Đánh giá chung về công tác phát triển chăn nuôi trâu trong giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 80 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện Vị Xuyên

4.1.7. Đánh giá chung về công tác phát triển chăn nuôi trâu trong giai đoạn

vừa qua

4.1.7.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn vừa qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, song sản xuất chăn nuôi của huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Tổng đàn trâu tăng trưởng tương đối ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuồng liên tục tăng (trên 10 %/năm), đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm trên địa bàn huyện và một phần xuất bán ra ngoài huyện.

- Chăn nuôi trâu đã có sự chuyển biến tích cực từ chăn nuôi thả dông đến nuôi nhốt.

- Khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi trâu cũng được áp dụng trong công tác lựa chọn con giống nhờ đó mà năng suất chăn nuôi ngày càng cao, chất lượng vật nuôi ngày càng được cải thiện. Do đó sản lượng sản phẩm, giá trị sản xuất chăn nuôi đã tăng trưởng nhanh.

- Chăn nuôi trâu đã góp phần trong việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và ổn định an ninh, chính trị khu vực nông thôn trong tỉnh.

4.1.7.2. Những tồn tại, hạn chế

- Chăn nuôi đã có bước phát triển song còn chậm; tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp, chưa tương sứng với tiềm năng của địa phương. Sản phẩm hàng hoá của chăn nuôi trâu còn thấp và không đồng đều ở các vùng.

- Chăn nuôi trâu chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình nên ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trường.

- Sản xuất, cung ứng giống vật nuôi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, phải nhập con giống trôi nổi trên thị trường không đảm bảo phẩm cấp và an toàn dịch bệnh; công tác quản lý còn nhiều bất cập do sự thiếu đồng bộ về hệ thống tổ chức, quản lý Nhà nước về giống vật nuôi.

các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như THT, LMLM vẫn xảy ra ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi. Tỷ lệ tiêm phòng còn thấp do chủ yếu mới chỉ thực hiện ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn được nhà nước hỗ trợ tiền vắc xin và tiền công tiêm; còn các xã vùng thấp người dân không được hỗ trợ tiền vắc xin và tiền công nên số hộ tham gia tiêm phòng cho gia súc của mình rất hạn chế.

- Chưa đảm bảo đủ nguồn thức ăn đối với chăn nuôi đại trâu nhất là trong vụ đông xuân, đây cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến thiệt hại về gia súc mỗi khi có rét đậm, rét hại kéo dài. Công tác quản lý nhà nước về thú y còn nhiều hạn chế, chưa kiểm soát được số lượng, chất lượng thuốc phòng trừ bênh tiêu thụ trên địa bàn.

- Chưa xây dựng được hệ thống giết mổ chế biến đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được đẩy mạnh, chưa hình thành được các doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi.

- Việc tiếp cận với khoa học công nghệ, nguồn vốn, các cơ chế chính sách của Trung ương, tỉnh … đối với người chăn nuôi còn hạn chế, gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển chăn nuôi.

4.1.7.3. Những nguyên nhân

Có được những kết trên là do trong giai đoạn vừa qua chăn nuôi của tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi:

- Đảng và nhà nước có chủ trương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng và giành nhiều nguồn lực cho phát triển chăn nuôi.

- Trong thời gian qua được sự chỉ đạo sát sao Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp trong chỉ đạo đặc biệt là sự nỗ lực lỗ lực hết mình của người dân trong công tác phát triển chăn nuôi của tỉnh.

- Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách phù hợp, kịp thời và có tác động tích cực, có hiệu quả cho việc phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn: Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng hóa, chính sách cải tạo đàn trâu, đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu trâu cho các hộ nghèo…

Về những mặt hạn chế chủ yếu là do những yếu tố sau:

- Hà Giang là một tỉnh miền núi nghèo, có tiềm năng du lịch, địa hình chia cắt, dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí còn hạn chế, thu nhập của

người dân thấp, thiếu vốn đầu tư cho chăn nuôi trâu... dẫn tới chăn nuôi trâu của tỉnh còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ nên năng suất thấp, hiệu quả đạt được từ chăn nuôi chưa cao đồng thời việc áp dụng tiến bộ KHKT, đổi mới công nghệ chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh cung gặp khó khăn.

- Giai đoạn vừa qua cũng là giai đoạn khởi đầu của quá trình đẩy mạnh chuyển dịch phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, với xuất phát điểm thấp như vậy nên cần phải có thời gian dài để tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi trâu và phải giành nhiều nguồn lực cho sự phát triển nhất là việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Hiệu quả công tác thú y chưa cao do chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ dẫn đến việc thực hiện các biện pháp phòng chống cũng như kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, tỉnh chưa quy hoạch được hệ thống lò mổ nên hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra ở mọi nơi mọi lúc (trong gia đình, ngoài chợ...) dẫn tới việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y chưa triệt để. Mặt khác do cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, việc xét nghiệm chẩn đoán còn gặp khó khăn chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, cảm quan do đó việc kiểm soát giết mổ, cũng như công tác kiểm dịch còn nhiều hạn chế.

- Trong giai đoạn vừa qua sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 - 2010, biến động về thị trường (giá thức ăn tăng cao, giá sản phẩm bán ra thấp..), thiên tai liên tiếp xảy ra… ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi tỉnh nói chung và của huyện nói riêng.

- Việc xác định cơ cấu loài vật nuôi còn chưa phù hợp với xu thế và tình hình thực tiễn sản xuất: Chăn nuôi trâu được xem là lợi thế và được trú trọng tuy nhiên trong thời gian tăng trưởng của các đối tượng vật nuôi này còn thiếu tính bền vững đặc biệt là đang có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây nhất là đối với đàn trâu có xu hướng giảm mạnh (xu hướng này cũng được thể hiện trên đàn trâu của cả nước), cơ cấu giá trị, sản lượng của các đối tượng này vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong chăn nuôi của tỉnh.

- Về nguyên nhân đàn trâu có xu hướng tăng chậm:

+ Do tập quán chăn nuôi của người dân chủ yếu là để tận dụng sức kéo nên người dân thích chăn nuôi trâu hơn, nhiều hộ đã bán trâu chuyển sang nuôi trâu, mặt khác do quá trình cơ giới hoá trong nông nghiệp nhu cầu sử dụng trâu trâu cày kéo giảm nên người dân đã bán trâu.

+ Do thiếu thức ăn: Thiếu sự quy hoạch hợp lý và cần thiết về đất đai, đồng cỏ đề chăn nuôi đại gia súc; Quá trình đô thị hoá, giao đất, khoanh nuôi bảo vệ rừng đã làm diện tích chăn thả, đồng cỏ ngày càng thu hẹp, việc triển khai trồng cỏ chưa đáp ứng được nhu cầu về thức ăn, nhất là vào mùa đông. Diện tích cỏ toàn huyện đến nay mới chỉ có khoảng trên 1.600 ha, chủ yếu là trồng tận dụng chưa có sự đầu tư thâm canh nên năng xuất không cao. Mặt khác việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi còn chưa triệt để.

+ Hiệu quả chăn nuôi trâu chưa cao: Chất lượng đàn trâu của huyện còn thấp đặc biệt là ở vùng cao chủ yếu là giống trâu nội, khả năng sản xuất thấp, nếu nuôi trâu thịt thì không hiệu quả, việc luân chuyển trâu đực giống chưa được quan tâm dẫn đến tình trạng thoái hoá, giảm khả năng sản xuất. Do chăn nuôi phân tán lại thiếu đực giống nên hệ số sinh sản thấp. Do vậy nhiều người đã chuyển sang hình thức phát triển kinh tế khác như: trồng rừng kinh tế hoặc chuyển sang nuôi lợn, gà… mang lại hiệu quả cao hơn.

+ Trong thời gian qua việc thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi trâu chưa được kiểm soát tốt trong việc lựa chọn hộ chăn nuôi cũng như chất lượng trâu giống, nhiều hộ chạy theo phong trào, rất nhiều hộ tham gia dự án nuôi trâu chủ yếu là để nhận sự hỗ trợ của nhà nước mà không phục vụ mục đích phát triển chăn nuôi.

+ Ngoài ra trong thời gian qua tình hình thiên tai, dịch LMLM đã xảy ra và diễn biến phức tạp đã gây thiệt hại và ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư chăn nuôi.

- Vai trò chỉ đạo trong việc phát triển chăn nuôi của cấp uỷ Đảng, Chính quyền cơ sở ở một số địa phương chưa tốt, chưa sâu sát; lực lượng cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, cán bộ làm công tác thú y cơ sở chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình, vẫn còn thiếu kiến thức thực tế, nên tính vận động, thuyết phục người nông dân chưa cao; công tác tổng kết chuyên đề, xây dựng mô hình, tổng kết đánh giá mô hình chưa được nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)