Vai trò của các nhà trong liên kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 31 - 34)

4. Ý nghĩa của luận văn

1.3.4.2 Vai trò của các nhà trong liên kết

Thông qua mối liên kết giữa nông dân với các chủ thể khác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất của một số mặt hàng nông sản. Tuy nhiên để có thể phát huy tốt được mối liên kết này chúng ta cần phải hiểu rõ đặc điểm, vị trí, nhiệm vụ của từng chủ thể trong sản xuất nông nghiệp cũng như tính cầp thiết phải liên kết kinh tế giữa nông dân và các chủ thể kinh tế khác.

+ Nông dân: Là chủ thể chính tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp nên vai trò của người nông dân gắn kết chặt chẽ với vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế.

- Nông dân sản xuất ra nguyên liệu gia dụng, lương thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống của con người. Hầu hết các nước đang phát triển như nước ta đều phải dựa vào nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo sự an toàn cho phát triển.

- Sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, sản xuất đồ gia dụng. Nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển.

- Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế thông qua các nguồn thuế.

- Người nông dân cũng là một người tiêu thụ hàng hóa. Việc tiêu dùng của người nông dân đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của nông dân đối với quá trình phát triển kinh tế.

Như vậy có thể thấy vai trò của người nông dân trong nền kinh tế so với các chủ thể khác là rất quan trọng. Nếu người nông dân không tham gia vào nền kinh tế thì lúc đó sẽ không thể nào có sự phát triển về kinh tế.

+ Nhà nước

Vai trò của nhà nước thể hiện trước tiên là định hướng phát triển. Trong nghị quyết 06 - NQ/TW về “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” đề ra

những cơ chế và chính sách mới, tạo sự thông thoáng hơn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước.

+ Phát huy lợi thế từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu. + Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo... Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

Theo quan điểm này thì nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng phát triển. Trong đó, khuyến khích sự liên kết giữa các thành phần kinh tế và sự hợp tác giữa các chủ thể khác nhau nhằm nâng cao khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, tìm kiếm thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng thể hiện vai trò của mình thông qua một số chính sách, và các chương trình phát triển trong nông nghiệp, cụ thể là việc tạo ra công ăn việc làm, hỗ trợ sản xuất và xóa đói giảm nghèo (Peter Timmer P., 2010) và cũng được xem như chủ thể chính tạo ra môi trường liên kết thông thoáng, khuyến khích cho các chủ thể khác tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất nông nghiêp (GTZ, 2011).

+ Nhà khoa học

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các nhà khoa học đã liên kết với nhân dân, giúp họ tạo ra nông sản có sản lượng cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Sau đây là một số minh chứng cho thấy vai trò của nhà khoa học là không thể thiếu trong các mô hình liên kết nông nghiệp.

- Giúp bảo tồn và nâng cao chất lượng các sản phẩm của nhà nông như: Tám thơm Hải Hậu, vải thiều Thanh Hà... Đây là những liên kết dựa trên cơ sở giúp nông

dân bảo tồn giống sản phẩm truyền thống, tạo dựng thương hiệu; Qua các doanh nghiệp kinh doanh, sản phẩm đã đi vào thị trường, thúc đẩy ngành sản xuất lúa tám thơm Hải Hậu cổ truyền và vải thiều Thanh Hà phát triển.

- Các nhà khoa học còn lai ghép nhiều giống cây mới, có sức chống bệnh cao, thích nghi tốt với môi trường để mở rộng ra trồng tại những nơi không thuận lợi như việc đưa cây điều ghép mở rộng ra trồng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ - vùng còn nhiều đất trống, đồi núi trọc, cát trắng mênh mông thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Bình. Cây điều ghép đã phát triển thành công trên vùng đất cát và đất đồi ở vùng này, bắt đầu cho thu hoạch thành sản phẩm hàng hóa. Như vậy, sản phẩm mới - cây điều ghép, đã được tạo ra trên cơ sở sự liên kết giữa nông dân và nhà khoa học.

- Giúp nông dân áp dụng KHCN để đạt sản lượng cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Bên cạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra giống mới, với điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi thất thường như hiện nay, các nhà khoa học còn phải nghiên cứu các giải pháp nhằm ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất của người nông dân. Nhà khoa học dựa trên cơ sở khoa học để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến ngập lụt, môi trường và hệ thống thủy lợi của địa phương. Từ đó đề xuất những quy hoạch, giải pháp để đối phó.

- Trong bối cảnh đất đai ngày càng khan hiếm, chất lượng đất ngày càng kém, nguồn nước thì ngày càng ô nhiễm, mực nước ngầm xuống rất thấp dễ có hiện tượng thiếu nước vào mùa khô như hiện nay, các nhà khoa học còn nghiên cứu các mô hình, công nghệ quy trình sản xuất sao cho tiết kiệm được nguồn nước, cải thiện, phục hồi được những phần đất suy thoái nhưng lại không gây ra ô nhiễm môi trường.

- Nhà khoa học chính là việc bảo tồn và phát huy những giống gen cây trồng, vật nuôi quý hiếm có nguy cơ biến mất. Lai tạo những giống cây, con này với các giống cây, con hiện tại để tạo ra nguồn gen quý.

Như vậy có thể thấy, để nông nghiệp phát triển một cách bền vững thì vai trò của những nhà khoa học là rất quan trọng.

Sản phẩm của nhà nông muốn được trao đổi trên thị trường, chuyển đến người tiêu dùng đều phải thông qua các doanh nghiệp. Việc các nhà doanh nghiệp hỗ trợ nông dân, liên kết nông dân, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm cũng là mắt xích quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Mặt khác, ba vấn đề lớn của kinh tế thị trường mà từng nhà nông không thể giải quyết được là (i) thị trường tiêu thụ và thương hiệu, (ii) công nghệ mới, (iii) vốn đầu tư; Mà chỉ có doanh nghiệp mới có thể giải quyết tốt ba vấn đề này. Giải quyết ba vấn đề này không chỉ mang lại lợi ích cho nhà nông mà cho cả nhà doanh nghiệp chế biến - tiêu thụ nông sản.

Các doanh nghiệp còn “đặt hàng” với các nhà khoa học nghiên cứu giải quyết các vấn đề từ công nghệ chế biến, bảo quản nông sản đến sản xuất nông phẩm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất trong cả chuỗi giá trị “từ trang trại đến bàn ăn”.

Cụ thể là họ không chỉ đầu tư áp dụng các công nghệ mới nhất do các nhà khoa học tạo ra trong khâu chế biến - bảo quản - tiêu thụ nông sản, mà còn đầu tư giúp nhà nông áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông sản ở mỗi trang trại.

Do vậy, hoạt động khuyến nông vì lợi nhuận do các doanh nghiệp thực hiện ngày càng phát triển, làm cầu nối giữa các nhà khoa học và nhà nông, đóng vai trò quyết định trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và góp phần đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w