Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 61 - 63)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

* Phương pháp được đề tài sử dụng trong thu thập các dữ liệu sơ cấp là phương pháp phỏng vấn điều tra.

có liên quan được tác giả nghiên cứu sử dụng trong bước phân tích sơ bộ giúp nắm được tổng quan về chuỗi sơ đồ chuỗi, xác định sơ bộ các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị lonh nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, cụ thể:

+ Phỏng vấn cán bộ chuyên ngành gồm: Cán bộ phòng NN&PTNT, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mai Sơn, Cán bộ khuyến nông, Lãnh đạo UBND xã Chiềng Mung ...

+ Doanh nghiệp, HTX và Các hộ nông dân được chọn mẫu, thương lái, người chế biến, người bán buôn và bán lẻ trên địa bàn huyện Mai Sơn.

(2) Phương pháp điều tra khảo sát

Tác giả thực hiện điều tra mẫu tại các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ gia đình có liên quan đến việc phát triển vùng nguyên liệu trồng nhãn và sản phẩm long nhãn có tính chất đại diện phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài; thông qua trao đổi trực tiếp, quan sát thực tế.

* Chọn địa điểm điều tra:

Phương pháp nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp, khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Tại địa bàn huyện Mai Sơn, cây nhãn được tập trung phát triển tại xã Chiềng Mung là chính và việc chế biến sản phẩm long nhãn và chuỗi giá trị long nhãn mới chỉ có tại địa phàn xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn. Để đảm bảo tính đại diện, cũng như độ tin cậy trong kết quả phân tích, tác giả chọn 04 bản tại xã Chiềng Mung (Bản Sang, Bản Cườm, Tiểu khu Nà Sản, Bản Hời).

* Chọn hộ điều tra: Trên cơ sở thực tiễn và các nguồn lực giới hạn do vậy tại 04 bản nghiên cứu tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 50 hộ để điều tra đại diện. Thông qua trao đổi với cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã, cán bộ khuyến nông của huyện, tác giả xác định cụ thể các hộ điều tra. Nội dung điều tra theo phiếu đã được thiết kế.

* Nội dung khảo sát: Phiếu phỏng vấn gồm 3 phần chủ yếu: Phần đầu giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn, yêu cầu phỏng vấn và cam kết nội dung thông tin cung cấp. Phần tiếp theo là các mục hỏi được sắp xếp phù hợp theo từng yếu tố, hình thức câu hỏi đóng. Phần cuối là những câu hỏi mở và thông tin cá nhân của

người được phỏng vấn. Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra.

* Tổ chức điều tra: Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w