Đánh giá của cán bộ về cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 106 - 108)

TT Nội dung Rất kém Kém Trung bình Khá Tốt Điểm BQ Mức đánh giá 1 2 3 4 5 1 Có cơ chế phù hợp để hát huy, mở rộng, khai thác thu đúng, thu đủ, không bỏ sót nguồn thu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 0 0 34 18 8 3,57 Khá 2 Đảm bảo công bằng hợp lý trong việc phân phối , sử dụng các nguồn lực tài chính của bệnh viện 0 0 16 25 19 4,05 Khá 3 Đảm bảo sự dân chủ, mỗi cán bộđều được tham gia thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định về quản lý tài sản 0 0 8 19 33 4,42 Tốt 4 Bệnh viện có áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm chi, nhất là chi quản lý hành chính, quản lý chi các chi phí cho dịch vụ xã hội hóa y tế 0 0 17 18 25 4,13 Khá 5

Cơ chế tự kiểm tra, giám sát trong quá trình quản lý tài chính, quản lý tài sản, vật tư, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh

0 0 6 34 20 4,23 Tốt

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Tổng hợp kết quảđiều tra cho thấy, cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ hiện nay đã có vai trò cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính (các nguồn thu) nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động (các khoản chi) của đơn vị sự nghiệp có thu. Các nguồn thu của bệnh viện đã được quản lý tốt, qua đó đã phát huy, mở rộng và khai thác

tối đa nguồn thu đáp ứng được yêu cầu hoạt động tự chủ của bệnh viện. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng nếu bệnh viện làm tốt hơn công tác quản lý,

đặc biệt là việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, tạo dựng uy tín của bệnh viện trong khu vực thì các nguồn thu chính của bệnh viện từ BHYT, phí khám chữa bệnh sẽđược nâng cao hơn nữa.

Việc đảm bảo công bằng và hợp lý trong phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính của bệnh viện cũng được đánh giá cao. Đa số các ý kiến đều cho rằng các bệnh viện đã chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện

đại để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đồng thời việc phân bổ các quỹ phúc lợi, nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên cũng được coi trọng, qua

đó đã tạo động lực và thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao về làm việc tại bệnh viện.

Việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật là một trong những điểm nổi bật của các bệnh viện đa khoa hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọ những năm qua. Công tác kiểm soát chi được thực hiện nghiêm túc, qua

đó không phát hiện các khoản chi sai chế độ, định mức. Đồng thời sự hoạt động cảu Ban thanh tra nhân dân đã nâng cao ý thức tự giác trong việc quản lý chi tiêu tại các bệnh viện, coi đây như là một hình thức kiểm soát nội bộ trong các bệnh viện. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, giám sát tốt đối với các tài sản, vật tư cũng như

chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đã giúp các bệnh viện giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện.

4.1.3.4 Chiến lược phát triển của Bệnh viện

Việc chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính đã thúc đẩy các Bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu thị trường và khách hàng của mình, xây dựng và lựa chọn được các mục tiêu chiến

lược, xác định được chiến lược cạnh tranh và hợp tác cơ bản trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, một sốchính sách, chương trình kế hoạch, các biện pháp về tài

chính để thực hiện các mục tiêu và quyết định quản lý đã đềra chưa thật phù hợp với thực tế, thiếu thống nhất vềđịnh hướng. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong quản lý tài chính bệnh viện còn chưa thống nhất từ khâu lập kế hoạch, phân phối, cấp phát và kiểm tra quyết toán tài chính. Đặc biệt là chưa có hệ thống tiêu chuẩn

cũng như phương pháp để đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn chi tiêu trong bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)