Đánh giá của cán bộ về chiến lược phát triển của các bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 108 - 111)

TT Nội dung Rất kém Kém Trung bình Khá Tốt Điểm BQ Mức đánh giá 1 2 3 4 5 1 Chiến lược mở rộng các dịch vụ xã hội hóa y tế 0 0 15 35 10 3,92 Khá 3

Chiến lược đào tạo, đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

0 0 14 32 14 4,00 Khá

4

Chiến lược đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kỹ thuật mới

0 0 15 34 11 3,93 Khá

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Theo đánh giá chung, các chiến lược mở rộng các dịch vụ xã hội hóa y tế

của các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế. Công tác xã hội hóa y tế còn diễn ra chậm. Một số dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu đã được triển khai như tại bệnh viện HạHòa được triển

khai trong năm 2015, bệnh viện Thanh Sơn được triển khai trong năm 2016,…

tính đến hết năm 2016, 100% bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ đều đã

triển khai dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu xong chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân do đó chưa thu hút được nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, do chuyển qua hoạt động theo cơ chế tự chủ, các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ đã chú trọng công tác tự kiểm tra giám sát

trong quá trình quản lý tài chính, quản lý tài sản, vật tư, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Đa số các ý kiến đánh giá đều cho rằng công tác tự kiểm tra, giám sát của các bệnh viện đã được thực hiện tốt. Qua đó góp phần quản lý hiệu quả nguồn tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, vật tư của bệnh viện. Đồng thời chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được nâng lên, giảm các biểu hiện tiêu cực đối với người dân.

Về chiến lược phát triển bệnh viện trên các phương diện nguồn nhân lực đã được các bệnh viện quan tâm, đề ra các chính sách và hành động cụ thể. Các quỹ phúc lợi được trích lập công khai, minh bạch, thu nhập của cán bộ, nhân viên

tại bệnh viện ngày càng dược nâng cao. Việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn được bệnh viện khuyến khích và được cấp kinh phí cho các cán bộ, nhân

viên theo quy chế chung của bệnh viện. Bên cạnh đó bệnh viện còn chú trọng công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, công tác chỉ đạo chuyên môn tuyến cơ sở, công tác đào tạo nâng cao tay nghềcho đội ngũ y, bác sĩ và củng cố xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị… Bên cạnh việc triển khai công tác đào tạo chuyên sâu và đồng bộ các chuyên ngành. Các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ còn tăng cường thu hút cán bộ bằng nhiều hình thức đãi ngộ nhất là những Bác sỹcó trình độ cao chuyên khoa sâu, bổ xung thêm nhân lực. Cụ thểnhư tại bệnh viện đa khoa Cẩm Khê, trong thời gian qua, bệnh viện đã tạo điều kiện thuận lợi để các y, bác sĩ được theo học các lớp đại học, sau đại học và đi học theo hình thức cầm tay chỉ việc tại một số bệnh viện tuyến Trung ương như: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, bệnh viện Quân y 108. Hàng tuần, bệnh viện đều mời chuyên gia từ các bệnh viện lớn về hướng dẫn,

đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ, y, bác sĩ trong bệnh viện đồng thời tổ

chức các lớp tập huấn, rèn luyện kỹ năng, tác phong làm việc của cán bộ công nhân viên chức trong bệnh viện và tổ chức bỏ phiếu kín, đánh giá, bình xét năng

lực chuyên môn của từng người hàng tháng, hàng năm để nâng cao ý thức trách nhiệm, tay nghề của các y, bác sĩ.

Đối với chiến lược đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kỹ thuật mới. Các bệnh viện đã có các chính sách cụ thể, coi đây là phương hướng quan trọng để phát triển và nâng cao vị thế của bệnh viện. Cụ thể như trong 2 năm 2014, 2015, từ nguồn vốn vay của ngân hàng Sacombank, bệnh viện đa khoa Thanh Sơn đã tập trung xây mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân với tổng số vốn lên tới gần 40 tỷ đồng. Về cơ sở hạ tầng, xây mới khoa khám và điều trị theo yêu cầu với 50 giường bệnh; sửa chữa các khoa điều trị đã xuống cấp như: Khoa cấp cứu, khoa xét nghiệm, phòng mổ… Các trang thiết bị máy móc hiện đại như: Hệ thống chụp CT Scanner, dây chuyền lọc máu chạy thận nhân tạo, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy chạy thận… được đầu tư. Nhờ đó, nhiều kỹ thuật

lâm sàng, cận lâm sàng mới đã được bệnh viện áp dụng thành công gồm: Phẫu thuật kết hợp xương đùi, phẫu thuật thoát vị bẹn trẻ em, kỹ thuật bảo quản máu… góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

Tuy nhiên, các chiến lược trên vẫn chỉđược đánh giá ở mức khá, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Để các bệnh viện có thể phát triển đạt các mục

tiêu, đặc biệt là mục tiêu tự chủ 100% về tài chính thì các bệnh viện cần phải xây dựng một chiến lược toàn diện hơn nữa, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, phát triển đúng hướng các dịch vụ thu hút được sự quan tâm cũng như nhu cầu của người dân trong khám chữa bệnh, thu hút được đội ngũ ngân viên y tế có chất lượng cao để qua đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo dựng uy tín và thương hiệu đối với các bệnh viện.

4.1.3.5 Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện

Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, những năm qua, các Bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ đã tích cực, chủ động trong công tác đào tạo nguồn nhânlực, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ. Đồng thời các bệnh viện cũng phát triển được các kỹ thuật mới về các lĩnh vực như xét nghiệm, hồi sức cấp cứu, phẫu thuật kết hợp xương. Cùng với áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào khám, chữa bệnh, công tác cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngày càng được đổi mới. Theo đó duy trì và nâng cấp cơ sở vật chất tại các khoa, đặc biệt là Khoa khám bệnh, trang bị đầy đủ ghế ngồi chờ, quạt, bố trí hợp lý các khu,

phòng, đảm bảo thuận tiện cho người dân đến khám, chữa bệnh. Đồng thời, nhằm đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Bệnh viện đã thành lập đường dây nóng nhằm tăng cường tiếp nhận, xử lý các ý kiến phản ánhcủa người bệnh về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Xây dựng phong cách, thái độ phục vụ văn minh, thân thiện, không tiêu cực. Đồng thời xây dựng và triển khai thực hiện các quy trình kỹ thuật sử dụng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh. Với sự thay đổi trong phương thức quản

lý cũng như việc đầu tư nâng cấp các trang thiết bị y tế phục vụ công tác chuyên môn, việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây đã dần tạo dựng được uy tín, được

người dan đánh giá cao. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư của NSNN ngày càng giảm, bởi những năm trước, bệnh viện được tỉnh cấp ngân sách nhà nước/giường bệnh theo định mức quy định còn có nguồn kinh phí để bù đắp phần chênh lệnh giá giữa 2 nhóm đối tượng bệnh nhân thì hiện nay việc cấp kinh phí đã dần chuyển vềcơ chế tự chủnên đã giảm mạnh. Mặt khác, do tốc độ bao phủ của thẻ

BHYT bắt buộc vẫn đạt được chỉ tiêu như mục tiêu đề ra, Về giá thu dịch vụ KCB chưa được điều chỉnh phù hợp và thống nhất giữa các đối tượng bệnh nhân, giá thu của bệnh nhân không có BHYT chưa điều chỉnh kịp lộtrình tăng giá dịch

vụ KCB. Việc chênh lệch giá gây khó khăn lớn cho Bệnh viện khi thực hiện tự

chủ tài chính. Do đó chất lượng cơ sở vật chất, cũng như một phần không nhỏ

các thiết bị y tế lạc hậu so với các bệnh viện tuyến tỉnh nên sự đánh giá của

người dân vềcơ sở vật chất và trang thiết bị là chưa cao, chỉđạt mức điểm bình

quân là 3,4 tương đương mức đánh giá Trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh phú thọ (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)