4. Ý nghĩa của luận văn
1.5.1.2. Liên kết trong sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc
Các hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc mới trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả khả quan từ thập niên 1990 nhờ vào chính sách công nghiệp hóa nông nghiệp. Bằng những chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất
theo hợp đồng của Chính phủ và chính quyền địa phương như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế... đã giúp cho ngành nông nghiệp nước này nâng cao thu nhập và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Việc liên kết sản xuất giữa nông dân và các chủ thể khác ở Trung Quốc bao gồm các hình thức: hợp đồng trực tiếp giữa nông dân và doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn; giữa nông dân và người mua gom; giữa nông dân và chính quyền địa phương; và một số hình thức khác như tổ chức hợp tác của nông dân (Village cooperative organization) và hợp tác xã.
Để thúc đẩy sản xuất theo hợp đồng, Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn và chỉ định các doanh nghiệp trung ương hoặc địa phương có tiềm lực kinh tế, quy mô lớn, có kỹ thuật và công nghệ ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân. Ủy ban phối hợp phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp quốc gia đưa ra tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp này. Nhờ đó việc sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, hình thức hợp đồng giữa nông dân và người mua gom trung gian cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn và chủ yếu là hợp đồng miệng.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, liên kết Sản xuất theo hợp đồng thành công còn tùy thuộc vào loại sản phẩm và thường liên quan nhiều đến những người mua có quy mô làm ăn lớn, chẳng hạn như công ty xuất khẩu hay các nhà máy chế biến lương thực. Những đối tượng này cần một nguồn cung nguyên liệu đều đặn và những nguyên liệu đó phải đảm bảo về quy chuẩn chất lượng nhất định. Do vậy, hình thức liên kết sản xuất theo hợp đồng thường ít thấy xuất hiện ở loại thực phẩm chính yếu, mà khá phổ biến trong hoạt động trồng trọt các cây công nghiệp (như mía, thuốc lá và cây chè), chăn nuôi gà, ở các trang trại bò sữa, làm vườn, đặc biệt là khi sản xuất cho đối tượng người tiêu dùng có thu nhập cao, những người sẵn sàng trả giá cao nhất cho chất lượng và an toàn thực phẩm. Và thực tế cho thấy, liên kết sản xuất theo hợp đồng có thể giúp những nông hộ nhỏ tăng thu nhập và tiếp cận với các thị trường xuất khẩu cũng như các thị trường ở đô thị.
1.5.2. Mô hình liên kết giữa nông dân và các chủ thể khác ở một số tỉnh thành trong nước
Những năm gần đây, để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún – nhỏ lẻ, nhất là khu vực canh tác rau – hoa, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã khuyến khích bà con nông dân tăng cường liên kết trong sản xuất, mà hình thức được nhiều nông dân tham gia là các tổ hợp tác sản xuất. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 269 đơn vị kinh tế tập thể, gồm: 02 liên hiệp hợp tác xã, 65 hợp tác xã và 202 tổ hợp tác. Trong đó sản xuất nông nghiệp được xem là lĩnh vực có nhiều tổ liên kết hoạt động hiệu quả.
Trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng được phân thành 2 vùng sản xuất: Vùng cây công nghiệp ở 5 huyện phía Nam (Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) và thành phố Bảo Lộc, các Hợp tác xã đã trực tiếp hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng, tiến hành cung ứng từ 80 - 85% khối lượng vật tư sản xuất nông nghiệp đến từng hộ xã viên. Vùng rau, hoa ở 5 huyện phía Bắc (Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương, Đam Rông) và thành phố Đà Lạt, các Hợp tác xã đã ký kết và triển khai nhiều hợp đồng dài hạn với các đối tác trong nước, tiêu thụ từ 80 - 90% sản phẩm thu hoạch của xã viên.
Việc hình thành các tổ hợp tác được các hộ nông dân tự đứng ra thành lập. Hình thức liên kết này khá đơn giản, số lượng hội viên tùy thuộc vào nhu cầu thực tế ở địa phương, lợi ích của hội viên được đặt lên hàng đầu, không đặt nặng vấn đề quản lý và hội họp. Việc hình thành các tổ hợp tác vừa giúp bà con nông dân trong và ngoài tổ hợp tác tiêu thụ nông sản, vừa tiếp cận được những hỗ trợ mà ngành nông nghiệp địa phương triển khai. Chính bởi được thành lập dựa trên nguyện vọng và nhu cầu thực tế của bà con nông dân, nên “sức sống” và “tuổi thọ” của các tổ liên kết hiện nay khá đảm bảo, tinh thần hợp tác và trách nhiệm của các tổ viên cũng được cải thiện. Đây chính là cơ sở để giảm bớt tình trạng “mạnh ai nấy làm” thường thấy tại các vùng chuyên canh rau – hoa trước kia.
Một trong những mô hình liên kết điển hình có thể kể đến là mô hình liên kết làm rau an toàn tại trang trại Phong Thúy, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Tại khu vực trang trại Phong Thúy đã hình thành một tổ liên kết, trồng khoảng 30 loại sản phẩm rau củ được cấp chứng nhận VietGap như cà chua, ớt ngọt, ớt cay, đậu, su su, bí, dưa chuột, bắp cải, hành lá, cần tây, khoai tây… Bình quân mỗi năm trang trại Phong Thúy cung ứng cho thị trường khoảng 5.000 tấn rau an toàn, trong đó 3.000 tấn là do các nông hộ trong liên kết cung cấp.
Kinh nghiệm từ các mô hình canh tác rau hoa ở Lâm Đồng cho thấy, để đảm bảo hiệu quả, các nông hộ muốn được chọn tham gia chương trình chuỗi rau an toàn phải có kinh nghiệm thực tế, sản xuất và tiêu thụ nông sản với quy mô lớn, có khả năng liên kết với các nông hộ sản xuất đơn lẻ để xây dựng các liên kết sản xuất, tạo “đầu tàu” kéo những mô hình canh tác nhỏ lẻ cùng phát triển. Việc triển khai chương trình chuỗi liên kết sản xuất đã tạo điều kiện cho các hộ đơn lẻ có thể liên kết với các đơn vị có quy mô sản xuất lớn, cùng nhau xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cung ứng cho thị trường.
1.5.2.2. Tại tỉnh An Giang
An Giang có thể được xem là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng mô hình liên kết bốn nhà. Ngay từ năm 2000, tỉnh An Giang đã mạnh dạn đưa ra chủ trương “liên kết bốn nhà” nhằm kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, điểm hình như mô hình liên kết sản xuất lúa Nhật giữa Công ty Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty Kitoku của Nhật Bản với mục tiêu sản xuất lúa Nhật có giá cố định theo hợp đồng ngay từ đầu vụ. Đầu năm 2003, Hiệp hội nuôi và chế biến thủy sản An Giang được thành lập, nhằm mục đích hình thành cách làm ăn mới theo hướng gắn kết giữa người nuôi, nhà chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp hài hòa các lợi ích. Vụ đông xuân năm 2004, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của tỉnh đã ký hợp đồng bao tiêu hơn 45.000ha lúa chất lượng cao, Công ty Antesco ký kết hợp đồng bao tiêu bắp non với hộ nông dân...
Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất lúa ở An Giang đã thực hiện được liên kết “dọc” giữa nông dân – tổ hợp tác – doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào để xây dựng sản phẩm chế biến. Qua đó cũng đã hình thành liên kết “ngang” giữa nông dân – tổ hợp tác nông nghiệp, trong đó người nông dân cùng hợp tác để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo hợp đồng với doanh nghiệp, nâng cao năng lực cho chính họ và góp phần thực hiện thành công chỉ tiêu nông thôn mới đối với tiêu chí hợp tác sản xuất.
Kinh nghiệm thực hiện mô hình liên kết bốn nhà ở An Giang cho thấy thuận lợi cũng nhiều nhưng khó khăn cũng chẳng ít. Thuận lợi chủ yếu của mô hình là: (i) Do đây là phương thức làm ăn mới và được chính quyền nhiều địa phương chú trọng thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân như đề ra các chính sách
liên kết 4 nhà, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng và triển khai các đề án về tổ chức lại sản suất, gắn liền với chế biến và thị trường tiêu thụ; (ii) Nông dân được tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn và sâu rộng hơn, giúp tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận; (iii) Nông dân tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tạo thương hiệu cho nông sản địa phương, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó, mô hình cũng bộc lộ nhiều khó khăn do mối liên kết giữa các chủ thể còn mang tính lỏng lẻo, mẫu thuẫn về lợi ích kinh tế: (i) Nhà nước chưa làm tốt vai trò chủ đạo, chưa tạo ra được một hành lang pháp lý phù hợp; (ii) Nhà khoa học thiếu mạnh dạn, lúng túng trong việc xây dựng vai trò liên kết; (iii) Nhà doanh nghiệp thì sợ rủi ro, nhất là khi gặp rủi ro do thiên tai hay các nguyên nhân bất khả kháng khác; (iv) Nông dân không tuân thủ hợp đồng thường xuyên diễn ra.
1.5.2.3. Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
“Cánh đồng mẫu lớn” là khái niệm ở Việt Nam ban đầu được hiểu là làm mẫu những cánh đồng lớn. Đó là những cánh đồng có thể một hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng qui trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới một thương hiệu nhất định. Mô hình cánh đồng mẫu lớn là bước phát triển mới của mô hình liên kết bốn nhà, cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng tại Quyết định 80/2002/QĐ- TTg và Chỉ thị 24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ.
Những năm gần đây, mô hình “cách đồng mẫu lớn” đã được người dân biết đến như một thành công đột phá của ngành sản xuất lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với việc áp dụng tất cả các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhất trong sản xuất nhằm tăng sản lượng, năng suất, giảm chi phí và tăng thu nhập, mô hình này đã đem lại hiệu quả tích cực và mang lại niềm vui cho những người tham gia, bao gồm người nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp và cả chính quyền địa phương, cán bộ quản lý nông nghiệp.
Mô hình này được khởi xướng tại tỉnh An Giang, nơi có lợi thế về sản xuất lúa với sản lượng hàng năm lên đến hơn 3,6 triệu tấn, xuất khẩu từ 500.000 đến 600.000 tấn gạo. Trong đó nổi bật là mô hình cánh đồng mẫu lớn của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang. Vụ Đông Xuân 2010 – 2011, 1200 ha của hơn 400 hộ
nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã trở thành vùng sản xuất lúa nguyên liệu cho nhà máy chế biến của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang. Theo mô hình này, các hộ nông dân trồng lúa hưởng ứng chương trình “Cùng nông dân ra đồng” do tỉnh khởi xướng, liên kết lại với nhau, hình thành một cánh đồng rộng lớn theo nguyên tắc: cùng xuống giống một ngày, chăm sóc theo cùng quy trình “sạch”… Nông dân tham gia sẽ được Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang đầu tư ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… không tính lãi và cử cán bộ kỹ thuật xuống trực tiếp cùng bám ruộng với nông dân. Khi thu hoạch nông dân được hỗ trợ chi phí vận chuyển, lưu kho và được công ty thu mua với giá bằng hoặc cao hơn giá thị trường. Nhờ được tư vấn kỹ thuật trồng lúa, thu hoạch, phơi phóng, đặc biệt là ghi chép quy trình sản xuất và chi phí vào sổ theo tiêu chuẩn VietGap, lần đầu tiên nhà nông đã tính toán được giá thành mỗi vụ. Tất cả các chi phí cho nguyên vật liệu sản xuất đầu vào, nông dân đều được mua với giá gốc, ngoài ra họ còn được mượn kho trữ gạo trong vòng một tháng mà không trả phí và thanh toán không tính lãi sau khi bán lúa. Cách làm này đã tránh được tình trạng người nông dân không kiếm được tiền để tái sản xuất vì nhiều lý do như lúa không bán được hay mua vật tư thiếu lãi cao… Ngoài năng suất bình quân tăng khoảng 1 tấn/ha, chi phí đầu tư cũng giảm từ 1 - 2 triệu đồng/ha góp phần tăng thêm lợi nhuận từ 2 đến 4 triệu đồng/ha.
Nhờ đem lại tính hiệu quả cao như vậy, mô hình liên kết sản xuất lúa “Cánh đồng mẫu lớn” đã được nhân rộng ra các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh… Mô hình đang nhận được sự đồng thuận cao trong xã hội, đặc biệt là người nông dân và sẽ là hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.
Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” cũng đã được áp dụng ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác. Trong thủy sản, mô hình này đã được nhiều công ty áp dụng trong liên kết với nông dân trong sản xuất, cung ứng và quản lý chất lượng sản phẩm. Trong chăn nuôi, những nguyên tắc của cánh đồng mẫu lớn cũng được áp dụng để các chủ trang trại cùng chăn nuôi theo một qui trình sản xuất chung, có kế hoạch bán sản phẩm, chất lượng sản phẩm đồng đều,…
Theo kinh nghiệm được rút ra từ mô hình cánh đồng mẫu lớn, để tăng cường sự liên kết giữa nông dân với các chủ thể khác và đảm bảo sự tham gia vào thị trường của tác nhân nhỏ trong chuỗi giá trị, chính sách của nhà nước nên tập trung vào các việc sau: (i) khuyến khích doanh nghiệp tư nhân mua hàng từ nông dân nhỏ;
(ii) cung cấp dịch vụ hỗ trợ nông dân nhỏ như kỹ thuật, tiếp cận hệ thống chứng chỉ…; (iii) cung cấp tài chính trực tiếp hoặc hỗ trợ tiếp cận với dịch vụ tài chính; (iv) điều chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng tư nhân để sao cho nông dân nhỏ có thể tham gia với chi phí vừa phải; (v) hỗ trợ quy hoạch sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất như đường giao thông, thủy lợi, hệ thống kho chứa, nhà máy chế biến...
1.5.2.4. Một số mô hình tại tỉnh Sơn La
Một số mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp tại tỉnh Sơn La đã và đang mang lại hiệu quả, lợi ích cho người nông dân thu nhập ổn định và cho các hợp tác xã, doanh nghiệp có nguồn nông sản tiêu thụ ở trong tỉnh và sang các tỉnh bạn, như doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến đã liên kết phối hợp với nông dân huyện Thuận Châu và địa bàn thành phố Sơn La sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật Bản ...
HTX sản xuất rau an toàn Ta Niết xã Chiềng Hắc, Yên Châu, Sơn La đã xây dựng được mô hình liên kết giữa các hộ nông dân với quy mô 14.5 ha, mô hình liên kết này theo quy trình từ sản xuất tới tiêu thụ đáp ứng tiêu chuẩn VIETGAP do vậy ngay từ các khâu chọn đất canh tác, chọn giống, nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ hay khâu thu hoạch, sơ chế, đóng gói nông sản đều phải tuân thủ các quy trình, sản phẩm nông sản cung cấp cho thị trường tại tỉnh Sơn La mà còn tham gia vào hệ thống các siêu thị lớn tại Hà Nội như: Minh Hoa, Fivimart, Coopmart, Ocean Mart... Phương án liên kết sản xuất và tiêu thụ chè, xây dựng cánh đồng lớn tại Mộc Châu. Với tổng số 840 hộ tham gia liên kết sản xuất chè, diện tích 426,71 ha, chiếm