Tổ chức quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 71 - 75)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ

4.1.1. Tổ chức quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa

4.1.1.1. Phân cấp quản lý

Bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ là các đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, có con dấu riêng, có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, được giao các chỉ tiêu hàng năm về các hoạt động khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân trong địa bàn toàn tỉnh và nhân dân khu vực.

- Bệnh viện được xếp vào loại hình đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo trang trải một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, được thực hiện cơ chế tự

chủ vềtài chính theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy, biên chế vềtài chính đối với đơn vị công lập.

- Các bệnh viện được phân loại nhóm 3 là đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế

công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập; Quyết định số 3409/QĐ-UBND ngày 18/07/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ Về việc duyệt quy hoạch phát triển hệ thống Y tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính; Chính phủ (2016), Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế

tự chủ của đơn vị công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

* Các đơn vị trực thuộc: Bệnh viện bao gồm - Ban giám đốc bệnh viện

- Khoa lâm sàng thực hiện chức năng KCB cho nhân dân.

- Khoa cận lâm sàng thực hiện chức năng phục vụcho công tác điều trị.

Các đơn vị trên tổ chức hoạt động theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy chế bệnh viện và chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của ban giám

đốc bệnh viện.

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo tập trung công tác quản lý lãnh đạo tập trung thống nhất đồng thời phát huy tính độc lập, tự chủ của các đơn vị cơ sở, việc quản lý và thực hiện chi tiêu trong các bệnh viện được cụ thểnhư sau:

Phòng tài chính kếtoán là đơn vị chức năng làm đầu mối tham mưu giúp Ban giám đốc Bệnh viện ( với tư cách là đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Sở Y tế) thực hiện quản lý các nguồn tài chính trong toàn Bệnh viện, đồng thời thực hiện thu – chi trực tiếp tại bệnh viện, các nội dung thu – chi để bảo đảm cho hoạt động quản lý điều hành chung. Thanh toán các chế độ cho viên chức, lao động và chi trả các khoản chi phí cho công tác KCB.

Quản lý tài chính của đơn vị: Ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt

động thường xuyên của đơn vị ổn định trong năm và hàng năm được tăng

thêm theo tỷ lệ tăng chi của NSNN dành cho lĩnh vực sự nghiệp y tế theo định mức chi cho 1 giường bệnh. Trường hợp tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu thêm phần viện phí, lệ phí được để lại so với dự toán giao cho Bệnh viện sẽ được sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu để

bổ sung quỹ tiền lương (trong khoản 35% theo quy định) và kinh phí hoạt

động. Cuối năm NSNN giao cho hoạt động thường xuyên và phần thu sự

nghiệp nếu chi không hết được chuyển tiếp sang năm sau tiếp tục chi và quyết

toán vào niên độ kếtoán năm sau.

- Đối với các khoản chi thuộc chương trình mục tiêu thực hiện theo quy chế hiện hành: Kinh phí ngoài định mức, kinh phí chống dịch, kinh phí mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ thực hiện theo đúng quy định, trừtrường hợp đặc biệt được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với nguồn knh phí XDCB có qui chếhướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

rieng theo quy chếhướng dẫn thực hiện của Nhà nước.

Quyết định chi tiêu cho các khoản chi thường xuyên theo định mức chi tiêu nội bộ tự xây dựng, có thể cao hơn hoặc thấp hơn định mức chi hiện hành

theo quy định của Nhà nước.

Quyết định phương án phân bổ dự toán NSNN giao, ổn định cho hoạt

của mục lục NSNN trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính và của Tỉnh.

Mở rộng các hoạt động sự nghiệp theo chức năng, nhiệm vụđược giao để

phát triển nguồn thu cho bệnh viện.

Vay tín dụng, vay Ngân hàng, quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng chuyên môn tổ chức cung ứng dịch vụ KCB theo yêu cầu phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ KCB. Liên doanh, liên kết, phục vụ

chuyên môn.

Chủ động ký kết hợp đồng lao động theo yêu cầu hoạt động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật vềlao động, quyết định phương án phân bổ tiền lương, tiền công, tiền

tăng thêm cho công chức, viên chức, lao động trong toàn Bệnh viện.

Đơn vị thực hiện quản lý và chi tiêu các mục chi theo dự toán được giao theo chế độ hiện hành của Nhà nước theo các định mức tiêu chuẩn quy định chung của Tài chính.

Đơn vị thực hiện quản lý và chi tiêu các mục chi theo dự toán được giao theo chếđộ định mức hiện hành của Nhà nước, được điều chỉnh các mục chi cho phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị nhằm phát huy cao quyền tự chủ, tính sáng tạo trong điều hành, hiệu quả của nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu công tác chuyên môn toàn diện.

Phân phối kết quảtài chính trong năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của

đơn vị sự nghiệp công lập.

Việc sử dụng các nguồn quĩ được thực hiện trên nguyên tắc hợp lý, đúng

mục đích, hiệu quả theo các quy định tại Nghị định số16/2015/NĐ-CP; Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành khác của nhà nước. Giám đốc bệnh viện quyết định việc sử dụng các loại quỹtrên cơ sởquy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Việc tự chủ trong quản lý, sử dụng nguồn thu và giao dịch tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số85/2012/NĐ-CP ngày

15/10/2012; Điều 16, 17 của Nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủvà các văn bản quy định hiện hành khác của Nhà nước.

4.1.1.2. Nguồn tài chính của đơn vị

a) Nguồn tài chính được giao tự chủ

- Nguồn thu sự nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh (bao gồm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và viện phí). Cụ thể:

+ Nguồn thu được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.

+ Nguồn thu viện phí (không có BHYT): Thực hiện theo quy định của cơ

quan có thẩm quyền (Hiện nay là Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh Phú Thọ quy định giá dịch vụ KCB, chữa bệnh không thuộc phạm vụ thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Phú Thọ quản lý).

- Nguồn thu phí theo pháp luật quy định về phí, lệphí, được để lại chi theo

quy định (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên nếu có). - Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

b) Nguồn tài chính không giao tự chủ

- Nguồn thu theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí được để lại theo

quy định (phần được để lại chi các hoạt động không thường xuyên nếu có).

- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có) gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ; Kinh phí

chương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết

định của cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất

được cấp trên giao;

- Nguồn viện trợ, tài trợtheo quy định của pháp luật.

4.1.1.3. Quy định sử dụng nguồn tài chính của đơn vị

a) Chi thường xuyên

Đơn vịđược chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự chủ theo

quy định được nêu trên bao gồm:

- Chi tiền lương: Chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp do Nhà nước quy định (kể cả khi nhà nước điều chỉnh tiền lương thì đơn vị cũng phải tựđảm bảo tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị).

+ Đối với các nội dung chi đã có định mức theo quy định của Nhà nước:

Căn cứ vào khảnăng tài chính mà Bệnh viện được quyết định mức chi cao hơn

hoặc thấp hơn so với mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Việc thực hiện phải được quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộhàng năm của

đơn vị (Quy chế chi tiêu nội bộ được đơn vị xây dựng, bổ sung và thông qua hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động hàng năm và báo cáo xin ý kiến của cơ

quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành). Riêng đối với tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, nhà làm việc, trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng,

công tác phí nước ngoài, tiếp khách nước ngoài: Đơn vị không được quyết định mức chi cao hơn mức quy định của Nhà nước.

+ Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng định mức chi cho phù hợp và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của

đơn vị.

+ Căn cứ vào tính chất công việc, Thủtrưởng đơn vị có quyền quyết định

phương thức khoán chi cho từng bộ phận, khoa/phòng trực thuộc nhằm sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.

- Trích khấu hao tài sản cố định theo quy định: Số kinh phí thu khấu hao

được hạch toán vào Quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện để duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ

cho hoạt động chuyên môn. Số thu khấu hao của các tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động được sử dụng để chi trả gốc tiền vay, lãi vay theo các hợp

đồng vay vốn, huy động vốn.

b) Chi nhiệm vụkhông thường xuyên

Đơn vị chi theo quy định của Luật ngân sách và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí được nêu tại quy định về nguồn tài chính không giao tự

chủở trên.

4.1.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)