4. Ý nghĩa của luận văn
1.3. Liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
1.3.1.Các khái niệm
Liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp là hình thức phối hợp, hợp tác thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau đề ra và thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất.
Ngành nông nghiệp đưa ra nguyên tắc liên kết là tự nguyện, bình đẳng, cùng chịu trách nhiệm, cùng có lợi và chia sẻ rủi ro. Và thông qua hợp đồng hợp tác, liên kết giữa các đối tác tham gia liên kết hoặc đề án, dự án hỗ trợ nhằm phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng, phát triển vùng nguyên liệu, cánh đồng lớn và chuỗi giá trị. Đây là chìa khóa để thực hiện mối liên kết ngày càng bền chặt, hiệu quả hơn.
Xét trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cách đây hơn 10 năm, Chính phủ đã yêu cầu chính quyền, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp phải gắn kết với nông dân trong quá trình sản xuất; đặc biệt là khyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kí kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người nông dân (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) thông qua Quyết định 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng chính phủ. Đây là chủ trương “liên kết bốn nhà” trong phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Liên kết “bốn nhà” thể hiện sự liên kết của các tác nhân có liên quan trong một quá trình nào đó. Trong nghiên cứu này “bốn nhà” bao gồm: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp (thương lái). Như vậy, “bốn nhà” trong cụm từ “liên kết bốn nhà” bao gồm: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước. “Liên kết bốn nhà” trong phát triển nông nghiệp là sự liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững; tiến tới nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, đủ sức bước vào thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới.