1.6 .HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬNLỜI KHEN
1.6.1 .Một số vấn đề về hành vi ngôn ngữ
1.6.1.2. Hành vi ngôn ngữ ở lời gián tiếp
Trong giao tiếp, hành vi ngôn ngữ gián tiếp có vai trò hết sức quan trọng. Để diễn đạt một điều gì đó, ngƣời ta không phải lúc nào cũng có thể nói ra một cách tƣờng minh, trực tiếp mà có những trƣờng hợp phải dùng lối nói gián tiếp mới đem lại hiệu quả nhƣ ý muốn. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là kiểu hành vi ngôn ngữ có hình thức diễn đạt và mục đắch diễn đạt không phù hợp với nhau. Nói cách khác, đây là kiểu hành vi ngôn ngữ mà khi nói ngƣời ta sử dụng hành vi ngôn ngữ này nhƣng lại nhằm đạt đƣợc hiệu quả ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác. Vì thế mà hành vi ngôn ngữ gián tiếp chắnh là một trong những cơ chế tạo ý nghĩa hàm ẩn cho lời nói. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp hợp lắ sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cao trong giao tiếp.
Mối quan hệ giữa gián tiếp và trực tiếp có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: ỘKhi nào có một quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có một quan hệ trực tiếpỢ ỘMột hành vi ở lời đƣợc thực hiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành vi ở lời khác sẽ đƣợc gọi là hành vi gián tiếpỢ [Searle, Gordon & Lakoff, dẫn theo 39].
Vắ dụ, Lan (nữ sinh viên) đến trƣờng với một chiếc váy mới và nhận đƣợc lời khen từ các bạn:
(1)Hằng: Cậu mua chiếc váy ở đâu mà đẹp thế!
(2)Chi: Nhìn cậu hôm nay cứ như hoa hậu ý!
(3)Bách: Trời ơi! Tắ nữa là mình không nhận ra cậu đấy Lan ạ!
Nhìn vào ba phát ngôn trên ta thấy, cả ba phát ngôn đều là lời khen: ở (1) ẩn sau lời khen về chiếc váy đẹp là muốn biết chiếc váy mua ở hàng nào; ở (2), mƣợn hình ảnh của hoa hậu để khen; ở (3), khen bằng cách thốt lên sự ngạc nhiên với cách
so sánh ngầm ỘcậuỢ trƣớc và sau khi mặc chiếc váy mới. Rõ ràng ở đây, ngƣời khen đã sử dụng hành vi ở lời này nhƣng lại nhằm làm cho ngƣời nghe suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác. Ta hãy quan sát cách tiếp nhận lời khen của Lan.
- [Khen] Hằng: Cậu mua chiếc váy ở đâu mà đẹp thế!
[Hồi đáp] Lan: Hàng xách tay ở bên Pháp đấy!
- [Khen] Chi: Nhìn cậu hôm nay cứ như hoa hậu ý!
[Hồi đáp] Lan: Mình đang cố gắng để được một phần của cậu đấy!
- [Khen] Bách: Trời ơi! Tắ nữa là mình không nhận ra cậu đấy Lan ạ!
[Hồi đáp] Lan: Nếu không thế thì các cậu có mà tránh xa mình à!
Nhìn vào cách hồi đáp của Lan, ta nhận thấy, các cách hồi đáp là khác nhau với lời khen trực tiếp (1) và lời khen gián tiếp (2) và (3) nhƣng các cách hồi đáp trên đều thỏa mãn giao tiếp cho cả ba ngƣời. Lắ do là vì, hội thoại không phải là một chuỗi các phát ngôn kế tiếp mà là một ma trận của các phát ngôn, các hành động gắn bó với nhau trong một mạng những hiểu biết và phản ứng [10]. Chắnh vì vậy, khi lý giải hành vi gián tiếp ta cần chú ý những điểm sau:
- Thứ nhất: Chú ý tới ngữ cảnh (vì hành vi ngôn ngữ lệ thuộc lớn vào ngữ cảnh).
- Thứ hai: Chú ý tới quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần của nội dung mệnh đề trong biểu thức ngữ vi trực tiếp với ngữ cảnh.
- Thứ 3: Một phát ngôn trực tiếp có thể thể hiện một số hành vi gián tiếp
- Thứ 4: Hành vi gián tiếp chịu tác động của hàng loạt các nhân tố nhƣ phƣơng châm hội thoại, phép lập luận, quy tắc hội thoạiẦ
Tất cả những lý do trên mà tắnh hàm ẩn và sự suy ra từ hành vi gián tiếp có thể gây ra tắnh mơ hồ về lời nói.