PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
3.2.2. Nguồn số liệu
3.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Nghiên cứu chủ yếu được sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các
văn bản quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu của các tác giảđi trước, những báo cáo quyết toán hàng năm của các bệnh việc đa khoa hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọ... Bên cạnh đó, tác giảcũng tiến hành thu thập nguồn số liệu từ
các niên giám của Sở tài chính tỉnh Phú Thọ.
3.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập từ phỏng vấn điều tra theo phiếu
điều tra có sẵn. Các đối tượng điều tra bao gồm cán bộ quản lý tài chính tại các bệnh viện, một sốngười dân (bệnh nhân) trên địa bàn các huyện có bệnh viện đa
khoa hạng II được chọn làm điểm nghiên cứu. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu đểđáp ứng được mục tiêu của đề tài.
Đối với các cán bộ quản lý tại các bệnh viện, bao gồm lãnh đạo của bệnh viện, kế toán và một số cán bộ có liên quan tới công tác quản lý tài chính. Nội
dung điều tra bao gồm các đánh giá, nhận định vềcác quy định quản lý tài chính tại các bệnh viện hiện nay, thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện, đánh giá về các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo
cơ chế tự chủ và các gợi ý, đề xuất về các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
Đối với một số người dân (người bệnh), các nội dung điều tra bao gồm
đánh giá về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế,… (chịu tác động trực tiếp từ công tác quản lý tài chính theo cơ chế
tự chủ tại các bệnh viện), và các nhận định, đánh giá khác có liên quan tới công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Do điều kiện về thời gian và tài chính có hạn, tác giảđiều tra tổng số mẫu
điều tra là 120 mẫu trong đó:
Cán bộ quản lý: 60 mẫu. Các cán bộ lãnh đạo bệnh viện và các khoa, phòng được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu có chủđích tại các bệnh viện
Người dân (bệnh nhân): 60 mẫu (các đối tượng được điều tra là các bệnh nhân tới KCB tại các BV được chọn làm điểm nghiên cứu, theo luật BHYT thì
các đối tượng được chọn đều là các bệnh nhân có BHYT, phương thức chọn mẫu
được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên).
Bảng 3.6. Sốlượng và cơ cấu chọn mẫu điều tra
TT Nội dung BV Hạ Hòa BV Thanh Sơn BV Cẩm Khê Tổng 1 Cán bộ quản lý 20 20 20 60 - Cán bộ phòng tài chính 5 5 5 15 - Lãnh đạo khoa, phòng (01 Người/khoa, phòng) 14 14 14 42 - Lãnh đạo bệnh viện 1 1 1 3
2 Người dân (bệnh nhân) 20 20 20 60
3 Tổng 40 40 40 120
Nguyên tắc chọn mẫu điều tra:
Thứ nhất: Phải xác định được mục đích làm mẫu điều tra;
Thứ hai: Các mẫu điều tra phải đảm bảo chất lượng của dữ liệu thu được; Thứ ba: Các mẫu điều tra phải đảm bảo tính thực thi trên thực tế.