Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 87 - 89)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Huy động vốn ngắn hạn (1a) 1.186,92 1.428,87 1.526,83 Dư nợ ngắn hạn (2a) 834,20 1.177,2 1.638,13

Tỷ lệ đáp ứng (%) 142,28 121,37 93,21

Huy động vốn trung và dài hạn 500,98 728,56 825,67 Dư nợ trung, dài hạn (2b) 445,30 585,11 907,29

Tỷ lệ đáp ứng (%) 112,5 124,52 91

Nguồn: Phòng quản lý nội bộ BIDV chi nhánh Kinh Bắc Nguồn vốn huy động phải có kỳ hạn phù hợp với kỳ hạn sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn. Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, nguồn vốn huy động ngắn hạn đã đáp ứng toàn bộ nhu cầu tín dụng ngắn hạn. Tỷ lệ cho vay tín dụng ngắn hạn đã đạt 80% kế hoạch đặt ra, huy động vốn ngắn hạn đã đạt kế hoạch chỉ tiêu hội sở giao. Tỷ lệ đáp ứng cho vay ngắn hạn tăng liên tục qua các năm.

Xét về huy động vốn trung và dài hạn so với cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh cho thấy, chi nhánh không huy động được nguồn vốn trung và dài hạn, trong khi xu hướng cho vay trung và dài hạn tăng dần qua các năm. Từ năm 2016, sau khi NHNN tiếp tục áp dụng các biện pháp mạnh để khống chế trần lãi suất, mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh kéo theo mặt bằng lãi suất cho vay

giảm mạnh và ổn định. Bên cạnh đó lãi suất huy động dài hạn so với các ngân hàng khác thấp hơn nên nguồn vón huy động này đã không thu hút được khách hàng gửi tiền. Trước tình hình đó, doanh số cho vay với kỳ hạn trung và dài hạn tăng lên theo các năm. Để đáp ứng nhu cầu vay trung và dài hạn cho khách hàng, chi nhánh đã sử dụng toàn bộ phần huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

Theo quy định tại thông tư 36/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tối đa là 60%. Đối với chi nhánh, nguồn vốn huy động ngắn hạn dưới 1 năm chiếm tới 100%, còn dư nợ trung và dài hạn chiếm tới 20%, do đó nguồn vốn huy động trung dài hạn tại chi nhánh không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung dài hạn. Điều này cho thấy chi nhánh phải sử dụng một lượng vốn ngắn hạn đáng kể để cho vay trung dài hạn dẫn đến rủi ro thanh khoản của chi nhánh rất cao. Trong những năm tới chi nhánh cần áp dụng các biện pháp để tăng cường huy động vốn trung và dài hạn để tránh mất cân đối trong kỳ hạn huy động và cho vay, ảnh hưởng tới thanh khoản của chi nhánh.

4.1.5.2. Xét về thị phần huy động vốn

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế, chính trị- xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có khá nhiều chuyển biến. Số lượng các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có xu hướng tăng, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Trong điều kiện như vậy, số lượng các ngân hàng ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn huy động vì đây là nguồn vốn rẻ và mang tính cạnh tranh và có chi phí thấp. BIDV Kinh bắc là chi nhánh còn non trẻ mới ra đời nên khách hàng chưa biết nhiều và có tỷ lệ huy động vốn còn khiêm tốn so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác. Mặc dù hoạt động huy động của BIDV Kinh Bắc có tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt ở mức cao, tuy nhiên do nền vốn thấp, số lượng NHTM tham gia thị trường ngày càng gia tăng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt là mảng huy động vốn từ dân cư. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng Chi nhánh Kinh Bắc cũng đã có những chiến lược nhằm gia tăng thị phần và đẩy mạnh huy động vốn của mình trên địa bàn. Từ đó khiến thị phần huy động vốn của BIDV Kinh Bắc chỉ duy trì ở mức thấp, thường xuyên ở mức trên dưới 3%. Dưới đây là biểu đồ tổng hợp doanh số và thị phần huy động của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Cụ thể;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 87 - 89)