Chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 2017 – 2019

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 56 - 59)

Chỉ tiêu

1 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 2 Số lao động tham gia trong nền KTQD

Cơ cấu lao động theo ngành

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ, ngành khác

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn, Phòng Tài chính Kế hoạch (10) Thực trạng sản xuất cây nông nghiệp tại địa bàn huyện Mai Sơn - Lĩnh vực trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2020 toàn huyện 44.122 ha, trong đó: Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 36.796 ha, diện tích cây lâu năm 7.690 ha, cụ thể: Cây lương thực có hạt: Tổng diện tích gieo trồng 26.591 ha; Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 112.476 tấn; Cây chất bột lấy củ: Tổng diện tích gieo trồng 3.450 ha, sản lượng ước đạt 59.168 tấn. Sản phẩm được các nhà máy thu mua, hiện trên địa bàn huyện có 02 nhà máy chế biến tinh bột sắn; Cà phê: Diện tích là 4.194 ha; Sản lượng cà phê nhân đạt 4.140 tấn. Diện tích cà phê của huyện Mai Sơn và của tỉnh Sơn La đã được cấp chỉ dẫn địa lý, sản phẩm sản xuất được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thu mua, sơ chế phục vụ xuất khẩu sang các thị trường châu âu; Mìa đường: Diện tích là 6.085 ha; Sản lượng cà phê nhân đạt 336.483 tấn, là nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đường Sơn La; Cây chè: Diện tích là 57 ha; Sản lượng chè búp tươi đạt 148 tấn; Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả 10.623 ha, sản lượng hơn 44.791 tấn quả tươi/năm. Các loại cây ăn quả chủ lực, gồm: Nhãn 3.252 ha, Xoài 3.620 ha, sơn tra 1.150 ha, cây có múi (cam, bưởi) 850 ha, chanh leo 365 ha, Na 420 ha và một số cây ăn qua khác (chuối, táo, lê …).

- Lĩnh vực chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt 989.210 con. Trong đó: (1) Đàn gia súc đạt 179.210 con, gồm: đàn bò đạt 23.950 con, đàn trâu 13.260 con, đàn lợn 110.500 con ...; (2) Đàn gia cầm đạt 810.000 con.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn 51.187 ha: (1) Rừng tự nhiên: 48.845 ha: Rừng gỗ là 27.974 ha: (trong đó; Rừng trung bình: 771 ha; rừng nghèo: 21.322 ha; rừng nghèo kiệt: 5.881 ha); rừng tre nứa: 4.054 ha; rừng hỗn giao: 16.817 ha; (2) Rừng trồng: 2.342 ha; loài cây trồng chính là Thông chiếm 61,68 % diện tích; Rừng trồng đến tuổi khai thác diện tích chiếm 39,6 %, gồm cấp tuổi III, IV và cấp tuổi V. Khoanh bảo vệ rừng: 8.000 ha. Độ che phủ rừng đạt 37%.

- Lĩnh vực thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản được duy trì 327 ha, sản lượng đạt 589 tấn. Ngoài việc nuôi trồng thủy sản, bước đầu hình thành các mô hình phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, thu hút lượng khách nhất định, đặc biệt là các ngày nghỉ, lễ tết tham quan, trải nghiệm.

- Lĩnh vực thủy lợi: Hàng năm chỉ đạo xây dựng Kế hoạch phát động phong trào toàn dân làm thuỷ lợi vào mùa khô; chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân xã các xã lựa chọn địa điểm, công trình và các điều kiện để tổ chức phát động ra quân, huy động lực lượng Đoàn viên, Thanh niên, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trên địa bàn cùng tham gia thực hiện ra quân. Số lượng công trình thủy lợi: 160 công trình. Hàng năm chỉ đạo nạo vét kênh mương: 183,522 km; Khối lượng nạo vét: 5.882 m3; huy động số ngày công thực hiện: 12.850 công; Phát dọn bờ kênh: 169.950 m2.

2.1.2. Xã Ching Mung, huyn Mai Sơn

- Vị trí địa lý

Chiềng Mung là một xã nằm trong vùng kinh tế phát triển đô thị của huyện Mai sơn, tỉnh Sơn La cách trung tâm tỉnh khoảng hơn 10 km về phía Nam theo trục quốc lộ 6.

+ Phía Bắc giáp thị xã Sơn La.

+ Phía Nam giáp xã Chiềng Mai và xã Hát Lót. + Phía Đông giáp xã Mường Bằng và Mường Bon. + Phía Tây giáp xã Chiềng Ban và Chiềng Mai.

Tổng diện tích tự nhiên 3.602,00 ha (Đất nông nghiệp là 2.075,28 ha chiếm 57,60%; Đất phi nông nghiệp là 614,13 ha, chiếm 17,05%; Đất chưa sử dụng là 912,99 ha, chiếm 25,35%. Hầu hết các loại đất ở Chiềng Mung có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá (đất có tầng dầy >100 cm, chiếm gần 34%; từ 50 - 100 cm chiếm trên 36%; dưới 50 cm chiếm gần 30%). với 27 bản, mật độ dân số khoảng 2202 người/km2. Xã Chiềng Mung có trung tâm xã là trung tâm hành chính kinh tế - văn hoá, giáo dục, y tế, ngoài ra trên địa bàn xã còn có 8 km đường quốc lộ và sân bay Nà Sản. Hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không khá thuận lợi tạo nhiều điều kiện cho Chiềng Mung trong việc giao lưu thông thương trao đổi hàng hoá, thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện.

- Dân tộc và dân số

Tổng số dân của xã là 9.651 người, mật độ dân số 202 người/km². Gồm có 21 bản: Nà Hạ 1, Nà Hạ 2, Bản Phát, Bôm Cưa, Noong Phụ, Cừ Nhừn, Nà Kẹ, Bản Cưởm, Nà Sang, Bản Lầu, Bản Hời, Bản Lo, Bản Hản, Bản Xum 1, Bản Xum 2,

Bản Xum 3, Co Mỵ, Nong Nái, Nà Nọi, Bản Mạt, Bản Đúc, 2 tiểu khu: Nà Sản, Ba Vì và 4 thôn: 2, 4, 6, 7.

Gồm các dân tộc: Thái, Kinh, Mường, Tày, Mông.

Bảng 3.1: Tình hình dân tộc, dân sốSTT Tên bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w