chế. Bên cạnh đó, địa hình các vùng phức tạp chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn và càng khó khăn hơn khi vào mùa mưa, phần lớn đường giao thông chưa được kiên cố hóa nên ảnh hưởng đến việc cung ứng yếu tố đầu vào cho chăn nuôi trâu, cho công tác khuyến nông, thú y và hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

4.2.2.1. Đầu tư cho phát triển chăn nuôi trâu

Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, nhưng điều kiện sống của đại bộ phận nông dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư cho phát triển chăn nuôi trâu thịt hiện nay của các hộ dân chưa thỏa đáng.

Thứ nhất: về đầu tư con giống, rất ít hộ dân bỏ tiền mua con giống tốt như giống trâu lai, con giống đẹp mà chủ yếu mua con giống của các hộ trong vùng hoặc do trâu cái gia đình đẻ ra với số lượng hạn chế nên năng suất, chất lượng và quy mô đàn trâu không cao;

Thứ hai: về đầu tư chuồng trại, thường chuồng trại chăn nuôi trâu của các hộ hiện nay là tạm bợ, thô sơ thậm chí có hộ không làm chuồng cho trâu ở nên trâu hay bị mắc một số bệnh ký sinh trùng hoặc chết rét (đặc biệt khu vực vùng thượng, vùng cao, vùng sâu);

Thứ ba: về đầu tư thức ăn cho trâu, người chăn nuôi chưa tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp là thức ăn cho trâu, thức ăn tinh và một số khoáng chất rất ít được sử dụng nên trâu chậm lớn. Như đánh gia phần trên cho thấy, chi phí thức ăn phát sinh lớn đối với phương thức thâm canh, còn phương thức bán thâm canh và quảng canh là thấp thậm chí không có.

Thứ 4: đầu tư cho phòng, chữa bệnh: khoảng 47 % hộ dân không bỏ chi phí tiêm phòng thường xuyên cho đàn trâu, khi trâu bị mắc bệnh nặng, thường các hộ không muốn chữa mà đem ”bán chạy” vì vậy giá bán thường thấp và có khả năng làm lây lan dịch bệnh sang các vùng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)