Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 54 - 59)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN

3.1.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có tọa độ địa lý từ

20055’ đến 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ đến 105027 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh; Tuyên Quang, Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái.

Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng TDMNPB và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), liền kề vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km và Trung tâm thành phố Hà Nội 80 km, có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng,

sông Đà và sông Lô. Nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Sở TT&TT Phú Thọ, 2010).

b. Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu

Phú Thọ là tỉnh có địa hình đa dạng, có các vùng địa hình khác nhau (đồng bằng, trung du và miền núi), khí hậu đa dạng và phân hóa mạnh, nên hình thành nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau. Các dạng địa hình của tỉnh có ảnh hưởng

đáng kể đến SXNN của tỉnh và đặc biệt là đối với lĩnh vực trồng trọt, địa hình

đồng bằng khá bằng phẳng, địa hình đồi núi khí hậu thay đổi khi càng lên cao.

Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú. Song các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là lạnh

giá, sương muối, lũ quyét… ởvùng đồi núi cũng gây trở ngại không nhỏ cho sự

phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.

Đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được chia làm tám nhóm: Nhóm bãi cát, cồn cát có diện tích 1.579 ha, chiếm 0,45 % tổng diện tích đất tự nhiên; nhóm đất lầy (J) Đất lầy có diện tích 306 ha, chiếm 0,09 % ; nhóm đất xám bạc màu (B) có diện tích 305 ha, chiếm 0,09 %; nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H) phân bốởđộ

cao từ 900 m trở lên, ở Phú Thọ chỉ có 1 loại đất là đất mùn đỏ vàng trên đá sét

64.143 ha, chiếm 18,15 % tổng diện tích tự ; nhóm đất đỏ vàng (F): Nhóm đất đỏ

vàng chiếm diện tích lớn 235.836 ha chiếm 66,75%; nhóm đất thung lũng (D)

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ hình thành ở địa hình thấp, trũng hoặc thung

lũng kín khó thoát nước, diện tích: 25,667 ha, và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) diện tích: 2.055 ha, chiếm 0,58 %.

- Khí hậu: Nhiệt độtrung bình năm 23,0 và 20,5OC (tổng nhiệt độnăm 8400

và 7500OC). Lượng mưa năm 1800mm và một số chỉtiêu độẩm, số giờ nắng,... - Đặc trưng về nước: Điều kiện tưới phân thành 04 cấp (không tưới, tưới chủđộng, bán chủđộng), ngập úng cục bộ (không ảnh hưởng, ảnh hưởng).

c. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất (Thổ nhưỡng): tỉnh Phú Thọ có 8 nhóm đất chính với 17 loại đất khác nhau. Chất lượng đất tương đối tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển.

- Tài nguyên nước tỉnh Phú Thọtương đối phong phú và đa dạng hiện có 3 sông chính là: sông Hồng, sông Lô, sông Đà, ngoài ra còn có hệ thống sông Bứa, sông Chảy, Ngòi Giành, Ngòi Lao và hàng trăm km suối thuộc hệ thống sông Hồng, sông Lô... tạo thành mạng lưới sông suối phân bốđều khắp trong phạm vi toàn tỉnh, hệ thống hồ lớn nhỏkhác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

- Tài nguyên rừng: Các tài liệu điều tra về sinh thái và tài nguyên rừng cho thấy, hệđộng thực vật rừng ởđây khá phong phú, đa dạng về nguồn gen và thành phần loài. Năm 2014 diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 194.605,4ha; tỷ lệ che phủđạt 50,6%.

- Tài nguyên khoáng sản: Theo các tài liệu điều tra về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có 241 mỏvà điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 52 mỏ nhỏ và

169 điểm quặng. Các loại khoáng sản được phân theo các vùng chủ yếu như:

Mica, Caolin, Fenspat ở Thanh Thủy, Tam Nông, Hạ Hòa; Talc, Sắt, Quăczit và Barit ở Thanh Sơn, Cẩm Khê…. Đây là những lợi thế của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng.

- Tài nguyên nhân văn: Phú Thọ là tỉnh có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống, là đất Tổ cội nguồn của dân tộc, là nơi ra đời nhà nước Văn Lang của

anh hùng hào kiệt. Trong đó, nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng và đang được trùng tu, tôn tạo... là những tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn đối với khách du lịch, nhất là các du khách quốc tế (Sở Ngoại vụ Phú Thọ, 2014).

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Tình hình phát triển kinh tế

Giai đoạn 2015-2017, kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt mức tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 7,75%/năm. Trong đó, năm 2017 kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tiếp tục tăng trưởng khá, vượt mục tiêu đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2017 theo giá so sánh 2010 ước đạt 35.634,5 tỷđồng, tăng 7,75% so với năm 2016 (vượt kế hoạch

0,25%); trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,66%; khu vực dịch vụtăng 7,48%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%.

Bảng 3.1 Kết quả phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọgiai đoạn 2015-2017 TT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) TT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ 1 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) Tỷđ 30,810 33,047 35,608 107,26 107,75 107,50 2 Thu nhập bình quân/đầu người Triệu đ/người 31,27 32,31 35,13 107,26 107,75 107,50 3 Cơ cấu kinh tế - CN-XD % 39,75 39,35 38,99 - DV % 36,24 36,84 39,01 - NN % 24,01 23,81 22,00 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ,2016-2018

Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2017: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,00% (năm 2016 24,34%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,99% (năm 2016 37,73%); khu vực dịch vụ

chiếm tỷ trọng 39,01% (năm 2016 37,93%). Cơ cấu kinh tế 2017 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ.

Đóng góp vào mức tăng trưởng chung 7,75%, khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất, đóng góp 4,0 %; tiếp theo đó là các ngành dịch

vụđóng góp 2,72 %; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 0,80 %; thuế sản phẩm đóng góp 0,23 %.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, huy động, lồng ghép các nguồn lực, nâng cao tiêu chí nông thôn mới các xã đã đạt. Tỷ lệ kiên cốhóa đường giao thông nông thôn đạt 60,2%, các công trình thủy lợi, văn hóa, y tế được cải thiện. Dự kiến trong năm 2017 sẽ

công nhận thêm 14-16 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Năm 2017, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 5.443 tỷ đồng, bằng 111% dự toán. Đẩy mạnh công tác giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong giai đoạn 2017 - 2020 cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

b. Các vấn đề xã hội

a. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2017 ước tính 1.392 nghìn người, tăng

0,7% so với năm trước, trong đó: trong đó nữ chiếm khoảng 50,5%; dân số thành thị chiếm 18,8%. Tỷ suất tăng dân số tựnhiên đạt 11,60‰, giảm 0,02‰.

Bảng 3.2 Đặc điểm dân số, lao động tỉnh Phú Thọgiai đoạn 2015-2017

TT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017 So sánh 16/15 17/16 BQ 1 Dân số 1000 người 1371 1382 1392 100,80 100,72 100,76 2 Tỷ trọng dân số - Nam % 49,44 49,44 49,45 - Nữ % 50,56 50,56 50,55 3 Lao động (trên 15 tuổi) 1000 người 743,6 751,7 759,8 101,09 101,08 101,08 4 Tỷ trọng lao động - CN-XD % 21,42 21,85 22,93 - DV % 21,44 21,84 22,41 - NN % 57,14 56,31 54,66 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2016-2018

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tếước tính

năm 2017 là 759,8 nghìn người, tăng 8,1 nghìn người so với năm 2016, trong đó:

động; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,9%, tăng 10 nghìn lao động; khu vực dịch vụ chiếm 22,4% tăng 6,1 nghìn lao động. Tỷ lệlao động đang làm

việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo ước đạt 26,7%, tăng 0,5 điểm phần

trăm; tỷ lệlao động thất nghiệp 1,60%, giảm 0,04 điểm phần trăm (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).

Về chất lượng nguồn nhân lực: Tỷ lệ lao động đang làm việc được đào tạo

năm 2017 là 25%. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo tập trung ở

thành phố, thị xã và các thị trấn huyện lỵ và các huyện đồng bằng.

Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay cần phải đầu tư hơn nữa vào giáo dục và dạy nghề, đặc biệt là ở khu vực nông thôn đểđáp ứng được yêu cầu của sản xuất, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

b) Công tác an sinh xã hội

Công tác đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền; các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện quyết

định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Năm

2017, tỷ lệ hộ nghèo là 8,81%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 7,03%;...

Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh Phú Thọ đã có 72 nghìn người nghèo

được cấp thẻ BHYT với tổng số tiền trên 346,5 tỷ đồng; hỗ trợ mua cấp thẻ BHYT cho 72 nghìn người thuộc hộ cận nghèo với tổng số tiền trên 44,7 tỷ đồng, đảm bảo 100% người nghèo, cận nghèo được cấp, sử dụng thẻ BHYT; thực hiện chi trảđầy đủ, đúng đối tượng đối với trên 257 nghìn người có công,

trong đó chi trả trợ cấp hàng tháng trên 26 nghìn người (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).

Công tác hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ khó khăn tiếp tục được đảm bảo;

năm 2017, Ngân hàng Chính sách xã hội đã đã giải quyết cho trên 33,1 nghìn

lượt đối tượng vay vốn với trên 952,6 tỷđồng, giảm 7,34% so cùng kỳ; trong đó đối tượng vay là hộ nghèo 282,7 tỷ đồng, đối tượng vay là hộ mới thoát nghèo 104,1 tỷđồng; đối tượng vay là hộ SXKD tại vùng khó khăn 132,7 tỷđồng,...

Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm được chú trọng, các chương trình đào tạo về cơ bản phù hợp với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong từng

ngành, lĩnh vực; năm 2017, ước giải quyết việc làm trên 16 ngàn lao động, đạt 103,8% so kế hoạch và tăng 10,5% so cùng kỳ; xuất khẩu lao động đạt trên 2,7

nghìn người vượt 11% kế hoạch năm, tăng 8,4%; đến nay trên địa bàn tỉnh có 52

cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong năm thực hiện tuyển mới giáo dục nghề nghiệp cho 21,3 nghìn học viên,... tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo và truyền nghềước đạt 60,5%, trong đó tỷ lệlao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)