Tình hình huy động vốn cho sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 70 - 72)

4. Ý nghĩa của luận văn

3.1.1.3. Tình hình huy động vốn cho sản xuất

Nguồn vốn tín dụng từ các NHTM đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu vốn của các đối tượng, kết quả cho thấy mức đáp ứng trung bình đạt 51,16%.

Như vậy, tín dụng NHTM hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu vốn của các đối tượng nông hộ và doanh nghiệp, với mức lãi suất trung bình năm 2020 là 7%/năm. Tuy nhu cầu vốn chỉ mới được đáp ứng một nửa, nhưng các đối tượng lại rất nhạy cảm về mức lãi suất. Khi được hỏi, nếu lãi suất của ngân hàng tăng lên, có đến 93% đối tượng lựa chọn sẽ không tiếp tục vay vốn từ NHTM. Vì vậy, sự cạnh tranh của các NHTM có thể nằm ở mức lãi suất và hạn mức cho vay. Nếu các NHTM khai thác tốt, sẽ mở rộng hạn mức vay vốn cho đối tượng trên, giúp tăng cường doanh thu tín dụng cho các ngân hàng lẫn đáp ứng thêm nhu cầu vốn sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân và doanh nghiệp.

28% 17% 20% 35% Bản Sang TK Nà Sản Bản Cưởm Bản Hời

Biểu 3.1: Nhu cầu vay vốn các hộ trong các bản

Những khó khăn khi vay vốn: Các khách hàng đã từng vay vốn tín dụng từ các NHTM được hỏi về những khó khăn trong quá trình vay vốn, có 2 khó khăn lớn nhất được chỉ ra, đó là: việc định giá tài sản đảm bảo còn thấp và thời hạn vay còn quá ngắn, vốn được duyệt thấp hơn nhu cầu, bắt buộc phải có tài sản đảm bảo, thủ tục phức tạp…. Như vậy, việc nhu cầu vốn của các đối tượng vẫn chưa được thỏa mãn cả về mức vốn cần vay và thời hạn vay…. Các đối tượng vay vẫn chưa hài lòng về việc tài sản thế chấp của mình còn bị định giá thấp, không giải quyết được hết nhu cầu vay vốn của mình.Qua Biểu đồ ta thấy rằng nhu cầu vay vốn của tiểu khu Nà Sản cao hơn các bản khác chiếm 35% trong tổng số 200 hộ được điều tra. Được thiên nhiên ưu đãi về chất đất và nguồn nước Tiểu khu Nà Sản đang phát triển

rất mạnh về nông nghiệp. Nông dân Tiểu khu Nà Sản tích cực trồng các loại cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long, nhãn... để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống. Tuy nhiên hầu hết các hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, theo hướng tự phát và không tập trung, do đó, năng suất, sản lượng đạt thấp, đầu ra của sản phẩm bấp bênh.

Nhu cầu vay vốn thấp nhất ở bản Sang là 17% còn lại là bản Cườm và Bản Hời là 20% và 28%, tiểu khu Nà Sản 35%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w