Tình hình lao động tại các bản được điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 67 - 69)

Chỉ tiêu Tuổi lao động Công việc chiếm nhiều thời gian nhất Tính ổn định của công việc Địa điểm làm việc

Nguồn: Kết quả khảo sát – năm 2020

Qua điều tra 200 hộ trên địa bàn xã Chiềng Mung thấy rằng trên địa bàn chủ yếu các hộ được điều tra trồng nhãn là người dân tộc Thái chiếm 77.5% còn lại là người dân tộc Kinh chiếm 22.5%. Tổng số lao động điều tra là 557 lao động, số người trong độ tuổi lao động là 466 người chiếm 84%, số người ngoài độ tuổi lao động là 91 người chiếm 16% điều này cho thấy một lực lượng lao động rất trẻ dồi dào, với lực lượng lao động trẻ này rất nhanh nhạy với thị trường, thích nghi nhanh với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhanh nhẹn thay đổi xu hướng canh tác cũ, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, áp dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, bảo vệ cây nhãn, làm tăng năng suất chất lượng của cây.

trong lĩnh vực nông nghiệp ở trong và ngoài xã chiếm tỷ lệ 26.5%. Dân số ngoài độ tuổi lao động cũng tham gia lao động rất tích cực như bóc long nhãn thuê, chặt mía…giúp tăng thu nhập hộ gia đình.

Hàng năm cứ đến vụ Nhãn, HTX Nhãn chín muộn tạo công ăn việc làm cho 20- 30 phụ nữ và trẻ em cùng tham gia vào nghề bóc long nhãn. Tuy chỉ là nghề thời vụ, kéo dài trong khoảng một tháng trong mùa hè nhưng thu nhập mang lại cũng khá. Nghề bóc long nhãn không có gì khó, chỉ cần kiên trì, chịu khó nên ai cũng có thể tham gia. 1kg nhãn quả tươi bóc ra thành long thì tiền công là 3.500 - 4.000 đồng/kg. Một người có thể bóc được từ 50 đến 60 kg quả tươi/ngày, bình quân mỗi người bóc long thu nhập từ 100.000 đến hơn 200.000 đồng/ngày.

Điều này cho thấy với tình hình lao động địa phương như trên tác động không nhỏ đến tăng thu nhập hộ gia đình, trên đại bàn xã chỉ còn rất ít hộ nghèo và cận nghèo. Đa số các hộ có kinh tế từ khá trở lên và phát triển bền vững trên đất nhà, mức thu nhập trung bình 470 triệu/hộ/năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 67 - 69)