Xu hướng phát triển nông sản thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 75)

4. Ý nghĩa của luận văn

3.2.1.1. Xu hướng phát triển nông sản thế giới

Trong thời đại công nghiệp 4.0 nền nông nghiệp của các nước trên thế giới cũng dần chuyển mình, thuật ngữ nông nghiệp thông minh ra đời, Nông nghiệp thông minh là việc ứng dụng thành tự trí tuệ nhân tạo và phương tiện liên lạc, điều khiển hiện đại vào từng khâu sản xuất. Bằng thiết bị liên lạc, người nông dân có thể kết nối với các thiết bị lắp đặt trên đồng ruộng nhờ vào hệ thống cảm biến thu thập, phân tích dữ liệu.

Một khái niệm khác cũng được sử dụng cho cách thức này là ứng dụng Internet vạn vật (IoT). Toàn bộ chu trình thu thập và xử lý dữ liệu hoàn toàn tự động, đến người nông dân sẽ là phương án chờ quyết định cuối cùng, về sức khỏe cây trồng vật nuôi, về dịch bệnh, đất, nước hay dự báo xu thế thời tiết...

IoT là điểm khởi đầu, khi áp dụng đại trà sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp, tối ưu hóa cả một hệ thống sản xuất, đưa lại năng suất

vượt trội so với canh tác truyền thống trong khi giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm.

Các phát minh mới trong nông nghiệp đang tạo ra cuộc cách mạng mới gọi là nông nghiệp công nghệ cao. Nó giữ vai trò quan trọng để nâng cao năng suất nhưng vẫn thân thiện với môi trường. Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng, chỉ có công nghệ cao mới giúp các nước đang phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Có thể kể ra một số xu hướng sẽ chi phối sản xuất nông nghiệp trong năm 2021 và nhiều năm tiếp theo: Ứng dụng hình ảnh siêu phổ và thuật toán để tính toán năng suất; thiết bị không người lái vừa cung cấp dữ liệu hình ảnh để phân tích các yếu tố môi trường, khí hậu, dịch bệnh... và tham gia cả với vai trò phương thức sản xuất; tích hợp kỹ thuật, phân tích dữ liệu, công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng đất, dinh dưỡng động vật; ứng dụng công nghệ “blockchain” nhằm có được giải pháp tổng thể “đầu - cuối” trong toàn bộ chuỗi cung ứng; ứng dụng công nghệ chỉnh sửa bộ gen tạo ra giống rau, hoa quả có năng suất cao hơn, dinh dưỡng cao hơn, kháng bệnh tốt hơn, chống ô xy hóa hiệu quả hơn.

3.2.1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn tầm nhìn đến 2030

a. Cấp Trung ương

- Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”.

- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về "Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn".

- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 4/6/2010 về “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

- Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về "Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản".

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 cuả Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông

nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước”.

- Nghị định số 201/2013/ NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

- Nghị định số 55/ND-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

b. Cấp địa phương

- Quyết định số 3527/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La ngày 23 tháng 12 năm 2014 về phê duyệt đề án triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông dân với các đối tác kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Quyết định số 2117/QD-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Sơn La.

- Nghị quyết số 88/2014/NQ-HĐND ngày 17 tháng 9 năm 2014 của hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp, Hợp tác xã đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 – 2020.

- Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trồng cây ăn quả, cây dược liệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp tạihuyện Mai Sơn huyện Mai Sơn

Là tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, Sơn La có hơn 355.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 27,4% tổng diện tích đất tự nhiên với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, đất đai màu mỡ, rất thích hợp để phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, Sơn La đang tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, gia đình tham gia đầu tư.

Phát huy những lợi thế sẵn có, Sơn La đã đẩy mạnh phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi

vốn là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và nhu cầu thị trường, trong đó, kết hợp tăng cường công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời gian qua, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và người nông dân đã và đang khẳng định những ưu điểm trong phát triển nông nghiệp bền vững. Sản xuất nông nghiệp theo hình thức kinh tế gia đình tự phát đã bộc lộ những hạn chế nhất định, sản phẩm người nông dân làm ra chủ yếu được bán cho các thương lái, thị trường trôi nổi. Người nông dân không thể định đoạt được việc tiêu thụ sản phẩm của chính mình làm ra. Để giúp người nông dân phát triển kinh tế bền vững, Sơn La đã tập trung nhiều nguồn lực để hỗ trợ phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và người dân. Để phát huy những kết quả trên, Sơn La đang tiếp tục quan tâm đến mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và nông dân. Theo các chuyên gia của Hội Khoa học kinh tế tỉnh Sơn La, cả người dân và doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ và thực hiện nghiêm túc vai trò của mình trong mối liên kết này. Việc sản xuất, liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đây gần như là tính tất yếu trong giai đoạn hiện nay, bởi vì nếu hộ nông dân sản xuất hàng hóa đơn lẻ, khó cạnh tranh, khó tiếp cận thị trường, chỉ thông qua liên kết với doanh nghiệp, nông dân mới có điều kiện tiếp cận với thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

Huyện Mai Sơn có trên 142.600 ha đất tự nhiên, với 156.000 người thuộc 6 dân tộc: Thái, Kinh, Mông, Sinh Mun, Khơ Mú, Mường chung sống trên 22 xã, thị trấn. Trên cơ sở điều kiện thực tế về tài nguyên đất đai, địa hình, khí hậu của 4 vùng kinh tế: Vùng quốc lộ 6, vùng quốc lộ 4G, vùng lòng hồ sông Đà và vùng cao biên giới, huyện Mai Sơn đã chọn khâu đột phá, tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình VietGap, mô hình chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Nhân rộng mô hình thí điểm tưới ẩm bằng công nghệ Isarell cho cây cà phê và cây ăn quả tại xã Chiềng Ban; mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap tại hợp tác xã Nông nghiệp Mai Tiên xã Mường Bon, HTX Dịch vụ thương mại-nông nghiệp Thanh Sơn xã Cò Nòi, HTX Nhãn chín muộn xã Chiềng Mung... Thực hiện chuyển đổi diện tích đất nương trồng cây lương thực năng suất thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị

kinh tế. Duy trì ổn định vùng nguyên liệu mía với trên 5.900 ha, gần 6.000 ha cây cà phê. Cùng với đó, chăn nuôi được đầu tư phát triển theo mô hình trang trại, tăng quy mô đàn và nâng cao chất lượng đàn vật nuôi. Năm 2020, đàn trâu, bò, đàn lợn, đàn gia cầm đều tăng từ 3,4%-44% so với năm 2019.v.v. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, Nhà máy tinh bột sắn, Nhà máy

xi măng, Công ty cổ phần Mía đường hoạt động ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu, với sản lượng bình quân hằng năm 450 nghìn tấn xi măng, 11.700 tấn tinh bột sắn, 33.300 tấn đường kết tinh, tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động địa phương. Đã góp phần giảm được 2,05% hộ nghèo theo tiêu chí mới trong năm 2020.

Hin nay trên địa bàn Huyn Mai Sơn đang phát trin sn xut liên kết theo chui giá tr

Phê duyệt 03 mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị:

(1) Mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm quả

Xoài

- Quy mô 50 ha, 102 hộ gia đình tham gia; - Địa điểm thực hiện: Xã Cò Nòi;

- Tổng vốn đầu tư 2.346 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 979 triệu đồng; nhân dân và doanh nghiệp đóng góp: 1.363 triệu đồng.

(2) Mô hình phát trin sn xut liên kết theo chui giá tr sn phm qu Chanh leo

- Quy mô 10 ha, 30 hộ gia đình tham gia; - Địa điểm thực hiện: Xã Phiêng Pằn;

- Tổng vốn đầu tư 507 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 317 triệu đồng; nhân dân và doanh nghiệp đóng góp: 190 triệu đồng.

(3) Mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm long

nhãn

- Quy mô 35 ha, 10 hộ gia đình tham gia; - Địa điểm thực hiện: Xã Chiềng Mung;

- Tổng vốn đầu tư 2.929 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 340 triệu đồng; nhân dân và doanh nghiệp đóng góp: 2.589 triệu đồng.

Quan nghiên cứu, các chuỗi giá trị được đầu tư do nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được phê duyệt qua các năm từ 2018, 2019, đại diện chủ đầu tư là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn; các doanh nghiệp, HTX và người dân tham gia mô hình với hình thức tiếp nhận phần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn đối ứng của doanh nghiệp, HTX và người dân; hình thức chuỗi là nhà nước hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp liên kết với người dân từ khâu sản xuất liên kết bao tiêu sản phẩm nông sản.

Bước đầu đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước (phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các xã có liên quan) các chuỗi được phê duyệt được thực hiện theo đúng quy định và đã đạt được những kết quả khả quan. Đảm bảo các chỉ tiêu về quy mô chuỗi; hiệu quả chuỗi liên kết, giải quyết được các khâu từ đầu vào sản xuất, quy trình sản xuất, năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản và việc cam kết bao tiêu sản phẩm đối với người dân tham gia chuỗi của các doanh nghiệp HTX; hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác của người dân tăng từ 10 – 15% khi tham gia chuỗi; hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, về doanh thu tăng từ 15 -20%, lợi nhuận tăng thêm từ 5 -7% khi thực hiện liên kết với các hộ dân; thị trường tiêu thụ được mở rộng, sản phẩm đã tham gia vào các chuỗi phân phối, thị trường tiêu dùng khó tính, một số sản phẩm tham gia xuất khẩu. Tình hình đời sống và thu nhập của người dân từng bước được nâng lên. Góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm qua.

3.2.3. Thực trạng chuỗi giá trị long nhãn tại huyện Mai Sơn

3.2.3.1. Thực trạng chuỗi giá trị long nhãn tại huyện Mai Sơn

Mô hình chuỗi giá trị long nhãn được UBND huyện Mai Sơn phê duyệt từ năm 2018, với các các nội dung sau:

- Quy mô: 35 ha, 10 hộ gia đình tham gia; - Địa điểm thực hiện: Xã Chiềng Mung;

- Tổng vốn đầu tư 2.929 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 340 triệu đồng; nhân dân và doanh nghiệp đóng góp: 2.589 triệu đồng.

HTX dịch vụ Nhãn chín muộn (tiểu khu Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn) là một trong những HTX đi đầu trong sản xuất, thu mua, chế biến nhãn. Nhận

thấy độ đường cao vượt trội của quả nhãn tươi trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Phòng, Giám đốc, cùng các thành viên HTX đã quyết định đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất long nhãn, nhằm đưa tới cho người tiêu dùng một sản phẩm long nhãn chất lượng, thơm ngon, giàu dưỡng chất nhất và từng bước tìm hướng đi cho sản phẩm này.

Hình thức liên kết: HTX dịch vụ nhãn chín thỏa thuận ký hợp đồng với các hộ gia đình trồng nhãn tại địa bàn và cam kết bao tiêu sản phẩm với mức giá sàn là 12.000đ/kg; đầu tư 30% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất; cam kết thu mua sản phẩm bằng mức giá sàn và thỏa thuận khi giá cả thị trường cao hơn giá sàn. Người dân đầu tư 70% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tuân thủ quy trình kỹ thuật cam kết bán cho HTX và thỏa thuận khi giá thị trường cao hơn giá sàn.

Nhãn quả được hợp tác xã thu mua, phân loại sau đó được bảo quản tại kho của hợp tác xã và được sơ chế, chế biên thành sản phẩm long nhãn; sản phẩm long nhãn đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc, đóng gói bảo quản tại kho của HTX và thông qua các hợp đồng phân phối với các nhà phân phối đến với người tiêu dùng và xuất khẩu đi các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc …giá xuất kho long nhãn tại HTX giao động từ 280.000 - 320.000 đồng/kg.

Chi phí sản xuất 1 kg long nhãn: Chỉ tiêu

Chi phí mua quả nhãn tươi Chi phí nhân công

Chi phí vật liệu

Chi phí bảo quản, khấu hao tài sản

Tổng chi phí/1kg long nhãn

Như vậy, lợi nhuận trung bình sau khi trừ chi phí của 1 kg long nhãn từ 60.000 – 100.000 đồng/kg. Với việc sản xuất long nhãn đã mang lại giá trị tăng thêm cho 1 kg nhãn tươi từ 6.000 – 10.000 đồng/kg.

Long nhãn sấy khô Nguyễn Phòng là sản phẩm chất lượng cao, được sản xuất theo công nghệ lò sấy hơi ép nhiệt kín. Tất cả đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy

trình kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng sản phẩm luôn được cơ sở đặt lên hàng đầu, từ khâu lựa chọn nguyên liệu chế biến tới các khâu như: chăm sóc quả – thu hái – rửa quả – bóc vỏ – sấy khô – bảo quản – đóng hộp đều được giám sát chặt chẽ, hệ thống chế biến luôn sạch sẽ để sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Thành phần của Long nhãn sấy khô Nguyễn Phòng là 100% cùi nhãn quả tươi sấy khô, không thêm bất cứ thành phần, phụ gia nào khác, vì vậy các dưỡng chất được giữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w