Nhận diện và phân tích câu sai ngữ pháp trên báo in
2.1.4. Dấu câu và câu sai ngữ pháp
Các tác giả của cuốn Ngữ pháp tiếng Việt đã viễt: “Dấu câu l¯ phương
tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp…..
…..Có tr-ờng hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa” [37, tr.263].
Tác giả Nguyễn Đức Dân, trong cuốn Giáo trình tiếng Việt thực hành viết: “Dấu câu l¯ mốt công cũ ngừ ph²p đề diển đ³t rỏ r¯ng mốt văn b°n viễt. Dợng không đủng dấu câu sẻ dẫn tỡi nhừng câu sai, nhừng câu mơ họ” [11, tr.62].
Chúng tôi tiếp thu quan điểm của các tác giả trên cho rằng việc sử dụng sai dấu câu trong nhiều tr-ờng hợp sẽ dẫn đến câu sai ngữ pháp. Vì vậy, trong phần d-ới đây, chúng tơi trình bày một số quy -ớc về việc dùng dấu câu (một số dấu câu đ-ợc sử dụng th-ờng xuyên nhất trên báo in nh- dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm). Đó chính là cơ sở để chúng tơi nhận diện và phân tích các câu sai ngữ pháp có ngun nhân do ng-ời viết sử dụng sai dấu câu.
1. Dấu chấm
Khi kết thúc một câu có cấu trúc t-ờng thuật, bắt buộc phải dùng dấu chấm (mà không thể dùng một dấu nào khác) nếu câu t-ờng thuật này đ-ợc dùng với mục đích miêu tả, t-ờng thuật [7, tr.66].
2. Dấu phẩy
Dấu phẩy dùng để phân ranh giới giữa thành phần nòng cốt (tức là thành phần chủ – vị) với những thành phần khác. Bắt buộc dùng dấu phẩy khi những thành phần này đứng xen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
Bắt buộc dùng dấu phẩy:
- khi thành phần trạng ngữ đứng xen giữa chủ ngữ và vị ngữ (VD:
Chúng tôi, ngày mai, đi Vũng Tàu).
- để phân cách thành phần nhấn mạnh với thành phần còn lại (VD:
Con, con là Hoa đây).
- để phân cách thành phần hơ gọi với thành phần cịn lại (VD: Ba ơi,
mẹ gọi ba ạ!)
- để phân cách thành phần dùng để giải thích với thành phần đ-ợc giải
thích (VD: Cơ Oanh, cơ giáo dạy tơi hồi lớp một, vừa đến chơi).
- Bắt buộc dùng dấu phẩy để phân ranh giới giữa những thành phần
đồng chức năng:
- đồng bổ ngữ (VD: Xí nghiệp này cần tuyển một kỹ s-, hai nhân viên vi tính và 15 cơng nhân).
- những vế câu đồng chức năng
- những thành phần liệt kê (VD: Những bạn sau đây sẽ vào đội tuyển
của tr-ờng: Tuấn, Hùng, Bình và Hải).
Có thể dùng dấu phẩy nh-ng khơng bắt buộc để phân cách chủ ngữ và vị ngữ; phân cách các vế của một câu; phân cách với trạng ngữ; nhằm diễn đạt rõ ràng khi gặp những câu dài; nhằm diễn đạt rõ ràng khi gặp những câu mơ hồ; nhằm mục đích tu từ [7, tr.70 - 73].
3. Dấu hai chấm
Dấu hai chấm đ-ợc dùng trong hai tr-ờng hợp:
- Phần đứng sau dấu hai chấm dùng để thuyết minh, chú giải cho phần
đứng tr-ớc nó.
- Dấu hai chấm đứng tr-ớc bộ phận liệt kê [7, tr.73].