TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
So sánh (%) 16/15 17/16 BQ
1 Giường bệnh kế hoạch giường 1.379 1.437 1.437 104,24 100,00 102,10 Giường bệnh thực kê giường 1.818 1.846 1.869 101,54 101,27 101,40
2 Công suất sử dụng giường bệnh KH % 131,86 128,46 130,08 97,41 101,27 99,32 3 Tổng số khám bệnh Lượt 644.416 667.094 830.137 103,52 124,44 113,50 4 Tổng số điều trị nội trú Lượt 112.578 119.657 132.766 106,29 110,96 108,60 5 Tổng số điều trị ngoại trú BN 66.610 84.019 109.619 126,14 130,47 128,28 8 Ngày điều trị trung bình BN nội trú Ngày 7,73 7,64 7,76 98,79 101,53 100,15 9 Tổng số ca phẫu thuật, trong đó: Ca 20.160 23.048 26.523 114,33 115,08 114,70 10 Tổng số thủ thuật Ca 92.504 411.066 508.834 444,38 123,78 234,54 11 Tỉ lệ chuyển tuyến % 1,43 1,39 1,49 97,55 107,04 102,18 12 Ngày điều trị nội trú ngày 739.952 736.132 834.642 99,48 113,38 106,21
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 5 bệnh viện đa khoa hạng II. Trên
cơ sở đặc điểm của các bệnh viện đa khoa hạng II trên địa bàn tỉnh, tác giả lựa chọn 03 bệnh viện làm điểm nghiên cứu bao gồm:
- Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn, đại điện cho các bệnh viện thuộc khu vực miền núi phía Tây của tỉnh.
- Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê, đại diện cho các bệnh viện thuộc vùng Trung du của tỉnh.
- Bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hòa, đại điện cho các bệnh viện thuộc khu vực trung du phía Bắc của tỉnh Phú Thọ.
3.2.2. Nguồn số liệu
3.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Nghiên cứu chủ yếu được sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các
văn bản quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu của các tác giảđi trước, những báo cáo quyết toán hàng năm của các bệnh việc đa khoa hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọ... Bên cạnh đó, tác giảcũng tiến hành thu thập nguồn số liệu từ
các niên giám của Sở tài chính tỉnh Phú Thọ.
3.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập từ phỏng vấn điều tra theo phiếu
điều tra có sẵn. Các đối tượng điều tra bao gồm cán bộ quản lý tài chính tại các bệnh viện, một sốngười dân (bệnh nhân) trên địa bàn các huyện có bệnh viện đa
khoa hạng II được chọn làm điểm nghiên cứu. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu đểđáp ứng được mục tiêu của đề tài.
Đối với các cán bộ quản lý tại các bệnh viện, bao gồm lãnh đạo của bệnh viện, kế toán và một số cán bộ có liên quan tới công tác quản lý tài chính. Nội
dung điều tra bao gồm các đánh giá, nhận định vềcác quy định quản lý tài chính tại các bệnh viện hiện nay, thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện, đánh giá về các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo
cơ chế tự chủ và các gợi ý, đề xuất về các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
Đối với một số người dân (người bệnh), các nội dung điều tra bao gồm
đánh giá về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế,… (chịu tác động trực tiếp từ công tác quản lý tài chính theo cơ chế
tự chủ tại các bệnh viện), và các nhận định, đánh giá khác có liên quan tới công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Do điều kiện về thời gian và tài chính có hạn, tác giảđiều tra tổng số mẫu
điều tra là 120 mẫu trong đó:
Cán bộ quản lý: 60 mẫu. Các cán bộ lãnh đạo bệnh viện và các khoa, phòng được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu có chủđích tại các bệnh viện
Người dân (bệnh nhân): 60 mẫu (các đối tượng được điều tra là các bệnh nhân tới KCB tại các BV được chọn làm điểm nghiên cứu, theo luật BHYT thì
các đối tượng được chọn đều là các bệnh nhân có BHYT, phương thức chọn mẫu
được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên).
Bảng 3.6. Sốlượng và cơ cấu chọn mẫu điều tra
TT Nội dung BV Hạ Hòa BV Thanh Sơn BV Cẩm Khê Tổng 1 Cán bộ quản lý 20 20 20 60 - Cán bộ phòng tài chính 5 5 5 15 - Lãnh đạo khoa, phòng (01 Người/khoa, phòng) 14 14 14 42 - Lãnh đạo bệnh viện 1 1 1 3
2 Người dân (bệnh nhân) 20 20 20 60
3 Tổng 40 40 40 120
Nguyên tắc chọn mẫu điều tra:
Thứ nhất: Phải xác định được mục đích làm mẫu điều tra;
Thứ hai: Các mẫu điều tra phải đảm bảo chất lượng của dữ liệu thu được; Thứ ba: Các mẫu điều tra phải đảm bảo tính thực thi trên thực tế.
3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
logic. Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Exel. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: thời gian, đối tượng điều tra, địa điểm điều tra, nguồn vốn NSNN cấp, nguồn vốn từ BHYT và các khoản phí, lệ phí,… Từ các kết quả phân tổ này chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,...
3.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện
tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả các số liệu thu thập được. Phương pháp này
được sử dụng để thống kê, mô tả thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ
chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoan hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọnhư dự
toán, thực hiện dự toán, quyết toán,...
- Phương pháp so sánh: Phương pháp dùng để so sánh đối chiều các chỉ
tiêu thống kê theo thời gian và không gian. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh cũng dùng để phản ánh sự khác biệt trong nhận thức, đánh giá của từng đối tượng
được khảo sát về vấn đề quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa
khoa hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phương pháp cho điểm đánh giá theo thang đo Liket 5 cấp độ.
Bằng cách cho điểm từ1 đến 5 với mức độ đánh giá từ thấp đến cao theo 5 mức điểm từ 1 tới 5 tương ứng là các mức đánh giá rất kém, kém, trung bình, khá, tốt. Trên cơ sởđó tính điểm bình quân đối với mỗi chỉtiêu được đưa ra đánh
giá tính ra số điểm đạt được của mỗi chỉ tiêu để xác định mức đánh giá đối với mỗi chỉ tiêu đó. Dựa trên thang đo khoảng (interval scale) xác định giá trị khoảng cách theo công thức:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8
Ý nghĩa các mức như sau:
1,00 – 1,80: Rất kém 1,81 – 2,60: Kém 2,61 – 3,40: Trung bình 3,41 – 4,20: Khá 4,21 – 5,00: Tốt
- Phương pháp dự báo: là phương pháp dựa vào sự suy đoán, cảm nhận
viện đa khoa được nghiên cứu và các nhận định, đánh giá của các chuyên gia về
quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II để từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá trong tương lai.
3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tài chính :
+ Nguồn thu NSNN, nguồn thu sự nghiệp, nguồn XHH y tế, nguồn khác. + Toàn bộ nội dung chi con người, quản lý hành chính, nghiệp vụ chuyên
môn,chi hoạt động của các đề án XHH y tế.
+ Kết quả hoạt động tài chính: Chênh lệch thu, chi; Kết quả trích lập các loại quỹ ; Kết quả sử dụng các quỹ.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thông qua: Nguồn nhân lực; Cơ sở vật chất; Cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương theo cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm.
Tính chỉ số hiệu quảCSHQ(%), để so sánh sự khác biệt, thay đổi về chỉ tiêu nghiên cứu giữa các thời điểm nghiên cứu.
Công thức tính CSHQ% là 1 2 1 (%) P P 100 CSHQ x P − =
Trong đó: P1 = tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu vào năm 2012.
P2 = tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu vào năm 2014.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾTỰ CHỦ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II TRÊN ĐỊA BÀN TỰ CHỦ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Tổ chức quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ hạng II tỉnh Phú Thọ
4.1.1.1. Phân cấp quản lý
Bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ là các đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, có con dấu riêng, có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, được giao các chỉ tiêu hàng năm về các hoạt động khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân trong địa bàn toàn tỉnh và nhân dân khu vực.
- Bệnh viện được xếp vào loại hình đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo trang trải một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, được thực hiện cơ chế tự
chủ vềtài chính theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế vềtài chính đối với đơn vị công lập.
- Các bệnh viện được phân loại nhóm 3 là đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập; Quyết định số 3409/QĐ-UBND ngày 18/07/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ Về việc duyệt quy hoạch phát triển hệ thống Y tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính; Chính phủ (2016), Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế
tự chủ của đơn vị công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
* Các đơn vị trực thuộc: Bệnh viện bao gồm - Ban giám đốc bệnh viện
- Khoa lâm sàng thực hiện chức năng KCB cho nhân dân.
- Khoa cận lâm sàng thực hiện chức năng phục vụcho công tác điều trị.
Các đơn vị trên tổ chức hoạt động theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy chế bệnh viện và chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của ban giám
đốc bệnh viện.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo tập trung công tác quản lý lãnh đạo tập trung thống nhất đồng thời phát huy tính độc lập, tự chủ của các đơn vị cơ sở, việc quản lý và thực hiện chi tiêu trong các bệnh viện được cụ thểnhư sau:
Phòng tài chính kếtoán là đơn vị chức năng làm đầu mối tham mưu giúp Ban giám đốc Bệnh viện ( với tư cách là đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Sở Y tế) thực hiện quản lý các nguồn tài chính trong toàn Bệnh viện, đồng thời thực hiện thu – chi trực tiếp tại bệnh viện, các nội dung thu – chi để bảo đảm cho hoạt động quản lý điều hành chung. Thanh toán các chế độ cho viên chức, lao động và chi trả các khoản chi phí cho công tác KCB.
Quản lý tài chính của đơn vị: Ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt
động thường xuyên của đơn vị ổn định trong năm và hàng năm được tăng
thêm theo tỷ lệ tăng chi của NSNN dành cho lĩnh vực sự nghiệp y tế theo định mức chi cho 1 giường bệnh. Trường hợp tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu thêm phần viện phí, lệ phí được để lại so với dự toán giao cho Bệnh viện sẽ được sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu để
bổ sung quỹ tiền lương (trong khoản 35% theo quy định) và kinh phí hoạt
động. Cuối năm NSNN giao cho hoạt động thường xuyên và phần thu sự
nghiệp nếu chi không hết được chuyển tiếp sang năm sau tiếp tục chi và quyết
toán vào niên độ kếtoán năm sau.
- Đối với các khoản chi thuộc chương trình mục tiêu thực hiện theo quy chế hiện hành: Kinh phí ngoài định mức, kinh phí chống dịch, kinh phí mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ thực hiện theo đúng quy định, trừtrường hợp đặc biệt được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với nguồn knh phí XDCB có qui chếhướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
rieng theo quy chếhướng dẫn thực hiện của Nhà nước.
Quyết định chi tiêu cho các khoản chi thường xuyên theo định mức chi tiêu nội bộ tự xây dựng, có thể cao hơn hoặc thấp hơn định mức chi hiện hành
theo quy định của Nhà nước.
Quyết định phương án phân bổ dự toán NSNN giao, ổn định cho hoạt
của mục lục NSNN trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính và của Tỉnh.
Mở rộng các hoạt động sự nghiệp theo chức năng, nhiệm vụđược giao để
phát triển nguồn thu cho bệnh viện.
Vay tín dụng, vay Ngân hàng, quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng chuyên môn tổ chức cung ứng dịch vụ KCB theo yêu cầu phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ KCB. Liên doanh, liên kết, phục vụ
chuyên môn.
Chủ động ký kết hợp đồng lao động theo yêu cầu hoạt động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật vềlao động, quyết định phương án phân bổ tiền lương, tiền công, tiền
tăng thêm cho công chức, viên chức, lao động trong toàn Bệnh viện.
Đơn vị thực hiện quản lý và chi tiêu các mục chi theo dự toán được giao theo chế độ hiện hành của Nhà nước theo các định mức tiêu chuẩn quy định chung của Tài chính.
Đơn vị thực hiện quản lý và chi tiêu các mục chi theo dự toán được giao theo chếđộ định mức hiện hành của Nhà nước, được điều chỉnh các mục chi cho phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị nhằm phát huy cao quyền tự chủ, tính sáng tạo trong điều hành, hiệu quả của nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu công tác chuyên môn toàn diện.
Phân phối kết quảtài chính trong năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc sử dụng các nguồn quĩ được thực hiện trên nguyên tắc hợp lý, đúng
mục đích, hiệu quả theo các quy định tại Nghị định số16/2015/NĐ-CP; Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành khác của nhà nước. Giám đốc bệnh viện quyết định việc sử dụng các loại quỹtrên cơ sởquy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Việc tự chủ trong quản lý, sử dụng nguồn thu và giao dịch tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số85/2012/NĐ-CP ngày
15/10/2012; Điều 16, 17 của Nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủvà các văn bản quy định hiện hành khác của Nhà nước.