4. Ý nghĩa của luận văn
1.6. Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn để áp dung vào mô hình liên kết chuỗi giá trị
chuỗi giá trị long nhãn tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Thông qua nghiên cứu các mô hình liên kết trong sản xuất – kinh doanh nông sản ở các nước trên thế giới và thực trạng liên kết sản xuất - kinh doanh ở một số mặt hàng nông sản chính ở Việt Nam trong thời gian qua, nghiên cứu đã rút ra
một số bài học, kinh nghiệm để hoàn thiện chuỗi giá trị long nhãn tại địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La như sau:
(1) Việc hoàn thiện chủ trương , chính sách thúc đẩy liên kết trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp là rất cần thiết và cấp bách. Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý nhằm quy định rõ cơ chế xử lý vi phạm hợp đồng, ràng buộc trách nhiệm gắn cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia hợp đồng một cách hài hòa.
(2) Vai trò của cơ quan nhà nước địa phương với tư cách “ nhạc trưởng” trong mối liên kết là nhân tố quan trọng đảm bảo thành công. Thể hiện rõ nhất là vai trò của nhà nước trong việc quy hoạch, đầu tư và phát triển các vùng nguyên liệu là người đứng ra thúc đẩy các nhà khác liên kết.
(3) CTập trung xác định và thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua hợp đồng văn bản trước tiên đối với một số sản phẩm chủ lực, mang tính đặc trưng cho việc thực thi khi điều kiện hợp đồng đã chín muồi.
(4) Để triển khai hiệu quả các hợp đồng liên kết thì việc tuyên truyền và phổ biến lợi ích cho các hộ nông dân sản xuất là hết sức cần thiết.
(5) Tăng cường vai trò và có biện pháp cụ thể hỗ trợ sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, trang trại… các tổ chức này có vai trò là nhân tố trung gian, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
(6) Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp và vùng nguyên liệu phải đi trước một bước.
(7) các doanh nghiệp phải đi tiên phong trong ký và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản kết hợp đầu tư ứng trước cho nông dân về giông, vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật để nông dân sản xuất đúng quy trình kỹ thuật tạo ra sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu của hợp đồng. Hợp đồng sản xuất, tiêu thụ phải thực sự đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích giữa doanh nghiệp và người sản xuất.
Tóm lại, để phát triển chuỗi giá trị long nhãn tại địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cần xây dựng được các liên kết ngang để thực hiện hành động tập thể và các liên kết dọc để xây dựng kênh phân phối của các tác nhân trong chuỗi giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách có hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình đẳng và cùng có lợi.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU