Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 50 - 58)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Mai Sơn

(1) Vị trí địa lý

Huyện Mai Sơn nằm trong toạ độ, từ 20o 52'30'' đến 21o 20'50'' vĩ độ bắc; từ 103o41'30'' đến 104o16' kinh độ đông. Có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Đông giáp huyện Yên Châu, Bắc Yên. - Phía Bắc giáp huyện Mường La.

- Phía Tây giáp huyện Thuận Châu, Sông Mã.

- Phía Nam giáp huyện Sông Mã; tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào).

Huyện Mai Sơn có 01 thị trấn Hát Lót và 21 xã, gồm: Xã Hát Lót, Mường Bon, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bằng, Chiềng Sung, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Mường Chanh, Chiềng Chung, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn và Chiềng Lương.

Mai Sơn có 03 tuyến đường quốc lộ chạy qua địa bàn huyện (Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 4G), trong đó tuyến Quốc lộ 6 chạy qua địa bàn với tổng chiều dài 35 km là vùng động lực dọc trục Quốc lộ 6. Do vậy, Mai Sơn có vị trí rất quan trọng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

(2) Địa hình

Địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình so với mực nước biển, trung bình khoảng 800 m - 850 m, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi Đông chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và dãy chạy theo hướng Tây Bắc - Tây Nam, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ưu thế khác nhau cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng; khu vực có nhiều núi cao, dốc, bị chia cắt mạnh bởi các con sông, con suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình khu vực này là 1000m - 1200m so với mực nước

biển, phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của huyện; địa hình đồi núi trung bình, có độ cao trung bình 500 - 700m so với mực nước biển, phổ biến là các dãy núi cao trung bình, xen kẽ các phiêng bãi, lòng chảo, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp. Địa hình của huyện Mai Sơn phân bố theo vị trí địa lý như sau:

- Địa hình núi cao và dốc: Chia cắt mạnh bởi các con suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình 1000m - 1200m so với mực nước biển. Phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của huyện bao gồm khu vực thuộc xã Tà Hộc, Chiềng Chăn, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm.

- Địa hình núi trung bình: Có độ cao trung bình từ 500m - 700m so với mực nước biển, phổ biến là núi trung bình, xen kẽ là các phiêng bãi, lòng chảo, có các phiêng bãi tương đối rộng thuận lợi để trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp... phân bố chủ yếu dọc trục Quốc lộ 6 như: xã Cò Nòi, thị trấn Hát Lót, xã Hát lót, xã Chiềng Mung, Nà Bó, Chiềng Sung...

Nhìn chung địa hình của huyện phức tạp gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên có lợi thế là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên Nà Sản có nhiều ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu với quy mô tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu và phát triển chăn nuôi.

(3) Tài nguyên đất

Chỉ tiêu

Tổng diện tích đất tự nhiên

- Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj) - Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv)

- Đất vàng đỏ trên đá sét (Fs)

- Đất Feralit mùn vàng trên đá cát (FHq) - Đất phù sa ngòi suối (P’)

- Đất dốc tụ (Ld):

Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng như: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Magiê trong đất có hàm lượng trung bình. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất.

(4) Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Huyện Mai Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 210C.

Tổng lượng mưa bình quân 1.410 mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9 với lượng mưa chiếm 76% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa 145 ngày. Độ ẩm trung bình là 80,5%. Tổng số giờ nắng 1.940 ngày.

- Thuỷ văn: Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 24 km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã như: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Tà Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, suối Căm... với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác, mật độ sông suối khoảng 0,7 km/km2.

Do địa hình của huyện chia cắt mạnh, dốc nên phần lớn các con suối có lưu vực nhỏ, hẹp, ngắn và đều bắt nguồn từ núi cao do đó độc dốc lưu vực lớn đã tạo nên tính đa dạng về chế độ dòng chảy và lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệnh lớn. Mùa cạn kiệt nước trùng với mùa khô lưu lượng nước nhỏ. Mùa lũ trùng với mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ dày chảy cao, lượng nước tập trung thường gây ra lũ quét, lũ ống ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

(5) Tài nguyên rừng, thảm thực vật và động vật

Huyện Mai Sơn nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam là nơi hội tụ và giao thoa của luồng thực vật, khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa; hệ thực vật Ấn độ - Miến Điện; thực vật di cư Malaysia - Indonesia và thực vật Hymalaya. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 55.878,81 ha chiếm 39,17% tổng diện tích đất tự nhiên, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế có giá trị hàng hoá cao. Tài nguyên rừng Mai Sơn khá phong phú, có nhiều

nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Thực vật có nhiều loài cây quý hiếm như: nghiến, lát,…các loài tre trúc và dược liệu. Động vật có các loài nhím, sóc, khỉ, các loài bò sát như trăn, rắn và hàng nghìn loài côn trùng tạo nên một quần thể sinh học đa dạng.

Nhìn chung, khu hệ động thực vật rừng của Mai Sơn mang tính đặc trưng của khu hệ động, thực vật núi đất xen núi đá vôi vùng Tây Bắc. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này đang giảm dần về tính đa dạng sinh học và phong phú vốn có, nhiều loại có nguy cơ bị tuyệt chủng, do vấn nạn phá rừng, tình trạng làm nương rẫy, trong thời gian qua đã làm cho tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng của huyện nghèo đi, chất lượng rừng bị suy giảm. Hiện nay phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và rừng hỗn giao trữ lượng thấp. Chỉ có một số ít diện tích rừng có trữ lượng lớn và chất lượng rừng tương đối tốt tập trung chủ yếu ở các xã như: Phiêng Pằn, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Nà Ớt,... phân bố chủ yếu ở các vùng địa hình hiểm trở có độ cao trên 1.000m, độ dốc lớn khả năng khai thác sử dụng rất hạn chế.

(6) Tài nguyên nước

- Nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu giữ trong các ao, hồ chứa, kênh mương, mặt ruộng và hệ thống sông suối. Chất lượng nguồn nước tương đối tốt. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đều tập trung chủ yếu ở vùng thấp với sông Đà và các con suối lớn như: Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Lẹ, Suối Hộc,… nguồn nước dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô. Việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là làm đập dâng trên các con suối để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống cấp nước tự chảy. Nhìn chung nước sông, suối là nguồn nước chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay.

- Nước ngầm: Hiện tại chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát đầy đủ. Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy nước ngầm của huyện phân bố không đều, mực nước thấp, khả năng khai thác khó khăn. Nước ngầm tồn tại chủ yếu dưới hai dạng nước ngầm chứa trong các kẽ nứt của đá: Được hình thành do nước mưa ngấm qua đất và dự trữ trên bề mặt các loại đá, nhiều nguồn nước ngầm lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng dao động theo mùa; và nước ngầm Kaster, được tàng trữ trong các hang động Kaster hình thành từ núi đá vôi. Nước thường phân bố sâu, ít vận động, các

mạch suất lộ từ nguồn Kaster thường có lưu lượng lớn. Nước ngầm Kaster là loại nước cứng khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt cần được xử lý.

(7) Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của Mai Sơn được đánh giá là vùng có khoáng sản đa dang, phong phú nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn, lại phân tán và điều kiện khai thác không thuận tiện, xa đường giao thông. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau: Vàng sa khoáng ở xã Chiềng Lương, Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng Ve, Tà Hộc, Chiềng Chăn và một số điểm khác nhưng trữ lượng không lớn. Mỏ đồng Chiềng Chung, mỏ quặng sắt xã Phiêng Pằn. Nguồn đá vôi và đất sét phân bố tương đối rộng, điều kiện khai thác thác thuận lợi dùng để sản xuất vật liệu xây dựng thông thường như mỏ đá vôi ở xã Chiềng Mung; xã Nà Bó; xã Hát Lót; xã Cò Nòi… Đất sét ở Chiềng Chung, Mường Chanh, là loại đất có tính chất đặc biệt, rất thích hợp cho sản xuất đồ gốm, cát tại lòng hồ Sông Đà thuộc địa phận xã Tà Hộc, Chiềng Chăn. Ngoài ra trên địa bàn còn có hơn: 1.000 núi đá có thể khai thác làm nguyên liệu xây dựng, làm đường giao thông và làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng.

(8) Tài nguyên nhân văn

Trong quá trình đấu tranh giữ nước, trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử nhân dân các dân tộc (dân tộc Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Sinh Mun) luôn sinh sống đoàn kết, gắn bó đùm bọc cùng nhau xây dựng bảo vệ quê hương. Đến nay mỗi dân tộc vẫn giữ được các nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá truyền thống, làm phong phú, đa dạng thêm bản sắc dân tộc. Đồng bào vẫn bảo tồn và lưu giữ được các điệu múa, hát và các hoạt động văn hoá truyền thống như: “Tiếng hát làm dâu”, điệu múa “Tăng bu, Hươn mạy”, ném còn, bắn nỏ, nghề rèn đúc,... cùng các trò chơi dân gian như: giã bánh dầy, kéo co, đẩy gậy, đánh tu lu, tó mắc lẹ... Về vũ, nhạc dân tộc có các điệu xòe, múa xạp, múa nón, múa khèn, múa ô, cùng câu khắp, lời đang, câu ví... Nhiều làng, bản dân tộc còn giữ được nhiều giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống, được xem như là tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù để khai thác, tạo thành những sản phẩm du lịch văn hóa có giá trị. Nhiều làng bản dân tộc có đủ điều kiện để phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo. Sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc là điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo. Mai Sơn đang sở hữu những tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn hấp dẫn, có thể tạo nên những sản phẩm

du lịch độc đáo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước.

(9) Nguồn nhân lực

- Dân số: Toàn huyện có 34.972 hộ với 155.930 khẩu, là huyện có dân số đứng thứ 4 trong tỉnh (sau huyện Mộc Châu, Thuận Châu và thành phố Sơn La). Quy mô trung bình 5 khẩu/hộ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,35%.

Mật độ dân số trung bình 109 người/km2, là huyện có mật độ dân số tương đối cao so với các địa phương trong tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện trong quy hoạch phát triển đô thị, vùng sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung. Đặc điểm phân bố dân cư phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên như địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên, phân bố dân cư không đồng đều, dân số vùng nông thôn chiếm tỷ lệ lớn (92,7%).

Bảng 01: Dân số huyện Mai SơnChỉ tiêu Chỉ tiêu

1. Dân số

- So với toàn tỉnh (%)

2. Tốc độ tăng dân số bình quân năm (%) - So với toàn tỉnh (%)

Nguồn: Trung tâm dân số KHHGĐ huyện Mai Sơn, niên giám thống kê tỉnh và tính toán của nhóm nghiên cứu

Dân cư sống rải rác không tập trung, kinh phí đầu tư còn hạn hẹp nên cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều hạn chế, chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, việc triển khai các chương trình dự án của Chính phủ, dự án xây dựng trung tâm xã, cụm xã, định canh, định cư, đã gắn việc sắp xếp, ổn định dân cư với đất đai sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn, hạn chế tình trạng du canh, du cư và tiến tới ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc trong huyện.

- Dân tộc: Huyện Mai Sơn có nhiều dân tộc sinh sống (trong đó 6 dân tộc chủ yếu, dân tộc Thái chiếm 55,62%, dân tộc Kinh chiếm 30,53%, dân tộc Mông chiếm 7,42%, dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%, dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%; dân tộc Mường chiếm 0,65%). Đồng bào dân tộc sống tập trung nên thuận lợi cho việc

tổ chức sản xuất sinh hoạt và thực hiện chính sách xã hội phù hợp với tập quán đặc điểm văn hoá của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, do trình độ dân trí và ứng dụng khoa học công nghệ của đồng bào còn thấp, một số dân tộc sống chủ yếu dựa vào kinh tế nương rẫy tự nhiên, mang nặng tình chất tự cung, tự cấp.

- Lao động việc làm: Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2019 là 65,225 nghìn người, chiếm 41,83% tổng dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp là 50,895 nghìn người (chiếm 78,03%), lao động công nghiệp - xây dựng là 3,098 nghìn người (chiếm 4,75%) và lao động dịch vụ là 11,232 nghìn người (chiếm 17,22%). Nguồn lao động trẻ và chiếm tỷ trọng cao, một mặt là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mặt khác cũng tạo sức ép đối với xã hội như công tác giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, nhu cầu sinh hoạt. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng lao động của Mai Sơn còn khá hạn chế, trình độ học vấn phần lớn mới ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn thấp. Số lao động qua đào tạo và chuyển giao hướng nghiệp dạy nghề năm 2019 là 12.000 lượt người, chiếm khoảng 21,0% trong tổng số lao động toàn huyện. Thợ có tay nghề cao rất ít, số lao động chưa có việc làm ổn định còn khá lớn. Điều này cho thấy lực lượng lao động của huyện chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng nguồn nhân lực thấp làm giảm sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư của huyện. Ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chưa được nhận thức đầy đủ, dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất không cao. Đây là khó khăn, thách thức lớn của huyện trong quá trình phát triển khu công nghiệp Mai Sơn giai đoạn 1 với các ngành nghề: chế biến nông, lâm sản, cơ khí chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w