Đơn vị tính: phiếu
Khách hàng Tổng số Khách hàng Số phiếu phát ra Số phiếu hợp lệ
Cá nhân 80 80 75
TCKT 40 40 40
Nguồn: Dự kiến của tác giả
3.2.4. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin
- Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi thu thập được sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.
- Đối với thông tin thứ cấp: Các số liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các số liệu về huy động vốn sẽ được hệ thống hóa thông qua các số tuyệt đối, số tương đối, các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.
3.2.4.1. Phương pháp phân tích thông tin
Luận văn sử dụng mô hình SWOT để phân tích thông tin. Trên cơ sở phân tích và nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường nội tại của BIDV Chi nhánh Kinh Bắc và các cơ hội cũng như mối đe dọa, nguy cơ thách thức từ môi trường bên ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BIDV Kinh Bắc, từ đó đưa ra phương án chiến lược và lựa chọn chiến lược từ những mục tiêu đã được xác định, đồng thời thời tăng những mặt mạnh và tận dụng các cơ hội của mình để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Qua việc phân tích và chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của BIDV Kinh Bắc nhằm thúc đẩy huy động vốn cho ngân hàng.
3.2.4.2. Phương pháp thống kê
Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu qua các năm. Phương pháp này giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.
3.2.4.3. Phương pháp so sánh
Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được các tiêu chí giống hoặc khác nhau. Từ đó so sánh với các ngân hàng khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của ngân hàng BIDV Kinh Bắc. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình huy động vốn.
Để sử dụng phương pháp này hiệu quả bằng cách chúng ta dùng bảng biểu và đồ thị đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu huy động vốn và sử dụng vốn qua các năm 2016, 2017, 2018. Dựa trên các thông tin được cung cấp từ các phòng nghiệp vụ liên quan, từ thông tin báo cáo của các NHTM trên địa bàn, các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống để so sánh từ đó thấy được những ưu, nhược điểm của đơn vị mình.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại NHTM
Hệ thống chỉ tiêu huy động vốn của NHTM gồm có các chỉ tiêu sau đây:
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác huy động vốn
* Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư, tổ chức;
Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế: bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi giao dịch, tiền gửi không kỳ hạn, ký quỹ, bảo lãnh thư tín dụng … tiền gửi có kỳ hạn, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu, tiền gửi uỷ thác đầu tư... mà tổ chức kinh tế gửi tại ngân hàng, số tiền này được hưởng một số tiền lãi nhất định sau kỳ hạn gửi (lãi suất cao hơn gửi không kỳ hạn ví dụ: 4,3%/năm với kỳ hạn 01 tháng; 6,8%/năm với kỳ hạn 12 tháng tuỳ theo công bố lãi suất của ngân hàng từng thời kỳ.
Tiền gửi từ cá nhân: bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại giấy tờ do ngân hàng được phát hành như: kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu... mà các cá nhân gửi tại ngân hàng.
Như vậy, tổng nguồn vốn của ngân hàng được tính như sau: Tổng nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu + Tiền gửi cá nhân + Tiền gửi tổ chức + Vốn đi vay + Vốn ủy thác đầu tư...
* Kỳ hạn vốn và phân loại tiền
Tiền gửi không kỳ hạn: bao gồm tiền của các doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhờ ngân hàng giữ hoặc thanh toán hộ (thường có lãi suất thấp 0,1%/năm hoặc bằng không.
Tiền gửi có kỳ hạn: bao gồm các khoản tiết kiệm từ dân cư, uỷ thác đầu tư, các khoản gửi có kỳ hạn 01 tuần, 02 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng… các khoản tiền gửi này sau kỳ hạn gửi sẽ được hưởng một khoản tiền lãi tương ưng với số tiền thực gửi và mức lãi suất của ngân hàng tại thời điểm công bố, kỳ hạn có thể tính ngắn hạn dưới 12 tháng hoặc dài hạn trên 12 tháng. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn không kỳ hạn, hiện tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Kinh Bắc đang áp dụng là lãi suất 4,5%/năm đối với loại có kỳ hạn từ 01 tháng đến 2 tháng; 5%/năm kỳ hạn từ 3-5 tháng; 6- 8 tháng là 5,5%/năm; 9-11 tháng là 5,6%/năm; 364 ngày đến 18 tháng là 6,8%/năm; loại tiền gửi > 12 tháng lãi suất là 6,9%/năm. :(Quyết định số 717/QĐ-BIDV-KB ngày 22/10/2018).
Tổng vốn huy động =
Tiền gửi không kỳ hạn +
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng +
Tiền gửi trên 12 tháng
-Phân theo loại tiền huy động
Loại tiền huy động bao gồm Việt Nam đồng, và các loại ngoại tệ khác quy VND (ví dụ: Đô la Mỹ, Đô la Úc, Euro, Bảng Anh, Woon Hàn, Yên Nhật, Bạt Thái …) mà ngân hàng được phép huy động.
Tổng vốn huy động = Tiền VND + Các loại ngoại tệ khác quy VND
* Huy động vốn so với cho vay
Huy động vốn so với cho vay là tổng số vốn huy động từ dân cư, tổ chức so với tổng số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định thường được tính bình quân theo tuần, tháng, quý, năm. Mối tương quan giữa huy động và cho vay còn thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng một đồng vốn huy động. Tỷ lệ huy động vốn so với cho vay thể hiện một đồng vốn cho vay có bao nhiêu phần trăm vốn huy động trong đó.
Tỷ trọng huy động vốn so
với cho vay =
Tổng huy động vốn
x 100% Tổng cho vay
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu - Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có: Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có = Vốn tự có Tổng giá trị tài sản có
Chỉ số này xác định độ an toàn của vốn tự có đối với quy mô hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ an toàn của vốn tự có (vốn chủ sở hữu) thì độ chính xác không cao. Do vậy, người ta hay sử dụng hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro để đánh giá.
Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng ổn định các nguồn vốn về số lượng và
thời gian
- Tốc độ tăng nguồn vốn Tốc độ tăng
nguồn vốn =
Σ nguồn vốn kỳ này – Σ nguồn vốn kỳ trước
x 100 Σ nguồn vốn kỳ trước
Chỉ tiêu tốc độ tăng nguồn vốn phản ánh quy mô, sự tăng trưởng quy mô nguồn vốn của NHTM, sự phát triển của ngân hàng đều phụ thuộc vào sự tăng trưởng quy mô nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của quy mô nguồn vốn chỉ thể hiện xu hướng tốt khi đảm bảo tỷ lệ tăng hợp lý giữa tài sản dự trữ và tài sản sinh lời. Quy mô nguồn vốn tăng, trước hết phải đảm bảo tăng năng lực về tài chính và tăng nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu nguồn vốn
- Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn Tỷ trọng từng
loại nguồn vốn =
Nguồn vốn loại i
x 100 Σ nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nguồn vốn của NHTM, mỗi loại vốn có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn hoàn trả do đó việc đánh giá đúng cơ cấu nguồn vốn giúp NHTM xác định được chiến lược quản lý, huy động vốn tốt nhất cho từng thời kỳ.
- Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn Tỷ trọng NVHD
trên tổng NV =
Tổng nguồn vốn HĐ
x 100 Σ nguồn vốn
Chỉ tiêu này xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của các NHTM.
Tỷ trọng từng nguồn vốn HĐ =
Nguồn vốn HĐ loại i
x 100 Σ nguồn vốn hđ
Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động, trong đó số dư từng loại nguồn vốn huy động được tính phụ thuộc vào cách phân loại nguồn vốn của các NHTM.
- Cơ cấu vốn huy động
Tỷ lệ loại vốn i =
Vốn huy động loại i
x 100 Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Qua đó giúp NHTM quan tâm đến việc điều chỉnh cơ cấu vốn huy động sao cho hợp lý.
Chỉ tiêu phản ánh khả năng điều hành lãi suất và tiết kiệm chi phí huy động.
- Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ
Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Lãi suất bình quân nguồn vốn huy động trong kỳ = Số dư bình quân nguồn vốn huy động loại i
x Lãi suất bình quân nguồn vốn huy động loại i
x 100 Tổng nguồn vốn huy động
Như vậy, có thể với biểu lãi suất như nhau nhưng do khác nhau về tỷ trọng từng loại tiền gửi dẫn đến lãi suất huy động bình quân giữa các NHTM rất khác nhau.
3.2.5.3. Nhóm Chỉ tiêu đo lường chi phí vốn Chi phí huy động vốn;
Để ngân hàng hoạt động có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao nhất, vấn đề quan tâm đầu tiên là các yếu tố đầu vào như: chi phí huy động vốn, vì nó có quyết định đến lãi suất cho vay. Chi phí huy động vốn và lãi suất cho vay tỷ lệ thuận với nhau, nếu chi phí huy động vốn càng cao thì lãi suất cho vay ra sẽ bị đẩy lên cao để bù đắp các khoản chi phí đồng thời tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên
nếu hiệu quả huy động vốn đạt thấp nếu lãi suất cho vay quá cao, nguồn vốn sẽ không được sử dụng, bị ứ đọng.
Chi phí huy động thấp là một trong những điều kiện cơ bản giúp NHTM tăng khả năng sinh lời, ưu thế này thường có ở các NHTM hoạt động mạnh, trường vốn lớn, uy tín cao, năng lực quản trị của ban lãnh đạo tốt, nhân viên có chuyên môn giỏi, khả năng giải quyết vấn đề nhanh, thái độ và chất lượng phục vụ khách hàng tốt.
Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi cùng các khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn. Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:
+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng vốn về phương diện quy mô, thời hạn có tính ổn định.
+ Quản lý chi phí cho các nguồn là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi ngân hàng. Vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, làm ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng.
Việc tính chi phí cho từng nguồn cụ thể cho phép các nhà quản lý trả lời câu hỏi: nguồn (nhóm nguồn) nào rẻ hơn? Nên vận dụng lãi suất huy động như thế nào và thu nhập từ lãi suất tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn (nhóm nguồn) tăng thêm hay không? Để từ đó ngân hàng quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và đề ra các giải pháp huy động vốn có hiệu quả.
Chỉ tiêu đánh giá chi phí huy động vốn:
Chi phí huy động vốn =
Lãi trả thu hút nguồn vốn huyđộng về +
Khoản mục chi phí khác
Trong đó:
- Lãi trả thu hút nguồn vốn huy động về được tính theo công thức
Lãi trả thu hút nguồn vốn
- Chi phí huy động vốn khác Chi phí huy động vốn khác = Chi phí marketing + Chi phí công nghệ + Chi phí lương + Phí bảo hiểm tiền gửi + Chi phí thuê tài sản được phân bổ
Tỷ suất lợi nhuận huy động vốn: được tính theo công thức
Tỷ suất lợi nhuận HĐV = Thu nhập ròng HĐV % Chi phí HĐV
Tỷ lệ chi phí huy động vốn: áp dụng công thức:
Tỷ lệ chi phí HĐV = Chi phí HĐV
% Tổng Chi phí
Lợi nhuận từ huy động vốn ngân hàng
Lợi nhuận sử
dụng vốn =
Doanh thu từ lãi sử
dụng vốn -
Chi phí huy động vốn
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng đều đạt đến mục đích cuối cùng là gia tăng lợi nhuận, từ đó cải thiện thu nhập cho cán bộ nhân viên, gia tăng nguồn vốn để tích lũy và phát triển.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH KINH BẮC TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH KINH BẮC 4.1.1. Huy động vốn từ vốn sở hữu
Bảng 4.1. Tổng tài sản và vốn sở hữu của BIDV Kinh Bắc (2016-2018)
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2016 2017 2018 2017- 2016 2018- 2017 Tổng tài sản 1.897,91 2.373,44 2.617,39 475,53 243,95 Tổng nguồn vốn huy động 1.632,22 2.013,98 2.434,12 381,76 420,14 Vốn chủ sở hữu 265,69 359,46 183,27 93,77 (176.19) Lợi nhuận trước thuế 21,20 33,35 65,76 +12,15 +32,41 Lợi nhuận sau thuế 15,9 25,01 49,32 +9,11 +24,31 Tỷ lệ Tổng tài sản/Tổng
nguồn vốn huy động 1,16 1,17 1,08 0,01 0,09 Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ chi nhánh BIDV Kinh Bắc Qua bảng trên cho ta thấy tổng tài sản của Chi nhánh đến 31/12/2017 đạt 2.373,44 tỷ đồng, tăng trưởng 25,06 % so với năm 2016, đến ngày 31/12/2018 đạt 2.617,39 tỷ đồng, tăng trưởng 10,28% so với năm 2017, mức tăng trưởng này được coi là mức khá so với mức tăng trưởng của toàn hệ thống, tuy nhiên là 1 Chi nhánh còn non trẻ, quy mô nhỏ, cần nỗ lực để có mức tăng trưởng tốt hơn trong năm 2019.
Về Vốn chủ sở hữu: Do BIDV Kinh Bắc là Chi nhánh Cấp I, lại mới được thành lập và trực thuộc Hội sở chính nên Nguồn vốn chủ sở hữu nội tại của Chi nhánh vẫn còn hạn chế cụ thể. Năm 2017 là 359,46 tỷ đồng tăng 93,77 tỷ đồng so với cùng kỹ năm 2016. Bước sang năm 2018 chi nhánh phải sử dụng nguồn vốn này vào một số công việc như (thuê trụ sở mới, trang thiết bị để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. Phần còn lại tham gia vào quá trình kinh doanh của Ngân hàng như cho vay….. Chính vì vậy năm 2018 vốn này chỉ là 183,27 giảm
176,19 tỷ đồng so với năm 2017. Với những con số ở bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của Chi nhánh từ Vốn chủ sở hữu chưa có hiệu quả. Thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở chính về việc mở rộng thị phần đáp ứng theo chuẩn Basel II theo quy định và tăng năng lực tài chính để cạnh tranh trên thị trường. Ngoài việc phải tăng vốn điều lệ thì các BIDV cũng đang nỗ lực tăng thêm nguồn vốn cấp II thông qua phát hành trái phiếu ra thị trường cụ thể: Cuối năm 2018 BIDV sẽ phát hành 300 nghìn trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 100 nghìn trái phiếu kỳ hạn 10 năm, mỗi trái phiếu có giá trị là 10 triệu đồng tại các Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc. Để góp phần vào sự phát triển chung của BIDV cũng như giúp cho các chi nhánh tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhanh nhất, chi nhánh