Thực trạng chuỗi giá trị long nhãn tại huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 80 - 82)

4. Ý nghĩa của luận văn

3.2.3.1.Thực trạng chuỗi giá trị long nhãn tại huyện Mai Sơn

Mô hình chuỗi giá trị long nhãn được UBND huyện Mai Sơn phê duyệt từ năm 2018, với các các nội dung sau:

- Quy mô: 35 ha, 10 hộ gia đình tham gia; - Địa điểm thực hiện: Xã Chiềng Mung;

- Tổng vốn đầu tư 2.929 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 340 triệu đồng; nhân dân và doanh nghiệp đóng góp: 2.589 triệu đồng.

HTX dịch vụ Nhãn chín muộn (tiểu khu Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn) là một trong những HTX đi đầu trong sản xuất, thu mua, chế biến nhãn. Nhận

thấy độ đường cao vượt trội của quả nhãn tươi trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Phòng, Giám đốc, cùng các thành viên HTX đã quyết định đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất long nhãn, nhằm đưa tới cho người tiêu dùng một sản phẩm long nhãn chất lượng, thơm ngon, giàu dưỡng chất nhất và từng bước tìm hướng đi cho sản phẩm này.

Hình thức liên kết: HTX dịch vụ nhãn chín thỏa thuận ký hợp đồng với các hộ gia đình trồng nhãn tại địa bàn và cam kết bao tiêu sản phẩm với mức giá sàn là 12.000đ/kg; đầu tư 30% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất; cam kết thu mua sản phẩm bằng mức giá sàn và thỏa thuận khi giá cả thị trường cao hơn giá sàn. Người dân đầu tư 70% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tuân thủ quy trình kỹ thuật cam kết bán cho HTX và thỏa thuận khi giá thị trường cao hơn giá sàn.

Nhãn quả được hợp tác xã thu mua, phân loại sau đó được bảo quản tại kho của hợp tác xã và được sơ chế, chế biên thành sản phẩm long nhãn; sản phẩm long nhãn đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc, đóng gói bảo quản tại kho của HTX và thông qua các hợp đồng phân phối với các nhà phân phối đến với người tiêu dùng và xuất khẩu đi các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc …giá xuất kho long nhãn tại HTX giao động từ 280.000 - 320.000 đồng/kg.

Chi phí sản xuất 1 kg long nhãn: Chỉ tiêu

Chi phí mua quả nhãn tươi Chi phí nhân công

Chi phí vật liệu

Chi phí bảo quản, khấu hao tài sản

Tổng chi phí/1kg long nhãn

Như vậy, lợi nhuận trung bình sau khi trừ chi phí của 1 kg long nhãn từ 60.000 – 100.000 đồng/kg. Với việc sản xuất long nhãn đã mang lại giá trị tăng thêm cho 1 kg nhãn tươi từ 6.000 – 10.000 đồng/kg.

Long nhãn sấy khô Nguyễn Phòng là sản phẩm chất lượng cao, được sản xuất theo công nghệ lò sấy hơi ép nhiệt kín. Tất cả đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy

trình kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng sản phẩm luôn được cơ sở đặt lên hàng đầu, từ khâu lựa chọn nguyên liệu chế biến tới các khâu như: chăm sóc quả – thu hái – rửa quả – bóc vỏ – sấy khô – bảo quản – đóng hộp đều được giám sát chặt chẽ, hệ thống chế biến luôn sạch sẽ để sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Thành phần của Long nhãn sấy khô Nguyễn Phòng là 100% cùi nhãn quả tươi sấy khô, không thêm bất cứ thành phần, phụ gia nào khác, vì vậy các dưỡng chất được giữ nguyên, người dùng sẽ an tâm hơn khi sử dụng.

Trong Đông y, long nhãn có tác dụng bổ tâm tỳ, an thần, lợi khí, dưỡng huyết; chủ trị suy giảm trí nhớ, chữa hay quên, rối loạn giấc ngủ, lo âu, thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, kéo dài tuổi thọ. Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, các thành phần trong long nhãn cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Vitamin C giúp chống cảm cúm, cải thiện hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch; thành phần chất đồng được tìm thấy trong long nhãn giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh; hoạt chất Riboflavin có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về mắt, đặc biệt là căn bệnh đục thủy tinh thể. Ngoài ra, với thành phần vitamin A, C dồi dào cùng nhiều khoáng chất thiết yếu, long nhãn còn có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da.

Hiện sản phẩm Long nhãn sấy khô Nguyễn Phòng được chọn là sản phẩm OCOP ba sao của huyện Mai Sơn. Sản phẩm đã và đang được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. HTX dịch vụ Nhãn chín muộn luôn phấn đấu để đưa sản phẩm long nhãn sấy khô trở thành thương hiệu long nhãn số một tại Sơn La, từng bước đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tại thời điểm nghiên cứu, HTX dịch vụ nhãn chín muộn đã liên kết được với 190 hộ dân với diện tích 230 ha, phạm vi liên kết đã được mở rộng ra các xã khác như Hát Lót, Cò Nòi và hàng năm bao tiêu được từ 1.200 – 1.600 tấn nhãn tươi. Hàng năm sản xuất và cung cấp cho các nhà phân phối từ 120 – 160 tấn long nhãn. Mang về giá trị gia tăng cho quả nhãn tươi từ trên 7.000,0 triệu đồng. Giải quyết việc làm cho trên 70 lao động (lao động thời vụ trung bình 4 tháng/năm) với mức thu nhập trung bình từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 80 - 82)