Liên kết thông qua hợp đồng ở Thái Lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 40 - 41)

4. Ý nghĩa của luận văn

1.5.1.1. Liên kết thông qua hợp đồng ở Thái Lan

Sản xuất theo hợp đồng tiêu thụ nông sản là hình thức liên kết khá thành công trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan. Hình thức hợp đồng khá đa dạng và phần lớn xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp chế biến.

Phổ biến nhất là mô hình tập trung, giữa một bên là doanh nghiệp chế biến và một bên là các trang trại. Trong mô hình này người nông dân chủ yếu sản xuất gia công cho doanh nghiệp chế biến. Các doanh nghiệp chế biến đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, cung cấp đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật và kiểm soát chất lượng. Hình thức này được Tập đoàn Charoen Pokphand thực hiện đầu tiên ở Thái Lan vào đầu những năm 1970 thông qua các hợp đồng ký với nông dân để chăn nuôi gà gia công. Đây là hình thức thành công và được nhân rộng khắp Thái Lan. Đến cuối thập niên 1990, gần 100% hộ chăn nuôi gà ở Thái Lan đều sản xuất gia công cho các doanh nghiệp chế biến. Ngoài ra, Charoen Pokphand cũng triển khai nhiều hình thức khác nhưng đều thất bại như giữa thập niên 1980, được sự hỗ trợ của Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp, Charoen Pokphand ký hợp đồng nuôi tôm và sản xuất lúa nhưng đều thất bại do nông dân không chấp nhận giá cố định do Charoen Pokphand đưa ra. Ngoài ra, các tổ chức của chính phủ, các ngân hàng, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hỗ trợ tích cực việc thực hiện sản xuất theo hợp đồng, nên hình thức sản xuất theo hợp đồng đã lan tỏa sang nhiều sản phẩm khác như mía đường, rau quả. Hiện nay, sản xuất rau an toàn theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) để xuất khẩu sang Hà Lan và Nhật Bản đều dưới hình thức sản xuất theo hợp đồng.

Mô hình trang trại hạt nhân cũng được nhiều doanh nghiệp kinh doanh trang trại ở Thái Lan thực hiện như Công ty CP trong sản xuất giống lúa và bắp, công ty Euro Asian Seeds, công ty Saha Farm… Năm 1995, Frito-Lay mua lại Công ty TNHH Trang trại NS (NS Farm) của Tập đoàn United Foods ở San Sai. Họ tiếp nhận các nhóm nông dân của NS Farm và thành lập thêm nhóm nông dân khác để thực hiện sản xuất theo hợp đồng theo mô hình trang trại hạt nhân.

Hợp đồng miệng giữa nông dân và người mua gom, hợp tác xã và doanh nghiệp ở địa phương cũng khá phổ biến ở Thái Lan. Đây là mô hình phi chính thức. Nông dân trồng rau, hoa ở Đông Bắc Thái Lan chủ yếu dựa trên thỏa thuận miệng với người mua để thực hiện sản xuất.

Đối với mô hình trung gian, hai công ty chế biến rau quả ở Miền Bắc Thái Lan ký hợp đồng trực tiếp với người mua gom và mỗi người mua gom chịu trách nhiệm giám sát 200-250 nông dân và được hưởng hoa hồng.

Để phát triển hình thức sản xuất theo hợp đồng, mô hình đa chủ thể cũng được khuyến khích. Năm 1999, Cục Nội thương đã ban hành quy định về các điều khoản trong thỏa thuận sản xuất theo hợp đồng nhằm đảm bảo công bằng cho các bên. Có nhiều tổ chức của nhà nước đã tham gia vào xúc tiến việc sản xuất theo hợp đồng như Ủy ban Đầu tư, Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia,… Trong đó, hai tổ chức hỗ trợ phát triển mạnh sản xuất theo hợp đồng là Cục khuyến nông thuộc Bộ Nông nghiệp & hợp tác xã và Ngân hàng Nông nghiệp & hợp tác xã thuộc Bộ Tài chính.

Theo kinh nghiệm của Thái Lan, sản xuất theo hợp đồng với mô hình tập trung và mô hình trang trại hạt nhân chỉ thực hiện đối với sản phẩm có yêu cầu về chất lượng cao và sản phẩm có tính độc quyền của người mua. Mô hình phi chính thức, mô hình đa chủ thể và mô hình trung gian là những mô hình phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp phân tán, lạc hậu; việc kinh doanh những sản phẩm này không có tính chuyên biệt hóa. Đối với hình thức đa chủ thể, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, phối hợp, tín dụng và khuyến nông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w