Cơ cấu đàn trâu tại các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 74 - 76)

Bảng 4 .5 Kết quả, số lượng lớp tập huấn cho phát triển chăn nuôi trâu

Bảng 4.12 Cơ cấu đàn trâu tại các hộ điều tra

Chỉ tiêu Tổng Đực giống Cái sinh sản Trâu con

(nghé) Trâu lỡ, tơ Vùng cao 140 13 45 46 36 Vùng giữa 179 19 76 46 38 Vùng Thấp 175 16 65 52 42 Tổng đàn 494 48 186 144 116 Cơ cấu đàn (%) Vùng cao 100,00 9,29 32,14 32,86 25,71 Vùng giữa 100,00 10,61 42,46 25,70 21,23 Vùng Thấp 100,00 9,14 37,14 29,71 24,00 Tổng đàn 100,00 9,72 37,65 29,15 23,48

Mục đích chăn nuôi trâu thịt chưa mang tính chất sản xuất hàng hóa, tỷ lệ trung bình chăn nuôi trâu thịt không cao khoảng 23,48 % tổng số lượng trâu của hộ, các xã vùng thấp do thuận lợi về vị trí địa lý, gần trung tâm huyện nên các hộ dân có phần xác định rõ ràng việc chăn nuôi trâu thịt mang tính chất hàng hoá cao hơn, tỷ lệ trâu nuôi lấy thịt đạt trên 29,15 %.

Biểu đồ 4.3. Cơ cấu đàn trâu của các hộ điều tra

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Riêng vùng giữa tỷ lệ đàn đực giống lớn hơn (9 %) các vùng khác điều này cũng nói lên rằng vùng này sự dụng trâu cày kéo lớn hơn. Vùng thấp có tỷ lệ nghé và tơ lỡ (49,71 %) cao hơn điều này cũng nói lên rằng hộ vùng thấp quan tâm tới đàn trâu tốt hơn các vùng còn lại, do vị trí địa lý thuận lợi việc cập nhật thông tin cũng tốt hơn, và họ cũng đang hướng tới lượng trâu thịt hàng hóa cao hơn.

4.1.6.3. Tình hình thu nhập và hiệu quả kinh tế chăn nuôi trâu của hộ

Với quy mô chăn nuôi trâu và phương thức chăn nuôi trâu của các nhóm hộ có khả năng mở rộng thì việc tăng thu nhập ngay trên địa phương là hoàn toàn co thể thực hiện được như đã phân tích ở trên, có lẽ do điều kiện kinh tế khá hơn, lượng thức ăn gia súc dồi dào dẫn đến việc đầu tư tốt hơn cho chăn nuôi trâu, vì vậy thu nhập từ chăn nuôi trâu thịt bình quân của các hộ ở vùng này cao hơn so với các hộ khác.

Nếu so sánh thu nhập từ chăn nuôi trâu so với tổng thu từ chăn nuôi ta cũng có kết quả tương tự, điểu đó khẳng định chăn nuôi nói chung, chăn nuôi trâu thịt

nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của hộ, các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như điều kiện sản xuất thuận lợi của từng vùng.

a. Giá bán và sản lượng trâu của hộ

Hiện nay người dân bán trâu chủ yếu cho các đối tượng thu gom và người dân khác để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thịt trâu trên địa phương và khu vực lân cận. Giá bán trâu có sự khác biệt giữa các khu vực và giữa các nhóm hộ có quy mô khác nhau.

Nghiên cứu cho thấy bình quân các hộ bán 1 con trâu thịt với giá 26,68 triệu, trọng lượng bình quân trâu bán là 472,17 kg, trọng lượng này thường không được cân đo chính xác, chủ yếu dựa vào cảm quan bằng mắt, ước tính ra trọng lượng. Như vậy có thể thấy được giá bán khi xuất chuồng của trâu đạt 56.900 đ/kg.

Nhìn chung, các hộ bán trâu chủ yếu theo cảm quan bằng mắt, ước lượng trọng lượng trâu. Giá bán trâu được quy định theo giá thị trường, chủ yếu phụ thuộc rất nhiều giá cả của vào thương lái Trung Quốc. Ngoài ra giá bán trâu còn phụ thuộc rất nhiều vào ngoại hình, thể trạng, tầm vóc, giới tính của con trâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)