Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 63 - 64)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tổ thống kê: Trên cơ sở phiếu điều tra phân ra các nhóm mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ trồng nhãn, các hộ tham gia chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn. Từ đó là cơ sở để so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất giữa các hộ trồng nhãn thuần túy với các hộ trồng nhãn tham gia chuỗi giá trị long nhãn và rút ra những nhận xét và kết luận.

- Phương pháp so sánh: Để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trí sản phẩm long nhãn cần nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích SWOT: Để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập từ liên kết sản xuất chuỗi giá trị long nhãn, trên cơ sở đó tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu đối với doanh nghiệp, HTX và các hộ điều tra. Kết quả sẽ được dùng làm căn cứ để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng thu nhập cho các hộ sản xuất nhãn theo chuỗi giá trị sản phẩm long nhãn trên địa bàn nghiên cứu. Một trong các phương pháp được sử dụng nhiều để đánh giá những thuận lợi và khó khăn là phương pháp SWOT nhằm phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức của mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ cà phê chè.

Phương pháp SWOT được thực hiện qua các bước: Bước 1: liệt kê các mặt mạnh (S)

Bước 2: liệt kê các mặt yếu (W) Bước 3: liệt kê các cơ hội (O) Bước 4: liệt kê các nguy cơ (T)

Kết hợp S/O: sử dụng những điểm mạnh của mối liên kết nhằm khai thác những cơ hội.

Kết hợp S/T: sử dụng các mặt mạnh bên trong nhằm đối phó với những nguy cơ.

Kết hợp W/O: tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong.

Kết hợp W/T: cố gắng giảm thiểu những điểm yếu của mối liên kết nhằm tránh những nguy cơ.

2.3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứua) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 63 - 64)