Chỉ tiêu
Thỏa thuận bằng miệng Ký hợp đồng
Không cần thỏa thuận Khác
Hầu hết các hộ mong muốn liên kết với DN, HTX cho rằng việc liên kết giữa các hộ với DN, HTX phải thực hiện bằng văn bản, và việc thực hiện bằng văn bản là cần thiết không thể thực hiện bằng miệng hay không cần thỏa thuận gia. Người dân muốn được nhà nước bảo vệ quyền lợi và tài sản của mình nếu chẳng may liên kết có rủi ro, hay doanh nghiệp không thực hiện những gì đã nói với người dân ban đầu. Họ yêu cầu phải có văn bản để có hiệu lực pháp lý khi cần thiết. Đây cũng là nhu cầu chính đáng của các hộ dân khi tham gia liên kết với DN, HTX.
3.2.4. Phân tích SWOT
Để khai thác tối đa thế mạnh của vùng, cơ hội của các bên tham gia liên kết và đề xuất được mô hình liên kết phù hợp thì cần phải đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức trong mối liên kết này. Phân tích ma trận S.W.O.T là một cách làm hiệu quả, phương pháp này dựa trên việc kết hợp giữa các điểm mạnh (S- Strengths) và Cơ hội (O - Opportunities) để đưa ra các giải pháp mang tính công kích, việc kết hợp các điểm mạnh với Thách thức (T - Threats) để đưa ra các giải pháp mang tính thích ứng, kết hợp các điểm Điểm yếu (W - Weaknesses) với cơ hội để đưa ra các biện pháp mang tính điều chỉnh, kết hợp các yếu tố thách thức để đưa ra các giải pháp mang tính phòng thủ.
Điểm mạnh (S- Strengths)
S1: Người dân đã có kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất và canh tác nông nghiệp.
S2: Đã có nhiều mô hình liên kết đạt hiệu quả cao từ cây ăn quả. Đây chính là mô hình để người dân trong xã tham
Cơ hội (O - Opportunities)
O1: Phân phối sản phẩm nông sản trong các siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini,
O2: Cung cấp sản phẩm nông sản sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP tham gia vào thị trường nông sản của tỉnh và cả
quan học hỏi.
xuất nông nghiệp.
đổi tư “mạo hiểm” sang “ổn định”.
người dân..
dào.
trồng cây ăn quả.
trung tâm xã đến thị trấn Mai Sơn.
nghiệp lớn
nông nghiệp
Điểm yếu (W- Weaknesses) W1: Trình độ văn hóa thấp,
(do dân vay lãi suất cao, gán đất sản xuất, còn nợ bên ngoài)
W3: Đất bị ô nhiễm bạc mầu do sử dụng các thuốc hóa học
W4 - Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp còn thấp.
W5: Địa hình đồi núi dốc
W6: Nhận thức về thị trường của người dân còn hạn chế
W7: Năng lực thị trường và tính năng động của cán bộ địa phương còn hạn chế W8: Khó khăn trong việc phân chia lợi nhuận giữa nhà doanh nghiệp và nông dân
W9: Các nhà khoa học chưa thực sự là một mắt xích trong chuỗi liên kết.
W10: Sản phẩm nông nghiệp làm ra vẫn chịu ép giá của thương lái bên ngoài
hội còn nhiều hạn chế (trong xã còn nhiều người không biết chữ).
T2: Chưa có mô hình liên kết nào hoặc đã tham gia mô hình liên kết nhưng không mang lại hiệu quả.
T3: Chưa có kinh nghiệm tham gia liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
T4: Chưa có mối liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp với các nhà khoa học
T5: Người dân ít được tiếp xúc với các thông tin về thị trường
T6: Phong tục tập quán canh tác còn lạc hậu.
T7: Chưa có cơ sở chế biến nông sản tại địa bàn.
T8: Nhận thức sai về thị trường đối với chất lượng sản phẩm
Các giải pháp khi kết hợp các yếu tố
S1,S2,S5,S6,S7,S9 O3,O6,O5
UBND huyện, xã, kết hợp với các nhà khoa học, nghiên cứu các giống cây phù hợp với điều kiện tự nhên, đất đai, khí hậu, tập huấn cho người dân kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả, có thể lồng ghép vào các trương trình đang triển khai tại xã, và đi tham quan các mô hình trồng cây ăn quả trong và ngoài tỉnh.
Chính phủ, UBND tỉnh, sở công thương, sở nông nghiệp cần có các giải pháp thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh, vùng miền và xuất khẩu, thông qua các hình thức giới thiệu sản phẩm nông sản, các hội chợ hàng tiêu dùng…S1
S3,S5 T3,T4, Tận dụng tối đa sự hỗ trợ các chính sách của nhà nước về liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn, kết hợp với các nhà khoa học, trong chuyển giao kỹ thuật, cây giống, phân bón.
S3,S5, T2,T3,T4 Nhà nước, UBND tỉnh, huyện, kết hợp với các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu để giúp tìm ra mô hình liên kết phù hợp giữa người nông dân và các hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp tại địa bàn xã
S10, T7, UBND tỉnh, huyện, cùng với các doanh nghiệp, tiến hành khảo sát nghiên cứu vùng nguyên liệu, khả năng cung cấp sản phẩm hàng năm, nhằm xây dựng các cơ sở chế biến nông sản.
W1,W6,W7,O3,O4,O5,O6,O7,O8
UBND tỉnh, huyện kết hợp với các nhà khoa học, các trường dạy nghề nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổ chức tăng cường các khóa huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, sản xuất, và thị trường cho các hộ nông dân trong liên kết và các cán bộ chuyên môn của xã.
W3, W5 ,O5, UBND Huyện kết hợp với các nhà khoa học, các doanh nghiệp nông nghiệp về phân bón, tiến hành hợp tác nghiên cứucải tạo lại dinh dưỡng của đất đồng thời có các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi dình dưỡng của dất
W2, O6, O8 Tận dụng mọi chính sách hỗ trợ của nhà nước về vay vốn cho các hộ, và hỗ trợ đối với các hợp tác xã, doanh n ghiệp nông nghiệp khi đầu tư vào xã.
W8,W10,O9,O10 Nhà Nước, UBND tỉnh, huyện cần đưa ra các chính sách điều tiết lợi nhuận, lợi ích giữa người nông dân và doanh nghiệp trên cơ sở về giá cả và thị trường.
W2, W4 T1,T2, T4, T5
UBND tỉnh Sơn La doanh nghiệp nông nghiệp và các hợp tác xã cần tăng cường huy động vốn từ bản thân của các doanh nghiệp bên cạnh các nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi.
W6, W9 T5 T8
Nhà nước hỗ trợ cho các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu khoa học để cung cấp thông tin cho cả người sản xuất và doanh nghiệp về hoạt động thị trường của các thương nhân nước ngài
3.2.5. Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị long nhãn
* Các đối tượng tham gia liên kết bao gồm:
- Các hộ nông dân trong HTX: là tập hợp các hộ nông dân liên kết với nhau để sản xuất nông nghiệp. Trong mô hình này giữa các hộ nông dân có liên kết với nhau, tạo thành từng nhóm, những hộ này có thể giúp đỡ nhau trong sản xuất, cho mượn công lao động, công cụ…, có thể từ 5-7 nông hộ:
+ Tổ chức các hộ nông dân trong nhóm đi tập huấn kỹ thuật.
+ Đứng ra nhận vật tư từ các đối tượng khác và phân chia cho các hộ trong nhóm.
+ Làm việc với các ngân hàng hay tổ chức tín dụng về vấn đề vay vốn cho các nông hộ.
+ Các nông hộ ký hợp đồng trực tiếp với HTX, doanh nghiệp nông nghiệp. + Thu gom sản phẩm từ các hộ nông dân trong nhóm cho HTX hoặc Doanh nghiệp sơ chế, chế biến bảo quản nông sản.
- HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhãn chín muộn ở xã Chiềng Mung huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La:
+ Cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho trưởng nhóm nông dân.
+ Vận chuyển sản phẩm nông sản từ trưởng nhóm đến nơi sơ chế, chế biến nông sản.
+ Xây dựng và thiết kế quy trình sấy Long nhãn.
+ Tiến hành lựa chọn, sơ chế, và đưa nhãn đã xử lý vào lò sấy. + Đóng gói bao bì, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
+ Tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua các kênh tiêu thụ trực tiếp, gián tiếp.Kết hợp với UBND huyện, tỉnh, tham gia các hội chợ hàng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khác.
+ Thông qua các kênh bán hàng để dễ dàng tìm kiếm và mở rộng thị trường ra các tỉnh khác và xuất khẩu sang một số nước như Trung Quốc, thị trường EU.
+ Ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác, hợp đồng kinh tế với những siêu thị trong và ngoài tỉnh.
+Phối hợp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn ưu đãi với các hộ nông dân.
+Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX, DN nông nghiệp đầu tư vào xây dựng mô hình liên kết.
+ Tham gia các hội chợ thương mại hàng nông nghiệp của các tỉnh khác, nhằm giúp đỡ HTX quảng bá sản phẩm của mình.
+ Chỉ đạo các phòng ban có liên quan, trực tiếp cử cán bộ hỗ trợ HTX trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Đảm bảo an toàn, về tài sản, con người cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư.
+ Tuyên truyền vận động bà con nông dân thực hiện nếp sống nông thôn mới, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xóa bỏ hủ tục mê tín dị đoan.
+ Liên hệ và tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật, quản lý kinh tế cho người nông dân.
+ Cử cán bộ đi tập huấn các lớp nông, lâm nghiệp trong tỉnh để nâng cao trình độ cho cán bộ.
+ Cử cán bộ, phòng ban liên quan để giám sát trong quá trình liên kết, có vấn đề gì có thể giải quyết ngay.
+ Tạo cơ chế hành lang pháp lý thông thoáng, mời chào các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn.
+ Phối hợp với các tour du lịch các địa phương, các công ty du lịch. - UBND huyện, tỉnh:
+ Ban hành những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện. Phối hợp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn ưu đãi với các hộ nông dân.Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX, DN nông nghiệp đầu tư vào xây dựng mô hình liên kết.
+ Phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn, hỗ trợ phương án cho người dân vay vốn để đầu tư làm ăn với lãi suất ưu đãi.
+ Phân loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; rà soát mô hình, phương án hỗ trợ sản xuất; định hướng chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi... Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ phát triển kinh tế , an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững, các hoạt độn về văn hóa - xã hội.
+ Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng.
+ Sửa chữa lại toàn bộ hệ thống đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hóa từ bên ngoài vào địa bàn.
+ Phối hợp với các sở ban nghành trong tỉnh, liên kết với các tỉnh bạn, tổ chức hội chợ nông nghiệp giới thiệu sản phẩm nông sản.
+ Phối hợp các sở liên quan mở mô hình chỉ dẫn địa lý nhằm quảng bá sản phẩm, phát triển du lịch.
- Ngân hàng chính sách và các tổ chức tín dụng:
+ Phối hợp với UBND xã, huyện, tỉnh ban hành những chính sách vay vốn ưu đãi, hỗ trợ sản xuất cho hộ nông dân.
+ Giải ngân cho các hộ có đề nghị vay vốn trong xã.
+ Giảm thiểu thủ tục pháp lý để người dân nghèo có thể vay được vốn.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách đến tận cơ sở, tới từng đối tượng thụ hưởng, đồng thời tiếp nhận vốn từ Trung ương chuyển về địa phương.
+ Hỗ trợ vốn đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh đầu tư vào xã.
+ Tập trung nguồn vốn để cho vay trồng cây ăn quả hỗ trợ những nông dân cần vay vốn.
- Trung tâm khuyến nông, các nhà khoa học:
+ Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cho các hộ nông dân. + Nghiên cứu chất đất và tìm nguồn phân bón phù hợp với địa hình thổ nhưỡng tại địa phương.
+ Nghiên cứu các biện pháp tưới tiêu phù hợp với địa hình dốc và các biện pháp ngăn ngừa xói mòn rửa trôi dinh dưỡng của đất.
+ Nghiên cứu các thông tin về thị trường, giá cả sản phẩm để đưa ra các phương án tiêu thụ cho phù hợp.
+ Nghiên cứu và phát triển giống cây ăn quả mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã.
- Cửa hàng nông nghiệp, đại lý nông nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp:
+ Cung cấp và vận chuyển giống vật tư, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giao cho trưởng nhóm nông dân.
+ Tư vấn cho trưởng nhóm nông dân về cách sử dụng, thời gian sử dụng của các loại vật tư nông nghiệp.
* Các điều kiện để có thể thực hiện được mô hình liên kết ‘4 nhà’ tại xã Chiềng Mung huyện Mai Sơn.
+ Người nông dân phải là chủ thể chủ yếu của chuỗi liên kết phải đảm bảo điều kiện về diện tích, giống nhãn , cách chăm sóc theo quy trình của hợp tác xã.
+ Cần trang bị những kiến thức sản xuất, tiêu thụ, thị trường nông sản, cho những chủ thể chính trong liên kết.
+ Cần có các chính sách hỗ trợ người dân, cho vay vốn với lãi xuất thấp, thời gian trả lãi chậm của các ngân hàng.
+ Chính sách hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp, HTX có phương án sản xuất kinh doanh trong địa bàn xã.
+ Các chính sách hỗ trợ quảng bá sản phẩm của các HTX, DN nông nghiệp thông qua các hội chợ thương mại của các tỉnh và thành phố lớn.
+ UBND Huyện, xã thường xuyên tổ chức tập huấn giống mới, kỹ thuật trồng và chăm sóc cho người nông dân và HTX.
+ Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho người nông dân và HTX trong việc tập trung ruộng đất.
+ Tham quan các mô hình liên kết có hiệu quả ở trong tỉnh, hoặc các tỉnh ngoài.
3.2.6. Những ràng buộc trong liên kết
Các tác nhân trong sản xuất liên kết chuỗi giá trị long nhãn tại xã Chiềng Mung cần phải ký hợp đồng nhằm tạo ra các rằng buộc bắt buộc để đảm bảo lợi ích của các tác nhân tham gia như:
- Ràng buộc về thời gian: Cụ thể về thời gian sản xuất, cung ứng, thu mua, chế biến, bảo quản.
- Ràng buộc về số lượng:
Phần lớn các hợp đồng ký kết với người nông dân trong liên kết đều phải quy định rõ các chỉ tiêu về số lượng sản phẩm khi đến vụ thu hoạch, xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, sản lượng này sẽ tính bình quân trên một đơn vị diện tích. Trong hợp đồng cũng ghi rõ, sản phẩm nông sản các hộ sản xuất ra đủ tiêu chuẩn sẽ được hợp tác xã Nhãn chín muộn bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
- Ràng buộc về chất lượng.
Chất lượng sản phẩm giao nhận phải đúng như hợp đồng đã ký kết với HTX nhãn chín muộn.
- Ràng buộc về giá cả.
Trong hợp đồng phải thể hiện rõ mức giá hợp tác xã ký kết với người nông dân đôi bên cùng có lợi.
- Ràng buộc về phương thức giao nhận, thanh toán sản phẩm.
Yêu cầu nhằm đảm bảo về phương thức giao nhận sản phẩm đầu vào và đầu ra của các bên tham gia.
Quy định rõ thời điểm thanh toán, thanh toán theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Ràng buộc vi phạm hợp đồng ký kết.
Đây là điều khoản ràng buộc khi xảy ra khi một trong hai bên vi phạm điều khoản trong hợp đồng ký kết nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
- Ràng buộc xử lý rủi ro
Nhằm gắn trách nhiệm của các bên tham gia liên kết và làm cho hợp đồng có tính bền vững hiệu quả, thì trong hợp đồng sẽ nêu rõ nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa