PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
3.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện
tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả các số liệu thu thập được. Phương pháp này
được sử dụng để thống kê, mô tả thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ
chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoan hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọnhư dự
toán, thực hiện dự toán, quyết toán,...
- Phương pháp so sánh: Phương pháp dùng để so sánh đối chiều các chỉ
tiêu thống kê theo thời gian và không gian. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh cũng dùng để phản ánh sự khác biệt trong nhận thức, đánh giá của từng đối tượng
được khảo sát về vấn đề quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa
khoa hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phương pháp cho điểm đánh giá theo thang đo Liket 5 cấp độ.
Bằng cách cho điểm từ1 đến 5 với mức độ đánh giá từ thấp đến cao theo 5 mức điểm từ 1 tới 5 tương ứng là các mức đánh giá rất kém, kém, trung bình, khá, tốt. Trên cơ sởđó tính điểm bình quân đối với mỗi chỉtiêu được đưa ra đánh
giá tính ra số điểm đạt được của mỗi chỉ tiêu để xác định mức đánh giá đối với mỗi chỉ tiêu đó. Dựa trên thang đo khoảng (interval scale) xác định giá trị khoảng cách theo công thức:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8
Ý nghĩa các mức như sau:
1,00 – 1,80: Rất kém 1,81 – 2,60: Kém 2,61 – 3,40: Trung bình 3,41 – 4,20: Khá 4,21 – 5,00: Tốt
- Phương pháp dự báo: là phương pháp dựa vào sự suy đoán, cảm nhận
viện đa khoa được nghiên cứu và các nhận định, đánh giá của các chuyên gia về
quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II để từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá trong tương lai.