Đánh giá về sự hiểu biết của người dân khi có nhu cầu khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 104 - 106)

TT Nội dung Rất kém Kém Trung bình Khá Tốt Điểm BQ Mức đánh giá 1 2 3 4 5 1

Sự hiểu biết của người dân về quyền lợi, nghĩa vụ khi tới bệnh viện khám chữa bệnh

0 12 25 16 7 3,3 Trung bình

2

Sự hiểu biết của người dân về các quy định, thủ tục khi tới bệnh viện khám chữa bệnh

5 18 20 12 5 2,9 Trung bình Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Trình độ dân trí, đặc biệt là các hiểu biết của người dân về quyền lợi và

nghĩa vụ khi tới khám chữa bệnh tại các bệnh viện của bản thân sẽ góp phần làm

tăng them sốlượt người dân tới khám tại các bệnh viện. Khi họ hiểu được quyền lợi chính đáng của họ, thay vì việc ở nhà tự mua thuốc hoặc tới các thầy lang để

chữa bệnh, họ sẽ tới các cơ sở khám chữa bệnh có các trang thiết bị hiện đại để được cung cấp một dịch vụ khám chữa bệnh tốt hơn, khả năng điều trị bệnh tốt

hơn. Đồng thời qua đó làm tăng thêm nguồn thu cho các bệnh viện.

Qua điều tra cho thấy, hiện nay việc hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ khi tới khám chữa bệnh tại bệnh viện của người dân chưa được tốt, vẫn có nhiều ý kiến đánh giá người dân chưa thực sự hiểu rõ quyền lợi và nghĩa, họ vẫn có tâm lý e ngại khi tới bệnh viện khám chữa bệnh, chưa có thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mặc dù việc đi khám chữa bệnh thông thường, kiểm tra sức khỏe

định kỳ hầu hết nằm trong danh mục thanh toán của BHYT, người dân hầu như

không phải thanh toán thêm bất cứ một khoản chi phí nào khác. Do đó, kết quả đánh giá đối với tiêu chí này chỉ đạt ở mức điểm bình quân 3,3 tương ứng với mức đánh giá Trung bình.

Cùng với đó, theo đánh giá chung sự hiểu biết của người dân về các quy

trình, quy định trong thủ tục khi tới khám chữa bệnh tại bệnh viện những năm

gần đây đã được cái thiện đáng kể. Tại các bệnh viện được chọn làm điểm nghiên cứu đã chủ động bố trí nhân viên trực tại điểm nhận hồ sơ khám chữa bệnh để hướng dẫn cho người dân khi có thắc mắc, đồng thời cũng bố trí các phòng khám, các phòng ban chuyên môn phù hợp, có sơ đồ chỉ dẫn được đặt tại các nơi dễ nhìn. Do đó một bộ phận không nhỏngười dân đã dần nắm được

các bước trong khi làm thủ tục, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, đặc biệt là trong quản lý tài chính, hạn chế các tiêu cực trong quá trình khám chữa bệnh và làm thủ tục thanh toán cho người bệnh. Tuy

nhiên, đại đa số người dân, đặc biệt là đối với nhóm người già khi tới bệnh viện làm các thủ tục khám chữa bệnh như đăng ký, di chuyển đi khám bệnh vẫn hay bị nhầm lẫn, phải đi lại nhiều lần mới tìm ra khu vực mình cần đến và

đặc biệt là việc làm các thủ tục thanh toán ra viện luôn xuất hiện tình trạng thiếu các giấy tờ cần thiết theo quy định hoặc như việc “quên ký” vào các chứng từ thanh toán,... những vấn đề trên đã làm tăng thêm thời gian xử lý công việc cho nhân viên bệnh viện cũng như áp lực quá tải tại nhiều thời điểm tại các bệnh viện.

4.1.3.3 Cơ chế quản lý tài chính của các bệnh viện

Mỗi bệnh viện đều có những đặc thù riêng nên cần phải có những cơ chế

quản lý tài chính riêng để điều chỉnh. Các bệnh viện có điều kiện, cơ hội khác

nhau để phát huy, mở rộng, khai thác các nguồn thu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời phải tuân thủ pháp luật và các định

hướng của Nhà nước đề ra.

Cơ chế quản lý tài chính tại mỗi bệnh viện đa khoa hạng II góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính. Nó được xây dựng trên quan điểm thống nhất và phù hợp, từ việc xây dựng các định mức thu,

định mức chi tiêu đến quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát, quá trình đó

nhằm phát huy vài trò của cơ chế tự chủ tài chính. Việc mở rộng, khai thác nguồn thu sự nghiệp phụ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụđược giao của đơn vị và sử dụng nguồn thu tiết kiệm có hiệu quả sẽ có ảnh hưởng lớn

đến tự chủ tài chính của đơn vị. Những đơn vị có cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ có mức độ tự chủ tài chính cao hơn và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)