Công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 26 - 33)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO

2.1.3. Công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện

2.1.3.1. Khái niệm quản lý tài chính tại các bệnh viện

Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý sử

dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối

tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định.

Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra. Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả

và hiệu năng hoạt động của tổ chức.

Tài chính được thể hiện là sự vận động của các dòng vốn gắn với sự tạo lập và sử dụng những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội trong đó

phản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể.

Quản lý tài chính trong các cơ quan HCNN là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong các

cơ quan HCNN đểđạt những mục tiêu đã định.

Đối tượng quản lý của Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị, đó

chính là hoạt động tài chính của những cơ quan, đơn vị này. Đó là các mối quan hệ kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ

tiền tệ trong mỗi cơ quan, đơn vị. Cụ thể là việc quản lý các nguồn tài chính cũng như những khoản chi đầu tư hoặc các khoản chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.

Để Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị; cơ quan, đơn vị sử dụng nhiều

phương pháp cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau nhưng mục đích hướng đến của quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vịcũng là tính hiệu quả trong hoạt động

tài chính để nhằm đạt đến những mục tiêu đã định (Bộ Nội vụ, 2011).

Như vậy, quản lý tài chính trong các bệnh viện là việc sử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau nhưng mục đích hướng đến là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính của các bệnh viện nhằm đạt đến những mục tiêu đã định.

Quản lý tài chính trong các bệnh viện bao gồm quản lý các nguồn thu,

quản lý tài sản, quản lý tiền mặt, quản lý chi và việc chấp hành chế độ kế toán,

quyết toán tài chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

a) Quản lý các nguồn thu

Hình thành ngân sách của bệnhviện và được quản lý thống nhất theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp bao gồm: Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm, thu viện phí và bảo hiểm y tế, thu về việntrợ (nếu có), thu về thanh lý, nhượng

bán tài sản, thu dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, các khoản thu khác như trợcấp khó khăn,quỹhỗtrợ khác.

Các nguồn thu tài chính của bệnh viện phải được lập kế hoạch từng năm

trên cơsởđịnhmức của Nhà nước quy định, địnhmức do bệnhviện xây dựngđã đượccơ quan chủquảnduyệt và dự báo vềkhảnăng thu.

- Nguồn thu viện phí và bảohiểm y tế

Nguồn thu viện phí và bảohiểm y tếđược Nhà nước quy định là một phần

ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng.

Các nguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng tài chính

kế toán củabệnh viện theo chếđộ kế toán hành chính sựnghiệp.

Giá viện phí do giám đốc bệnhviệnđề xuất, phù hợpvới tình hình kinh tế

xã hội của địa phương và được cấp trên có thẩm quyền duyệt. Bảng giá phải được niêm yết công khai. Trưởng phòng tài chính - kế toán chịu trách nhiệm thu

viện phí đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh và

hạch toán các khoản thu viện phí theo chếđộ quy định.

Đối với việc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp có thẩm quyền duyệt. Bệnh viện không được tuỳtiệnđặt giá.

Trưởng các khoa trong bệnh viện có trách nhiệm ký duyệt bảng kê các

khoản chi cho ngườibệnh để làm căncứ cho phòng tài chính - kế toán thực hiện việc thu viện phí.

Việc thu viện phí trực tiếpcủa ngườibệnhphảisửdụng hoá đơn theo mẫu

quy địnhcủaBộ Tài chính, một liên của hoá đơnphảitrả cho ngườibệnh.

Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thì phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thu viện phí từcơ quan bảohiểm y tế.

Giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm xét

miễn,giảmviện phí cho ngườibệnh theo chế độ quy định.

Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác được Nhà nước quy định là một phần ngăn sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụngđượchạch toán theo chếđộ kế toán hành chính sự nghiệp.

Khi bệnhviện tiếp nhậntiền, hàng viện trợ phải làm các thủtục xác nhận việntrợ theo quy định.

Các loại tài sảnđượcviệntrợphảihạch toán tăngnguồnvốn và quản lý theo quy địnhnhư các tài sảnđược mua bằngnguồnvốnsựnghiệp do Nhà nướccấp.

b) Quản lý tiền mặt

Tất cả các nguồn thu bằng tiền mặt của bệnhviện phải được quản lý chặt chẽ theo đúngchếđộ Nhà nước quy định.

Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm trước trưởng phòng tài chính - kế toán và giám đốc bệnh viện về bảo quản, thu, chi và bồi thường nếu thiếu hụt ngân

quỹ theo quy định.

Trưởng phòng tài chính - kế toán và thủ quỹ phải tổ chức kiểm kê quỹ địnhkỳ hàng tháng và độtxuấtnếu có lệnhcủacấp trên.

Giám đốc bệnh viện không được tuyển dụng cha, mẹ, vợ, chồng, con của trưởng phòng tài chính-kế toán củabệnhviện làm thủquỹ.

c) Quản lí chi

Các khoản chi đều phải có kế hoạch được duyệt, thực hiện đúng các quy

địnhcủa luật ngân sách, chếđộkế toán hành chính sựnghiệp, chếđộđấu thầu và mua sắm tài sản.

Các khoản chi phải đúngchếđộ, địnhmức do cơ quan có thẩmquyền quy

định và được giám đốcbệnhviện duyệt chi.

Chứngtừ chi kể cả tạm ứngphải được lập theo đúng quy định. Khi thanh toán các khoản chi, tạmứngphải có đầyđủ chứng từ, hoá đơnhợp pháp. Trường hợpđặcbiệt khi bệnh viện phải mua mộtsố vậtdụng, súc vật... theo kếhoạch đã được giám đốcduyệtđểphụcvụ thí nghiệm, nghiên cứu,chữabệnh mà không có hoá đơn do cơ quan tài chính phát hành thì người thanh toán phải có bảng kê chi

tiết ghi rõ địachỉ,họ tên và chữ kí củangười bán hàng.

Trườnghợpđặcbiệt nhưcấpcứu,tử vong... cầnphải chi mộtsố tiền khẩn cấp mà chưa đủ thủ tục hoặc chế độ, giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyềnphải ra lệnhbằng văn bản và chịu trách nhiệm.Trưởng phòng tài chính-kế

toán và thủ quỹ chi kịp thời để đảm bảo công việc; sau đó báo cáo lại giám đốc

và cơ quan quản lý tài chính cấp trên đểgiải quyết.

Việc chi phải được hạch toán đúng mục lục ngân sách Nhà Nước quy

định.Không được dùng nguồn kinh phí hành chính sự nghiệp để chi cho xây

dựngcơbản,lậpquỹ phúc lợi.

d) Quản lí tài sản

Tài sản của bệnh viện khi xây dựng hoàn thành, mua sắm, tiếp nhận từ mọi nguồn theo quy định tại điểm 1.1 của quy chế này đểu phải được ghi thể hiện, phản ánh trên sổ sách kế toán theo chế độ kế toán hành chính sựnghiệp và

đảmbảo các thủ tục cần thiếtvề đấu thầu, chọnthầu xây dựng, mua sắm tài sản

theo quy định.

Việcsửdụngvậttư, tài sảncủabệnhviệnphảicăncứ theo định mức. Tài sản phảiđược giao trách nhiệmquản lý tới giám đốc,trưởng khoa, trưởng phòng và cá nhân, bảodưỡngđịnhkỳ theo quy địnhkĩthuậtbệnhviện. Tài sản cốđịnh mang ra

khỏibệnhviệnđểthựchiệnnhiệmvụphải có ý kiếnđồng ý của giám đốc.

Tài sản cố định và vật rẻ tiền mau hỏng của bệnh viện khi thanh lý,

nhượng bán phải thực hiện theo chế độ quản lý công sản của Nhà nước. Trường hợpcầnđiếuchuyển tài sản cốđịnh cho các đơn vị khác phải xin ý kiếncấp trên và cơ quan quản lý công sản; bệnh viện không đượctuỳtiện cho nơi khác.

Các vậttư kỹthuật và vật tư chuyên dùng, máu, dịch truyền sau khi mua,

tiếp nhận phải nhập kho.Vật tư nào chưa có giá phải tổ chức hôi đồng đánh gía khi xuất kho phải có lệnhcủa giám đốcbệnhviệnhoặcngườiđượcuỷquyền.

Thủ kho phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý kho, chịu trách nhiệm bồi thường nếu mất, thiếu hụt vật tư, tài sản và các trách

nhiệm pháp luật khác theo quy định.

Vật tư, tài sản, đất đai, công nghệ... của bệnh viện đem góp vốn liên doanh, góp vốncổ phần (nếu có) phải đượccấp có thẩm quyền phê duyệt và xác

địnhvề mặt giá trị.

e) Việc chấp hành chế độ kế toán, quyết toán tài chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán

Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được thực hiện theo các quy định

nghiệp. Các bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế, có nhiệm vụ chấp hành nghiêm

chỉnhchếđộkế toán tài chính sựnghiệp.

Bệnh viện có trách nhiệm lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho

cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính theo quy định: dùng các báo cáo tài chính

để phân tích và đánh giá hiệu quả sửdụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹđể phục vụ cho công tác quản lý tài chính và quản lý chung củabệnhviện.

Bệnh viện chịu sự kiểm tra tài chính của cơ quan chủ quản, thanh tra tài chính và kiểm toán khi có quyếtđịnhcủacơ quan có thẩmquyền.Bệnh việnphải đảm bảo lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và công tác quản lý tài chính củađơnvị(Điều Trị, 2012).

2.1.3.2. Đặc điểm quản lý tài chính tại các bệnh viện công

Quản lý tài chính tại các bệnh viện trước hết phải mang đặc điểm chung của quản lý nhà nước về tài chính tại các đơn vị công lập, cụ thể:

- Quản lý tài chính là một loại quản lý hành chính nhà nước

- Quản lý tài chính được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan của nhà

nước và tuân thủ những quy phạm pháp luật của nhà nước.

- Quản lý tài chính là một công cụ và phương thức quan trọng trong việc

huy động các nguồn lực tài chính và phân bổ nó nhằm thực hiện các chức năng,

nhiệm vụ của nhà nước đối với xã hội (Bộ Nội vụ, 2011).

Bên cạnh đó, do tính chất riêng biệt của tài chính tại các bệnh viện nên công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện cũng có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

- Việc sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và các nguồnđược coi là ngân sách Nhà nước cấpnhư:viện phí, bảohiểm y tế,viện trợ...phải đượcthựchiện theo đúngchếđộđịnhmức qui địnhcủa Nhà nước.

- Quản lý tài chính phảihướngtớimục tiêu tăngnguồn thu hợp pháp, cân đối

thu chi, sửdụng các khoản chi có hiệuquả,chống lãng phí, thực hành tiếtkiệm.

- Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng trong khám bệnh, chữabệnh cho các đốitượngưu đãi xã hội và người nghèo.

- Công tác quản lý phảitiếntớihạch toán chi phí và giá thành khám bệnh, chữabệnh.

- Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính trong

2.1.3.3. Nguyên tắc quản lý tài chính tại các bệnh viện

Để quản lý nhà nước về tài chính đạt hiệu quả cần quán triệt các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản của tổ chức nhà

nước và cũng là nguyên tắc quan trọng trong quản lý nhà nước về tài chính. Nguyên tắc này đòi hỏi việc huy động các nguồn lực tài chính của xã hội phải

được tập trung thống nhất để thực hiện các mục tiêu chung của quốc gia. Tuy

nhiên, trong quá trình huy động phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính

cũng chú ý đến việc phát huy dân chủ để kích thích các tiềm năng và sáng tạo của các đơn vị, địa phương và cơ sở trong việc khai thác các nguồn lực tài chính

để thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị một cách hiệu quả.

- Nguyên tắc hiệu quả 21: Hiệu quả là nguyên tắc quản lý tài chính quan trọng. Nguồn lực tài chính của đất nước luôn luôn có hạn. Vì vậy, để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu chung của đất nước cần sử

dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả.

- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất là tuân thủ những quy đinh chung từ trên xuống dưới, từ Trung ương tới các địa phương, nhằm đảm báo tính công bằng, bình đẳng và hiệu quả trong viêc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai và minh bạch là một chuẩn mực quan trọng trong việc hội nhập kinh tế và hội nhập tài chính quốc tế. Vì vậy, cần phải công khai minh bạch trong quản lý tài chính để chủ động hội nhập tài chính thành công (Bộ Nội vụ, 2012).

2.1.3.4. Quản lý tài chính trong môi trường tự chủ

Quản lý bệnh viện là một phạm trù đòi hỏi người quản lý phải có cách nhìn tổng quan, bao quát cả về môi trường ngành Y tế cũng như các nhân tố tác

động trực tiếp đến hệ thống quản lý bệnh viện. Tự chủ tài chính là quyền tự quyết

định mọi hoạt động về việc sử dụng nguồn tài chính của chủ thể ra sao, các hình thức huy động và phân bổtài chính đểđạt được mục tiêu đề ra của đơn vị tự chủ.

Trong điều kiện Nhà nước còn bao cấp cho các bệnh viện công lập thì hoạt động quản lý chỉ đơn thuần là tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Mọi hoạt động của bệnh viện đều dưới sự giám sát và quản lý của Nhà nước. Bởi vậy, các bệnh viện chưa đa dạng hóa được các hoạt động sự nghiệp, chưa mở nhiều hình thức khám chữa bệnh (nội trú,

ngoại trú, khai thác nguồn thu từ dịch vụ, xây dựng các giải pháp tiết kiệm

chi phí trong chi tiêu); chưa tạo điều kiện các kỹ thuật cao được triển khai tới từng bệnh viện.

Tuy nhiên, nguồn từ ngân sách nhà nước còn hạn chế nên các bệnh viện

chưa đẩy mạnh được công tác xã hội hóa, nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại

chưa được lắp đặt gây khó khăn trong việc nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân; các bệnh viện tuyến huyện không có cơ hội triển khai thực hiện các kỹ thuật mới mà phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Trong cơ chế tự chủ tài chính, các bệnh viện công không còn được Nhà

nước bao cấp mà phải tự chủ vềtài chính cũng như tự tổ chức sắp xếp lại bộ máy sao cho hiệu quả và phải hoàn thành chỉ tiêu do Nhà nước đề ra. Vậy, tự chủ tài chính trong các bệnh viện công diễn ra như thế nào?

Các bệnh viện công tự chủ về tài chính nhưng có sự tham gia một phần của Nhà nước trong điều phối hoạt động thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Theo cơ chế tự chủ, các bệnh viện được linh động trong tổ chức và hoạt

động để đáp ứng nhu cầu của người bệnh cũng như giải quyết được nhiều khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)