4. Ý nghĩa của luận văn
3.2.3.2. Nhu cầu liên kết sản xuất của hộ nông dân trong tham gia liên kết sản xuất
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp.
Chỉ thị 1965/CT-BNN/TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn… với tinh thần đó, đảng bộ và UBND tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm khuyến khích và tăng cường quan hệ liên kết, đặc biệt trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, nông dân và nông dân trong các hợp tác xã tổ hợp tác vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm với nhau…
Biểu 3.3: Khảo sát số hộ tham gia vào chuỗi giá trị long nhãn Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra
Qua biểu 1 thấy rằng với 100 phiếu điều tra liên kết thì chủ yếu các đối tượng đều tham gia vào một liên kết hợp tác xã nào đó trong xã như hợp tác xã nhãn chín muộn và xã xây dựng vùng nguyên liệu nhãn đã liên kết với bà con nông dân, cung cấp cho bà con phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăm sóc, còn người dân thì góp đất và công sức lao động, sau khi có sản phẩm thì hợp tác xã sẽ vào thu mua của người dân với mức giá sàn mà hợp tác xã đưa ra là 12.000 đồng/ 1kg. Qua điều tra 23 hộ tại bản Sang thì có tới 21 hộ tham gia vào liên kết với hợp tác xã chỉ có 2 hộ không tham gia vào liên kết, tại tiểu khu Nà Sản thì có tới 31 hộ tham gia vào liên kết với hợp tác xã chỉ có 5 hộ không tham gia vào liên kết.
Biểu 3.4: Loại hình tham gia chuỗi giá trị liên kết chuỗi giá trị long nhãn
Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra
Qua biểu 2 thấy rằng với 100 phiếu điều tra liên kết thì chủ yếu loại hình tham gia chuỗi giá trị liên kết là Hợp tác xã, một phần liên kết với doanh nghiệp và số còn lại rất ít là liên kết với cá nhân. Cụ thể như tại bản Sang thì có 19 hộ gia đình tham gia liên kết với hợp tác xã, có 5 hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp, có 3 hộ tham gia liên kết với cá nhân để tiêu thụ sản phẩm. Tại bản Cườm thì có 15 hộ gia đình tham gia liên kết với hợp tác xã, có 5 hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp, có 1 hộ tham gia liên kết với cá nhân để tiêu thụ sản phẩm.
3.2.3.3. Khả năng đầu tư của người dân khi tham gia vào liên kết
Nông dân là chủ thể chính trong chuỗi giá trị liên kết, trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải thay đổi tư duy, thói quen sản xuất, làm sao để đáp ứng nhu cầu thị trường chứ không phải cố hữu với tập quán sản xuất lạc hậu, làm những gì mình có mà không phải là thứ thị trường cần. Khi nhu cầu xã hội ngày càng cao thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua áp dụng những tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, OCOP trong canh tác là điều bắt buộc, nếu không muốn tự đánh mất cạnh tranh.
Qua khảo sát 100 hộ trên 4 bản cho thấy rằng các hộ nông dân đã nhận thấy họ cần phải chuyển đổi cách làm ăn do giá cả không ổn định, khả năng tiếp cận với vốn sản xuất trong nông nghiệp kém, giá do thương lái quyết định, năng suất sản phẩm thấp. Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường .
Bảng 3.4: Nhu cầu và khả năng chuỗi giá trị liên kết của các hộ
Doanh nghiệp Hợp tác xã
Nông dân Qua biểu 3 cho thấy nông dân muốn liên kết với các doanh nghiệp và hợp tác
xã, tuy nhiên chỉ có 8 đối tượng muốn doanh nghiệp cung ứng vật tư 7 đối tượng muốn hợp tác xã cung ứng vật tư, còn lại chủ yếu mong muốn do người nông dân tự mình đi mua vật tư để về sản xuất, nhưng về vấn đề tiêu thụ sản phẩm thì họ lại mong muốn doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho họ, 34 đối tượng mong muốn doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, 58 đối tượng mong muốn hợp tác xã, còn 8 đối tượng lại mong muốn tự mình đi tiêu thụ sản phẩm mình làm ra, điều này cho thấy một thực tế người dân chỉ biết sản xuất, còn thị trường tiêu thụ lại không có, còn doanh nghiệp thì không có nhiều đất, không đủ khả năng trồng trọt với số lượng lớn, vậy nên họ phải liên kết với nhau, chia nhau phần lợi nhuận, sản sẻ với nhau rủi ro. Nông dân cùng với việc liên kết với doanh nghiệp, chính quyền các xã, phường của thành phố cũng tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt, tập trung sản xuất theo quy trình mà hợp đồng yêu cầu, tạo chữ tín với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh giúp cho hoạt động sản xuất bền vững và hiệu quả.
Bảng 3.5: Khảo sát nhu cầu tham gia liên kết “bốn nhà” của các hộ điều tra Chỉ tiêu
Có nhu cầu
Không có nhu cầu Tổng
Theo số hộ được hỏi, cho kết quả như sau: tất cả những hộ đã, đang tham gia một mô hình liên kết nào đó trong xã, có thể liên kết dọc giữa doanh nghiệp với người nông dân, hoặc giữa các hộ nông dân với nhau. Nhưng khi được hỏi có tham gia liên kết “bốn nhà” thì 100% các hộ đều mong muốn được tham gia liên kết này
và mong muốn chủ yếu là tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm cũng như được hướng dẫn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và mong muốn để tăng thu nhập cho các hộ tuy nhiên vấn đề cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng, người dân đang còn thắc mắc do vậy việc liên kết với các nhà khoa học, nhà nước, và doanh nghiệp sẽ giải quyết được thắc mắc của họ.