Thực trạng hoạt động huyđộng vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.Thực trạng hoạt động huyđộng vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát

TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH KINH BẮC 4.1.1. Huy động vốn từ vốn sở hữu

Bảng 4.1. Tổng tài sản và vốn sở hữu của BIDV Kinh Bắc (2016-2018)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2016 2017 2018 2017- 2016 2018- 2017 Tổng tài sản 1.897,91 2.373,44 2.617,39 475,53 243,95 Tổng nguồn vốn huy động 1.632,22 2.013,98 2.434,12 381,76 420,14 Vốn chủ sở hữu 265,69 359,46 183,27 93,77 (176.19) Lợi nhuận trước thuế 21,20 33,35 65,76 +12,15 +32,41 Lợi nhuận sau thuế 15,9 25,01 49,32 +9,11 +24,31 Tỷ lệ Tổng tài sản/Tổng

nguồn vốn huy động 1,16 1,17 1,08 0,01 0,09 Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ chi nhánh BIDV Kinh Bắc Qua bảng trên cho ta thấy tổng tài sản của Chi nhánh đến 31/12/2017 đạt 2.373,44 tỷ đồng, tăng trưởng 25,06 % so với năm 2016, đến ngày 31/12/2018 đạt 2.617,39 tỷ đồng, tăng trưởng 10,28% so với năm 2017, mức tăng trưởng này được coi là mức khá so với mức tăng trưởng của toàn hệ thống, tuy nhiên là 1 Chi nhánh còn non trẻ, quy mô nhỏ, cần nỗ lực để có mức tăng trưởng tốt hơn trong năm 2019.

Về Vốn chủ sở hữu: Do BIDV Kinh Bắc là Chi nhánh Cấp I, lại mới được thành lập và trực thuộc Hội sở chính nên Nguồn vốn chủ sở hữu nội tại của Chi nhánh vẫn còn hạn chế cụ thể. Năm 2017 là 359,46 tỷ đồng tăng 93,77 tỷ đồng so với cùng kỹ năm 2016. Bước sang năm 2018 chi nhánh phải sử dụng nguồn vốn này vào một số công việc như (thuê trụ sở mới, trang thiết bị để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. Phần còn lại tham gia vào quá trình kinh doanh của Ngân hàng như cho vay….. Chính vì vậy năm 2018 vốn này chỉ là 183,27 giảm

176,19 tỷ đồng so với năm 2017. Với những con số ở bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của Chi nhánh từ Vốn chủ sở hữu chưa có hiệu quả. Thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở chính về việc mở rộng thị phần đáp ứng theo chuẩn Basel II theo quy định và tăng năng lực tài chính để cạnh tranh trên thị trường. Ngoài việc phải tăng vốn điều lệ thì các BIDV cũng đang nỗ lực tăng thêm nguồn vốn cấp II thông qua phát hành trái phiếu ra thị trường cụ thể: Cuối năm 2018 BIDV sẽ phát hành 300 nghìn trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 100 nghìn trái phiếu kỳ hạn 10 năm, mỗi trái phiếu có giá trị là 10 triệu đồng tại các Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc. Để góp phần vào sự phát triển chung của BIDV cũng như giúp cho các chi nhánh tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhanh nhất, chi nhánh cũng đã phát hành thành công được 250 trái phiếu kỳ hạn 10 năm, mỗi trái phiếu có giá trị là 10 triệu đồng.

Về lợi nhuận sau thuế: Năm 2017 là 25,01 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2018 chỉ tiêu này là 49, 32 tỷ đồng tăng 24, 31 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh tốt đã góp phần bổ sung vào vốn chủ sở hữu dưới tên (lợi nhuận tích lũy lại). Cụ thể:

Biểu đồ 4.1. Mức trích lập các quỹ

Nhìn vào biểu đề trên ta thấy khi Lợi nhuận ròng tăng thì mức trích lập các quỹ sẽ tăng. Năm 2016 (Chi nhánh đã trích quỹ dự phòng tài chính là 7.18 tỷ đồng; Quỹ bổ sung vốn điều lệ là 0,95 tỷ đồng). Năm 2017 (trích quỹ dự phòng tài chính là 16,82 tỷ đồng; Quỹ bổ sung vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng). Năm 2018 (trích quỹ dự phòng tài chính là 9,16 tỷ đồng; Quỹ bổ sung vốn điều lệ là 2,96 tỷ đồng).

4.1.2. Huy động từ tiền gửi

4.1.2.1. Huy động tiền gửi theo phương thức huy động

Cũng như các chi nhánh khác, nguồn vốn huy động tại chi nhánh chủ yếu qua 2 sản phẩm, đó là: Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán), tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 80% so với tổng nguồn vốn huy động. Do vậy, trong thời gian từ năm 2016-2018, BIDV Kinh Bắc đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, dự thưởng…. cùng với đó là điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường, tăng sức cạnh tranh cho Ngân hàng góp phần tăng trưởng nguồn vốn trong giai đoạn từ năm 2016-2018. Ngoài các chương trình khuyến mãi, BIDV Kinh Bắc đã triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm để thu hút nguồn vốn cho chi nhánh bao gồm:

Tài khoản tiền gửi thanh toán (Current Account); Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (Fixed Deposit);

Tiền gửi tiết kiệm (Saving Account): Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm tích lũy (áp dụng đối với từng đối tượng: trẻ em, những người có thu nhập thấp muốn tích lũy, những người chưa biết chính xác nhu cầu chi tiêu trong tương lai nhưng vẫn muốn đảm bảo mức sinh lời trên nguồn nhàn rỗi)…Các sản phẩm chi nhánh hiện đang triển khai cũng có sự vượt trội, cạnh tranh nhất định so với các ngân hàng khác. Tính cạnh tranh của các sản phẩm huy động vốn của BIDV chủ yếu dựa trên tính linh hoạt của kỳ hạn gửi, hướng tới đa dạng khách hàng.

Các sản phẩm huy động tiền gửi tại chi nhánh do BIDV hội sở nghiên cứu, triển khai đồng bộ tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống.

Trong lĩnh vực huy động vốn BIDV có sản phẩm tiền gửi thanh toán là hình thức gửi tiền cho cá nhân và tổ chức, với lợi ích không thu phí của khách hàng, xác nhận tài chính cho quý khách hoặc nhân thân đi du lịch, học tập… ở nước ngoài.

Đối với tiền gửi tiết kiệm là hình thức gửi tiền cho các cá nhân với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh, lãi suất cạnh tranh không thua kém các ngân hàng thương mại nhà nước khác trên địa bàn…

Một vài sản phẩm huy động tiền gửi cá nhân tiêu biểu, có tính cạnh tranh hiện đang được triển khai tại chi nhánh.

Tiết kiệm hưu trí

Là sản phâm tiết kiệm tích lũy cho khách hàng một khoản tiền trong thời gian đi làm để an tâm cuộc sống lúc nghỉ hưu, sản phẩm này có lãi suất hấp dẫn phù hợp với thị trường, chủ động số tiền gửi và số lần nộp tiền. Rút trước hạn linh hoạt, được tặng bảo hiểm BIC- An sinh toàn diện (tối đa 500 triệu đồng).

Tiết kiệm lớn lên cùng yêu thương

Sản phẩm tiết kiệm lớn lên cùng yêu thương là sản phẩm tiết kiệm dành cho trẻ em. Với sản phẩm này, BIDV dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em và cùng khách hàng dành cho trẻ em những chuẩn bị đầy đủ nhất để vững tin trong mỗi giai đoạn phát triển của cuộc đời.

Tiết kiệm lớn lên cùng yêu thương là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 01 năm được mở đứng tên của trẻ em. Khách hàng nộp tiền vào tài khoản theo định kỳ hoặc bất kỳ khi nào có nhu cầu để tích lũy cho trẻ một khoản tiền lớn hơn trong tương lai, phục vụ cho nhu cầu học tập, mua sắm…

Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng

Đây là sản phẩm gửi tiền dành cho khách hàng tham gia chương trình dự thưởng khi gửi tiết kiệm sẽ có cơ hội nhận quà hàng tuần là chiếc điện thoại iphone và có cơ hội tham gia quay số trúng thưởng khi kết thúc chương trình. Đây là sản phẩm hấp dẫn hàng năm của BIDV khi triển khai, đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia và nhiều khách hàng đã may mắn trúng giải.

Cụ thể số liệu về từng loại nguồn vốn thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ phân tích sau:

Bảng 4.2. Kết quả huy động theo phƣơng thức huy động tại BIDV Kinh Bắc

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So với 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) So với 2017 Giá trị Tăng trƣởng (%) Giá trị Tăng trƣởng (%) Tiền gửi không kỳ hạn 266,15 16,30 314,79 15,63 18,64 18,27 387,13 15,90 72,34 22,98 Tiền gửi tiết kiệm 1.366,07 83,70 1.699,19 84,37 333,12 24,38 2.046,99 84,09 347,8 20,46 Tổng huy động vốn 1.632,22 100 2.013,98 100 381,76 23,38 2.434,12 100 420,14 20,86 Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ BIDV Kinh Bắc Tại thời điểm 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động tại BIDV Kinh Bắc đạt 2.013,98 tỷ đồng, tăng 23,38% so với năm 2016. Trong đó vốn huy động từ tiền gửi thanh toán chiếm 15,63%, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm 84,37%. Đến 31/12/2018, tổng nguồn vốn huy động là 2.434,12 tỷ đồng, tăng 20,46% so với năm 2017, trong đó vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn chiếm 15,90 %, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là 84,09%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền gửi không kỳ hạn:

Tại BIDV Kinh Bắc, tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán, ngoài ra còn có các hình thức khác như: tiền gửi ký quỹ (ký quỹ thanh toán thẻ, ký quỹ mở L/C, ký quỹ bảo lãnh...), tiền gửi chuyên dùng, tiền quản lý giữ hộ, tiết kiệm không kỳ hạn...Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ, mang lại khá nhiều lợi thế cho Chi nhánh nhưng biến động nhanh và rất lớn. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế (chiếm >75% tổng tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh Kinh Bắc), còn tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn.

Một mặt, với công nghệ hiện đại, lợi thế trong hoạt động thanh toán đặc biệt là thanh toán quốc tế và biểu phí các dịch vụ khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn nên BIDV Kinh Bắc đã thu hút được số lượng lớn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, đặc biệt là tài khoản tiền gửi thanh toán.

Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2016 là 16,3%, sang năm 2017 tăng nhẹ ở mức 15,63% là do tình

hình mất cân đối cung – cầu USD đặc biệt căng thẳng kể từ tháng 1/2017 đã dẫn đến tình trạng một số ngân hàng TMCP bất chấp các quy định của NHNN thực hiện các nghiệp vụ phái sinh hay bằng các hình thức khác nhằm lách trần tỷ giá quy định của NHNN đã hợp thức hóa được chứng từ cho cả bên bán và bên mua có nhu cầu mua bán vượt trần tỷ giá. Do đó, một số lượng khách hàng xuất, nhập khẩu đã chuyển sang hoạt động tại các ngân hàng này để thực hiện được mục đích trên đã làm cho số dư tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi thanh toán giảm.

Trong năm 2018, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn đã tăng mạnh ở mức 15,9% tương ứng với mức tăng về số tuyệt đối là 72.34 triệu đồng so với năm 2017 do Chi nhánh đã phát triển thêm được một số khách hàng FDI lớn, đặc biệt là Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam và các vệ tinh của Samsung. Các công ty này chủ yếu sử dụng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để thanh toán trong nước, chuyển trả tiền lương cho công nhân và không có thói quen chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm:

Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, nguồn vốn này ổn định và lâu dài. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tỷ trọng tiền gửi thanh toán tại chi nhánh còn thấp chứng tỏ các dịch vụ thanh toán còn chưa hấp dẫn với khách hàng. Cụ thể, hệ thống ATM còn phát sinh nhiều lỗi kỹ thuật khi khách hàng giao dịch, ngoài ra việc thanh toán qua mạng và báo số dư tài khoản đôi khi còn chậm trễ gây ảnh hưởng đến giao dịch của khách hàng. Tuy nhiên, tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng đều qua các năm, năm 2018 tăng 72,34 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng 22,98%. Nguồn tiền gửi thanh toán tăng lên cũng góp phần làm doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ thanh toán của chi nhánh. Khi nền kinh tế ngày càng quen dần với phương thức thanh toán qua ngân hàng, số lượng các tài khoản thanh toán cũng ngày càng gia tăng. Nhu cầu thanh toán chuyển khoản của cá nhân cũng tăng dẫn đến nguồn vốn huy động từ nguồn này tăng theo. Đây là nguồn vốn huy động có lãi suất thấp song không có tính ổn định, do đó ngân hàng cũng cần phải có kế hoạch đảm bảo thanh toán bất kỳ khi nào khách hàng yêu cầu, đặc biệt là các khách hàng có giao dịch thường xuyên với số lượng giao dịch lớn.

4.1.2.2. Huy động tiền gửi theo đối tượng khách hàng

* Thực trạng huy động tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Chi nhánh huy động chủ yếu từ các đối tượng khách hàng là khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế, định chế tài chính. Số liệu huy động cụ thể như sau:

Bảng 4.3. Huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So với năm 2016 Số tiền Tỷ trọng So với năm 2017 Giá trị Tăng trƣởng (%) Giá trị Tăng trƣởng (%) Cá nhân 637,13 39,03 949,09 47,12 311,96 48,96 1.119,0 45,97 169,91 17,91 Tổ chức kinh tế 706.18 43,26 738,08 36,65 31,9 4,51 721,28 29,63 (16,8) (2,27) Định chế tài chính 288,91 17,70 326,81 16,23 37,9 13,11 593,84 24,39 267,03 81,70 Tổng vốn huy động 1.632,22 100 2.013,98 100 391,76 23,38 2.434,12 100 420,14 20,86 Nim huy động - Bán lẻ 1,26 1,41 1.27 - TCKT 1,87 2,24 2.63 -ĐCTC 1.36 1.19 0.97

Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ BIDV chi nhánh Kinh Bắc

Biểu đồ 4.2. Mô tả Kết quả huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng

Huy động vốn bán lẻ (khách hàng cá nhân) cuối kỳ năm 2018 đạt 1.119,00 tỷ đồng, hoàn thành 105,59% kế hoạch năm 2018 của TSC giao, tăng 17,91 % tương đương 169,91 tỷ đồng so với 31/12/2017.

Huy động vốn bán lẻ bình quân đạt 937,00 tỷ đồng, tăng trưởng 19,48% tương đương 152,7 tỷ đồng so với năm 2017.

- Nim huy động vốn bán lẻ năm 2017 đã được cải thiện rõ rệt so với năm 2016 đạt 1,41% (+0,15%) so với năm 2016 đem lại nguồn thu nhập thuần từ HĐV bán lẻ là 10,15 tỷ đồng chiếm 16,39% Tổng TNR của Chi nhánh. Bước sang năm 2018 nim huy động vốn bán lẻ giảm so với năm 2017 do áp dụng nhiều chính sách khách hàng; đạt 1,27% (-10%) so với năm 2017; thu nhập thuần từ HĐV bán lẻ là 10,59 tỷ đồng tăng 440 triệu (+4,33%) so với năm 2017, chiếm 9,7% trong Tổng TNR của Chi nhánh.

Huy động vốn tổ chức kinh tế (TCKT) cuối kỳ đạt 721,28 tỷ đồng, giảm 2,27% tương đương giảm 16,80 tỷ đồng so với 31/12/2017.

Huy động vốn TCKT bình quân (BQ) đạt 435,38 tỷ đồng, giảm 2,26% tương đương giảm 10,07 tỷ đồng so với 31/12/2017.

- Nim huy động vốn TCKT năm 2017 đạt 2,24%, tăng 0,37% (+19,79%) sovới năm 2016; đem lại thu nhập ròng từ HĐV TCKT là 10,04 tỷ đồng, chiếm 16.21% trong tổng TNR của Chi nhánh. Năm 2018, Nim huy động vốn TCKT đạt 2,63%, tăng 0,39% (+17%) so với năm 2017; đem lại TNR từ HĐV TCKT là 11,46 tỷ đồng, chiếm 10.49% trong Tổng TNR của Chi nhánh.

Huy động vốn định chế tài chính (ĐCTC) cuối kỳ năm 2018 đạt 593,84 tỷ đồng, tăng 81,70% tương đương 267,03 tỷ đồng so với năm 31/12/2017.

Huy động vốn ĐCTC bình quân đạt 451,54 tỷ đồng, tăng 40,11% tương đương 115,22 tỷ đồng so với 31/12/2017.

Nim huy động vốn ĐCTC đạt 0,81% giảm 0,38% so với năm 2017 đem lại thu nhập ròng từ huy động vốn định chế tài chính là 7,34 tỷ đồng chiếm 6,27 % trong tổng thu nhập ròng của chi nhánh.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, lượng vốn huy động chủ yếu của chi nhánh từ đối tượng khách hàng là cá nhân. Sở dĩ lượng tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao như vậy vì đây là những đối tượng có lượng tiền nhàn rỗi khá lớn trong xã hội. Nhóm khách hàng dân cư tiền gửi vào ngân hàng chủ yếu với mục đích tích lũy tương lai và hưởng tiền lãi từ khoản tiết kiệm. Từ năm 2017 trở lại đây thị

trường bất động sản đã hoạt động sôi nổi hơn và nhiều các dự án xây dựng nhà ở thu nhập thấp, các chung cư cao cấp đã phát triển rất nhanh tại thành phố Bắc Ninh nhưng kênh tiền gửi tiết kiệm vẫn trở thành kênh tiết kiệm thu hút được đối tượng khách hàng. Chính vì vậy, chi nhánh đã triển khai các chương trình ưu đãi cho khách hàng để thu hút tiền gửi nên vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động.

Tiền gửi có nhóm khách hàng là ĐCTC chiếm tỷ trọng thấp vì mục đích gửi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc (Trang 70)