Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 114 - 123)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

4.2.2. Các giải pháp cụ thể

4.2.2.1 Lập và giám sát kế hoạch ngân sách

Đây là khâu yếu trong hoạt động quản lý của bệnh viện hiện nay. Trong

cơ chế tự chủ với những khó khăn của công tác quản lý tài chính bệnh viện cần phải lập và giám sát kế hoạch ngân sách, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách một cách kiện toàn vì việc cân đối tài chính là khó khăn không những về chi

phí đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên mà ở cả việc đảm bảo cơ sở vật chất

Rà soát, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ phải có tầm nhìn xa, bao quát hết nguồn thu và các nội dung, định mức chi. Nguồn thu, mức thu, nguồn chi và định mức chi phải được xây dựng cụ

thể phù hợp với thực tế của bệnh viện. Ngoài định mức thu chi thì quy chế chi tiêu nội bộ cũng cần phải xây dựng được mức khoán chi quản lý hành chính,

định mức tiêu hao vật tư của các loại trang thiết bị y tế. Quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện càng cụ thể, chi tiết và bao quát được toàn bộ các chi tiêu thì quá trình quản lý chi tiêu càng dễ dàng, thuận lợi góp phần đảm bảo tiết kiệm chi của đơn vị.

Công tác lập dự toán phải có sự phối hợp chặt chẽ của các khoa, phòng

chuyên môn có như vậy dự toán của đơn vị mới phản ánh hết các nguồn thu, nhiệm vụ chi và phù hợp với thực tế việc cấp phát, thanh toán phải có sự kiểm tra, kiểm soát đểđảm bảo đúng dựtoán, đúng nguyên tắc và đúng mục đích.

Dự toán thu chi của các bệnh viện được lập hàng năm, trong đó bệnh viện phải lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sảncơ quan cấp trên phê, trên cơ sở đó

lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản, do vậy cũng hạn chế được việc mua sắm các tài sản không cần thiết đảm bảo việc mua sắm phù hợp với điều kiện, năng lực của từng bệnh viện. Bên cạnh đó thì việc quản lý và sử dụng tài sản phải được theo dõi trên sổ sách kếtoán và được giao cụ thể cho từng khoa phòng sử dụng. Các khoa, phòng khi tiếp nhận tài sản phải có trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản, giữ gìn để tài sản được sử dụng lâu dài. Bên cạnh việc mở rộng, khai thác nguồn thu thì việc quản lý tốt nguồn thu cũng cần phải được coi trọng để đảm bảo các nguồn thu được khai thác tối đa, quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, phù hợp với chếđộ, chính sách của Nhà nước. Công tác lập dự toán thu phải đảm bảo sát với thực tế và phù hợp với các nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyên môn được giao đồng thời phải cân đối được với các khoản chi và có tích lũy. Để nâng cao hiệu quả

quản lý các khoản thu bệnh viện cần phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng

khoa, phòng đểđảm bảo cho mỗi cá nhân đều có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụđược giao. Việc tổ chức tốt công tác thu sẽ giúp cho bệnh viện chủđộng trong các hoạt động tài chính của mình.

Các Bệnh viện cần rà soát lại quy trình quản lý và hoạt động chuyên môn,

trên cơ sở đó cắt giảm các chi phí không cần thiết. Quản lý chi tiêu nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng của cơ chế tự chủ

tài chính của đơn vị sự nghiệp công. Hiệu quả quản lý chi tiêu ở đơn vị thể hiện số kinh phí tiết kiệm được sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản phải nộp khác theo quy định.

Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát tài chính của các cơ quan chức năng thì

việc thực hiện công tác tự kiểm tra trong nội bộ bệnh viện là rất cần thiết. Để

thực hiện tốt quyền tự chủ tài chính, bệnh viện cần tạo ra một cơ chế giám sát các khoản thu và các khoản chi. Trước hết là việc hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ

phù hợp với thực tế. Công khai tài chính cũng là một biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, viên chức. Đề làm tốt công tác kiểm tra tài chính nội bộ, các bệnh viện cần xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính nội bộ. Trong kế

hoạch phải xây dựng hình thức kiểm tra, xác định rõ người chịu trách nhiệm khi kiểm tra ở từng khâu công việc, đối tượng nội dung, thời gian kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải được thực hiện ngay từđầu năm.

Hiện nay, hệ thống kiểm soát tài chính ở nước ta vẫn thực hiện theo mô hình truyền thống, kiểm soát chi tiêu chủ yếu tập trung ở các yếu tốđầu vào như chi lương, mua sắm thiết bị, điện nước. Các thông tin về kết quả hoạt động hầu

như vắng bóng. Theo tinh thần của cải cách tài chính công, thì việc trao quyền tự

chủ cho thủ trưởng và tập thể người lao động tại đơn vị quyết định những đầu vào chủ yếu để sản xuất đầu ra là rất cần thiết. Nhưng khác với nguồn tiền tư

nhân bỏ ra, nguồn tiền công nếu được phép sử dụng linh hoạt mà thiếu đi trách

nhiệm giải trình thì chắc chắn sẽ là mảnh đất tốt để tham nhũng phát sinh. Vì

vậy, sự tự chủ này cần phải đi kèm với sựgia tăng trách nhiệm đối với việc cung

ứng các đầu ra và kết quả cuối cùng.

4.2.2.2 Cải cách công tác quản lý bệnh viện

Quản lý bệnh viện là một phạm trù đòi hỏi người quản lý phải có cách nhìn tổng quan, bao quát cả về môi trường ngành Y tế cũng như các nhân tố tác

động trực tiếp đến hệ thống quản lý bệnh viện. Tự chủ tài chính là quyền tự quyết

định mọi hoạt động về việc sử dụng nguồn tài chính của chủ thể ra sao, các hình thức huy động và phân bổtài chính đểđạt được mục tiêu đề ra của đơn vị tự chủ.

Trong điều kiện Nhà nước còn bao cấp cho các bệnh viện công lập nói chung và các bệnh viện đa khoa hạng II nói riêng thì hoạt động quản lý chỉ đơn

thuần là tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Mọi hoạt động của bệnh viện đều dưới sự giám sát và quản lý của Nhà nước.

Bởi vậy, các bệnh viện chưa đa dạng hóa được các hoạt động sự nghiệp,

chưa mở nhiều hình thức khám chữa bệnh (nội trú, ngoại trú, khai thác nguồn thu từ dịch vụ, xây dựng các giải pháp tiết kiệm chi phí trong chi tiêu); chưa tạo điều kiện các kỹ thuật cao được triển khai tới từng bệnh viện.

Thực tế cho thấy Nguồn từngân sách nhà nước còn hạn chế nên các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ chưa đẩy mạnh được công tác xã hội hóa, nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại chưa được lắp đặt gây khó khăn trong việc

nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân; các bệnh viện không có cơ hội triển khai thực hiện các kỹ thuật mới mà phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Để nâng cao năng lực quản lý bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ trong cơ chế tự chủmơí̉, tác giảđưa ra một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, lập kế hoạch chiến lược. Đây là một quá trình trong đó người

lãnh đạo nhìn thấy được tương lai và triển khai những thủ tục và việc thực thi để

cần thiết đểđạt tới tương lai đó. Trong kế hoạch chiến lược người lập phải có cái nhìn bao quát không những chỉ là mục tiêu của bệnh viện mà phải có liên hệ môi

trường bên ngoài để hiểu được lực lượng và xu hướng sẽtác động đến việc hoàn thành kế hoạch đó.

Thứ hai, trong công tác chuyên môn. Các bệnh viện tổ chức tốt công tác

thường trực cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú; cung ứng đầy đủ

thuốc, hóa chất, vật tư y tế; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế chuyên môn, y đức; nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử văn hóa nghề

nghiệp cho cán bộ công nhân viên.

Thứ ba, trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Cần xây dựng kế

hoạch hoạt động theo hướng sát thực, làm tốt công tác đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo theo các chuyên ngành, kết hợp mời tuyến trên về đào tạo chuyển giao công nghệđối với một sốchuyên khoa mũi nhọn; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học.

Thứnăm, trong việc mua sắm tài sản, trang thiết bị. Các bệnh viện cần lập kế hoạch chọn ưu tiên mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các trang thiết bị

máy móc; thực hiện tốt công tác xã hội hóa y tế, liên doanh liên kết hoặc góp vốn

Thứ sáu, công tác tổ chức hành chính quản trị cần chú trọng triển khai làm tốt công tác đào tạo, quy hoạch, luân chuyển cán bộ, sắp xếp bố trí nhân lực lao

động hợp lý phù hợp tình hình thực tế của bệnh viện; làm tốt công tác bảo vệ

chính trị nội bộ, duy trì hiệu quả đường dây nóng; giải quyết kịp thời các đơn

khiếu nại của nhân dân, gia đình người bệnh. Lãnh đạo các bệnh viện cần giao bộ

phận kế toán xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch viện phí, chỉ tiêu thu các dịch vụ hàng năm; tổ chức tốt công tác thu viện phí và dịch vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí các khoản chi tiêu ngân sách; rà soát cân đối xây dựng dự toán các nguồn thu, chi hàng năm; duy trì bảo đảm đáp ứng nhu cầu chi các hoạt động

thường xuyên của bệnh viện; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với việc xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” và phần mềm “Quản lý bệnh nhân” nhằm đáp ứng được các yêu cầu quản lý nghiệp vụ của bệnh viện và quản lý tốt hồ sơ hành chính, quá trình điều trị và các xét nghiệm đối với bệnh nhân; tăng cường chất lượng thông tin của bệnh viện...

Bên cạnh đó, các bệnh viện cần tăng cường hợp tác quốc tế; duy trì mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn; đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tếtrên các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…

4.2.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu quan trọng mà ngành y tếđặc biệt quan tâm thực hiện. Để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải trên cảhai lĩnh vực, nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực cho công tác quản lý, đặc biệt là công tác quản lý tài chính của bệnh viện. Tác giảđề xuất một số giải pháp cụ thể sau:

a) Tổ chức công tác đào tạo nguồn nhân lực

Để công tác đào tạo tại các Bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ có

được hiệu quả thì việc lựa chọn hình thức đào tạo phải phù hợp với đối tượng

đào tạo. Bệnh viện cần tổ chức đào tạo cán bộ y tế với các hình thức, đối

tượng cụ thể sau:

- Đào tạo dài hạn: Khuyến khích cán bộ nhân viên của các Bệnh viện chủ động tham gia các lớp đào tạo dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ phục vụ công tác khám và điều trị bệnh tại bệnh viện cũng như trình độ quản lý, quản lý tài chính tại bệnh viện.

Đẩy mạnh công tác đào tạo liên tục, dựa trên quy hoạch cán bộhàng năm

của các Bệnh viện. Bệnh viện có các chính sách hỗ trợ cán bộđi học sau đại học, thu hút tuyển chọn những cán bộ y tế trẻcó năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị đạo đức về làm việc tại đơn vịđể phát triển đội ngũ cán bộ trẻ kế cận có

trình độ chuyên môn, năng lực quản lý tốt, đủ sức đảm nhiệm công tác trong thời kỳ mới.

- Đào tạo ngắn hạn. Sử dụng các phương pháp đào tạo ngắn hạn như cầm tay chỉ việc, hội thảo, chuyên đề.

Đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc: đối tượng là cán bộ trẻ mới được tuyển dụng vào bệnh viện (bao gồm cả cán bộ làm công tác chuyên môn và cán bộ làm công tác quản lý). Với hình thức này, Bệnh viện sử dụng cán bộ có thâm

niên công tác cao trong lĩnh vực cần đào tạo tại Bệnh viện hướng dẫn cho cán bộ

trẻ, chưa có kinh nghiệm.

Tham gia hội thảo, chuyên đề: đối tượng tham gia là cán bộ tại các phòng chức năng của Bệnh viện. Các lớp hội thảo như: Quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý vật tư, trang thiết bị, quản lý chất thải y tế, quản lý an ninh trật tự

trong bệnh viện …

Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữđể cán bộ y tế bệnh viện nghiên cứu tài liệu nước ngoài, tiếp cận kiến thức mới của thế giới về nhiều lĩnh vực: Chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành đơn vị y tế…

Bồi dưỡng trình độvi tính đểứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả nhất trong quản lý điều hành, trong chuyên môn kỹ thuật, hội chẩn từ xa qua mạng.

Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao gói kỹ thuật, nâng cao kỹ năng tay nghề cho cán bộ nhân viên y tếnhư: Tập huấn Kiểm soát nhiễm khuẩn; Cập nhật, chuẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch; Tập huấn đo chức năng hô

hấp; Cập nhật, chuẩn đoán, điều trị bệnh đái tháo đường; Tập huấn công tác lao,

quy trình điều trị lao kháng thuốc… hay các lớp tập huấn nâng cao kỹnăng, trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin, quy định mới trong quản lý tài chính đối với các bệnh viện do Sở Y tế tỉnh Phú Thọđứng ra tổ chức hoặc do các bệnh viện đa

khoa hạng II của tỉnh phối hợp tổ chức. Cùng với đó, các bệnh viện hỗ trợ kinh phí, học phí, tài liệu, sinh hoạt phí trong suốt thời gian học tập trung.

b) Hoàn thiện công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực

Công tác tuyển dụng tuyển dụng nhân lực là hoạt động để tuyển chọn nhân lực có năng lực, có trình độ chuyên môn phù hợp, có thể lực tốt và gắn bó lâu dài với sự phát triển của các bệnh viện. Để công tác tuyển dụng thực hiện tốt

trước tiên Bệnh viện cần xây dựng đề án vị trí việc làm, đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực trong thời gian tới và xây dựng kế hoạch tuyển dụng trong năm. Tuyển dụng gồm hai khâu tuyển mộ và tuyển chọn. Cả hai khâu đề cần có giải pháp

đồng bộ cụ thểnhư sau:

Để có nhiều ứng viên tham gia tuyển mộ, bệnh viện cần liên kết với các

trường Đại học Y dược trong cả nước, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; đăng tuyển rộng rãi, sử dụng các trang thông tin

đại chúng: báo, đài phát thanh, internet. Thu hút được nhiều ứng viên tiềm

năng tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh viện tuyển dụng được ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc, giầu tiềm năng. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng ưu tiên

cho nguồn cán bộ đang làm hợp đồng và học việc tại bệnh viện. Đây là những cán bộ có kinh nghiệm, có mong muốn cống hiến lâu dài cho bệnh viện, hiểu về tính chất công việc.

Phương thức tuyển dụng đúng người có trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu công việc, bốtrí đúng việc, đúng vị trí. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc xét tuyển đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai trong suốt quá trình tổ chức tuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 114 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)